Lao động trong độ tuổi lao động từ bao nhiêu năm 2024

Tên chỉ tiêu: Lực lượng lao động và một số chỉ tiêu liên quan

Lực lượng lao động [hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại] bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm [đang làm việc] và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu [7 ngày trước thời điểm quan sát]. Có một số chỉ tiêu được dùng để đo lực lượng lao động [mức độ tham gia hoạt động kinh tế] như sau: 9.1 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô [tỷ lệ hoạt động thô] Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô [tỷ lệ hoạt động thô] là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng số phần trăm những người hoạt động kinh tế [lực lượng lao động] chiếm trong tổng dân số, tỷ lệ này bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc tuổi của dân số. 9.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung [tỷ lệ hoạt động chung] Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung [tỷ lệ hoạt động chung] là trường hợp đặc biệt của “Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô” khi chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động. Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì cả mẫu số và tử số của tỷ lệ trên được giới hạn bởi dân số từ 15 tuổi trở lên. Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao. 9.3 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động [tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động] Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động [tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động] là số phần trăm những người trong độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy Định "tuổi lao động" bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ [theo khái niệm "tuổi tròn"]. Số còn lại là "ngoài tuổi lao động". 9.4 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động [tỷ lệ hoạt động kinh tế] đặc trưng theo giới tính Cả ba số đo về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế [tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung và tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động] thường tính tách riêng cho nam và nữ. Khi đó, các tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động [tỷ lệ hoạt động kinh tế] đặc trưng theo giới tính. 9.5 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi [tỷ lệ hoạt động kinh tế đặc trưng theo tuổi] Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi [tỷ lệ hoạt động kinh tế đặc trưng theo tuổi] là tỷ lệ hoạt động tính cho một độ/nhóm tuổi xác định. Tỷ lệ này có thể tính cho chung cả hai giới và nam, nữ riêng.

Độ tuổi lao động là một trong những căn cứ quan trọng để xác định người lao động có đủ điều kiện ký hợp đồng hay không. Vậy theo quy định hiện nay, độ tuổi lao động ở Việt Nam là bao nhiêu?

1. Giới hạn độ tuổi lao động ở Việt Nam là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận. Người này được trả lương nhưng đồng thời phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Về độ tuổi lao động, khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Trong đó, độ tuổi lao động tối thiểu của hầu hết các ngành nghề, công việc là 15 tuổi. Với một số ngành nghề, công việc nhẹ nhàng thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi [theo khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019].

Riêng công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động dưới 13 tuổi và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý cho phép tuyển dụng thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi để thực hiện các công việc kể trên [theo khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019].

Bộ luật Lao động năm 2019 hiện chỉ giới hạn độ tuổi lao động tối thiểu như trên chứ không giới hạn độ tuổi tối đa. Do đó, nếu người lao động còn đủ sức khỏe để thực hiện công việc, đồng thời người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng thì các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

2. Sử dụng lao động chưa thành niên phải chú ý gì?

Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:

* Về công việc theo thỏa thuận:

- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

- Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

* Ký hợp đồng lao động:

- Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

- Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.

* Điều kiện làm việc:

- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

- Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc [phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc] và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.

Xem thêm: 5 điều cần biết khi sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi

3. Tuyển dụng lao động cao tuổi phải lưu tâm điều gì?

Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu.

Căn cứ mục 2 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi thuê lao động cao tuổi, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý những quy định sau:

- Người lao động có quyền thỏa thuận để rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

- Các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn chứ không bắt buộc ký hợp đồng không xác định thời hạn.

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang hưởng lương hưu mà đi làm. Thay vào đó, trả thêm cho người lao động số tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động vào mỗi kỳ trả lương,

- Không được thuê lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi nếu không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Độ tuổi lao động của người lao động là bao nhiêu?

Độ tuổi lao động năm 2024 Theo Bộ luật lao động 2019, độ tuổi lao động của nam là từ 15 tuổi đến đủ 61 tuổi; độ tuổi lao động của nữ là từ 15 tuổi đến đủ 56 tuổi 04 tháng.

Độ tuổi thấp nhất để tham gia hợp đồng lao động là bao nhiêu?

Như vậy, độ tuổi thấp nhất tham gia hợp đồng lao động là 15 tuổi. Tuy nhiên đối với một số công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì người lao động có thể từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Tiền lương của người lao động được trả như thế nào?

Tiền lương của người lao động được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Hợp đồng lao động bằng văn bản có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Chủ Đề