Lễ hội đua voi diễn ra vào ngày nào năm 2024

Thủ phủ cà phê đón du khách bằng không khí dịu nhẹ, trong buổi nắng mai trong lành bên mặt hồ Lak đầy sương.

Từ ngày 12-14/3, đến buôn Đôn [Đăk Lăk], bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội đua voi cùng những tập tục văn hóa độc đáo của Tây Nguyên.

Đến với Tây Nguyên Tận Hưởng Những Trải Nghiệm Khó Quên

Di chuyển

Ảnh: Vietnamworldheritages.

Đăk Lăk cách TP HCM 350 km, cách Hà Nội 1.410 km. Có hai phương tiện đến Đăk Lăk là đường bộ và máy bay [sân bay Buôn Mê Thuột].

Bạn có thể mua vé xe đi Đăk Lăk ở các bến xe hay mua vé máy bay ở các đại lý. Nên tham khảo giá, thời gian xuất bến/bay, khoảng cách, phương tiện từ sân bay đến khách sạn.

Nếu đi cá nhân, từ TP HCM - Đăk Lăk theo QL 14, qua Bình Dương, Bình Phước, Đăk Nông. Điểm xuất phát thường được chọn cho cung đường này là hướng cầu Bình Triệu.

Ở đâu

Bạn có thể thuê phòng ở các khách sạn trung tâm thành phố, đăng ký homestay tại buôn Đôn [sẽ có tình trạng cháy phòng vào dịp lễ hội], hay cắm trại.

Các hoạt động của hội đua voi

Hội đua voi diễn ra từ ngày 12-14/3, với 15-18 con. Đây là lễ hội nhằm tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân Tây Nguyên.

Nội dung lễ hội gồm: lễ cúng bến Nước; lễ ăn trâu mừng mùa [Lễ đâm trâu]; lễ hội văn hoá các dân tộc huyện Buôn Đôn; thi voi đá bóng; thi voi chạy; thi voi bơi; lễ tắm và cúng sức khỏe cho voi sau khi kết thúc các hoạt động tại lễ hội...

Theo chương trình từ Sở Đăk Lăk, các hoạt động có sự tham gia của voi diễn ra xuyên suốt trong ngày 13/3. Hai ngày còn lại là ngày khai mạc cùng những lễ hội truyền thống của buôn làng Tây Nguyên như lễ cúng bến nước, lễ cúng cơm mới, lễ đâm trâu…

Đặc sản

Cơm lam, một trong những đặc sản bạn không nên bỏ qua khi đến Tây Nguyên. Ảnh:SBS.

Các món bạn nên thưởng thức tại chỗ gồm cơm lam, cá suối, rau rừng, thịt rừng [nuôi], chanh dây, ớt sim, bắp bò khô, nai tẩm, hạt điều sống, hạt điều rang muối, nem chua tiêu ớt tỏi.

Các món mua về làm quà cho người thân và bạn bè gồm mật ong rừng, rượu Amakông, rượu cần Y Miên và cà phê.

Mang gì khi đến Đăk Lăk?

Bất kỳ trang phục gì bạn thích. Song nếu cảm thấy sẽ phải di chuyển nhiều, bạn nên chuẩn bị dép hay sandal bệt.

Mang những vật dụng cá nhân cần thiết để bảo vệ bạn khỏi nắng và côn trùng.

Mang theo áo ấm để chống lạnh, mũ nón để chống nắng.

Nếu có ý định cắm trại, bạn cần chuẩn bị lều. Lưu ý liên lạc với chính quyền địa phương nếu muốn cắm trại.

Khi nhắc đến Tây Nguyên, chúng ta nghĩ ngay đến vùng đất tràn ngập nắng gió, những cánh đồng cà phê bát ngát, những đồi dốc uốn lượn và những chú voi khổng lồ mà chúng ta chỉ thường thấy trong sở thú hoặc trên màn hình. Vào mùa xuân, Tây Nguyên tỏa sáng với vẻ đẹp của những bông hoa rực rỡ, hương thơm ngọt ngào của cà phê, và đặc biệt là âm thanh sôi động của lễ hội truyền thống. Với người dân Tây Nguyên, voi không chỉ là loài vật quý, mà còn là người bạn đồng hành, thành viên thân thiết trong gia đình. Việc thuần hóa voi không chỉ để chúng làm việc, mà còn để chúng hòa mình với cuộc sống bản địa, trở nên thân thiện với con người. Tháng 3 âm lịch là thời điểm lễ hội đua voi Tây Nguyên 2020 diễn ra, với nhiều sự kiện hấp dẫn, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và du lịch độc đáo của cao nguyên này.

Lễ hội đua voi Tây Nguyên là một ngày hội truyền thống quan trọng tại đây. Ảnh: ST

Hội đua voi Tây Nguyên tổ chức vào tháng mấy

Lễ hội đua voi Tây Nguyên thường được tổ chức hai năm một lần, là dịp tôn vinh trí tuệ, sức mạnh và khéo léo của những người chăm sóc voi M’Nông. Lễ hội thường diễn ra tại Buôn Đôn, Đắk Lắk – thủ phủ của loài voi. Tháng 3 cũng là lúc các vụ mùa đã kết thúc, người dân có thời gian nghỉ ngơi, sẵn sàng cho vụ mùa mới, nên tổ chức lễ hội là dịp mừng rộn ràng, cầu bình an cho mùa mới mang lại may mắn và mùa màng bội thu. Thời tiết mát mẻ, không mưa, nắng nhẹ vào tháng 3 là lựa chọn tốt cho du lịch, đặc biệt là cho du khách.

Xem thêm: Hướng dẫn du lịch Đắk Lắk từ A đến Z

Tháng 3 ở Tây Nguyên có khí hậu dễ chịu, giao thông thuận tiện, là thời điểm lý tưởng để khám phá vùng đất này. Ảnh ST

Đặc sắc của lễ hội đua voi

Chú voi tham gia lễ hội đua voi là những chú voi khỏe mạnh, linh hoạt và thông minh. Mỗi mùa lễ hội chỉ có khoảng 20 – 30 chú voi tham gia thi đấu, nên công tác chăm sóc và chuẩn bị của những người huấn luyện phải cẩn thận và tốn nhiều thời gian. Gần ngày thi đấu, chúng được nghỉ ngơi, tắm rửa, ăn cỏ xanh hoặc mía ngọt, và huấn luyện để chuẩn bị cho lễ hội. Các hoạt động trong lễ hội đua voi ở Buôn Đôn bao gồm: lễ cúng Nước, lễ cúng sức khỏe cho voi, lễ ăn trâu mừng mùa [Lễ Đâm Trâu], lễ hội văn hoá các dân tộc huyện Buôn Đôn, thi Voi đá bóng, thi Voi chạy, thi Voi bơi, lễ cúng lúa mới [Lễ mừng mùa], lễ tắm Voi sau khi kết thúc các hoạt động của Voi tại Lễ hội.

Lễ cúng sức khỏe cho voi trước khi thi đấu. Ảnh ST

Ngày thi đấu, chú voi sẽ được già làng thực hiện lễ cúng sức khỏe với lễ vật bao gồm ba chén rượu cần, một con heo và một bầu nước. Sau lễ cúng, mọi người sẽ cùng nhau ca hát, nhảy múa trong âm nhạc của cồng chiêng, tạo nên không khí sôi động để bắt đầu lễ hội đua voi.

Địa điểm tổ chức ngày hội đua voi ở Tây Nguyên phải là một bãi đất rộng khoảng 400 – 500m, chiều rộng vài chục mét để chứa 5-10 con voi. Mỗi chú voi có 2 người quản lý, mặc trang phục truyền thống và điều khiển voi tham gia lễ hội. Chúng sẽ xếp hàng ngang, quỳ phục trước vạch xuất phát khi chuẩn bị thi đấu. Sau lệnh xuất phát, chú voi sẽ nhanh chóng chạy về đích, tạo nên không khí náo nhiệt và hân hoan.

Những chú voi đang tăng tốc quyết liệt để chiến đấu cho chức vô địch. Ảnh ST

Không chỉ thể hiện sức mạnh trên đường thẳng, chú voi còn phải thể hiện sự linh hoạt khi vượt qua đồng đội trên đường dốc và bơi qua những con sông lớn. Người huấn luyện phải thể hiện sự tinh thông và tài năng của mình trong việc hướng dẫn voi đua về đích. Người điều khiển trước có vai trò quan trọng trong việc điều hướng chú voi bằng cách gõ vào tai phải hoặc tai trái. Người ngồi sau sử dụng búa gỗ để đốc thúc voi tăng tốc, đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa cả hai để đạt được kết quả tốt nhất. Phần thưởng cho chú voi chiến thắng là những bó mía ngọt và những nải chuối chín mọng.

Voi tham gia đá bóng, một hình ảnh độc đáo tại lễ hội đua voi Tây Nguyên. Ảnh ST

Ngoài chạy đua, chú voi còn tham gia các hoạt động như đá bóng và chở khách du lịch tham quan. Trong không khí sôi động của lễ hội, chú voi và người tham gia trở nên hào hứng và vui mừng. Lễ hội độc đáo này thu hút hàng ngàn du khách cả trong và ngoài nước đến Buôn Đôn mỗi khi diễn ra.

Nhiều sự kiện thú vị khác diễn ra trong khuôn khổ lễ hội đua voi Tây Nguyên

Sau khi kết thúc lễ hội đua voi, du khách có thể thư giãn tại Bản Đôn, thưởng thức đặc sản Tây Nguyên như gà nướng, cá lăng, gỏi cá, măng nướng xào vếch bò, rượu cần vv. Tháng 3 cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đâm trâu, là nơi thuận lợi cho những người yêu thích những trải nghiệm mới lạ. Bạn có thể tham gia các hoạt động hàng ngày, hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương để hiểu rõ hơn về văn hóa sinh hoạt tại đây.

Tham gia lễ hội công chiêng đặc sắc và ấn tượng sau lễ hội. Ảnh ST

Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên như thác Dray Nur hùng vĩ ở Buôn Mê Thuật, Vườn quốc gia Yok Đôn, và khu du lịch sinh thái Măng Đen. Chắc chắn, chuyến đi này sẽ mang lại những ấn tượng tuyệt vời khó quên.

Theo thông tin mới cập nhật, mô hình du lịch cưỡi voi tại Bản Đôn, Đắk Lắk đã chấm dứt.

Những gợi ý về các khách sạn tốt tại Đắk Lắk

Khám phá vùng Tây Nguyên hùng vĩ không phải trong một vài ngày, nên nếu có thời gian, bạn nên dành chuyến du lịch dài để tận hưởng trọn vẹn. Du lịch ở Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Mê Thuột, vẫn đang phát triển, vì vậy hãy chọn những khách sạn lớn, uy tín để có sự hỗ trợ và hướng dẫn tốt nhất về đi lại và thăm thú trong những ngày du lịch tại đây. Dưới đây là một số khách sạn lớn mà bạn có thể xem xét khi tham gia lễ hội đua voi tại Buôn Đôn:

Hoặc xem thêm về nhiều khách sạn tại Buôn Ma Thuột trên Vntrip, nơi luôn có nhiều ưu đãi hấp dẫn đang đợi bạn, từ giá cả đến dịch vụ.

Hội đua voi Tây Nguyên không chỉ mang đến niềm vui và hứng khởi ngay trong hiện tại, mà còn nhiều ý nghĩa tích cực về tương lai. Nó là điều hằng mong đợi, một kỳ vọng cho một cuộc sống no ấm, hạnh phúc và tràn đầy hy vọng cho tất cả mọi người. Hãy đồng hành cùng cẩm nang du lịch Việt Nam trên Vntrip để khám phá những trải nghiệm độc đáo và thú vị nhất trên khắp đất nước của chúng ta!

Lễ hội cồng chiêng được diễn ra khi nào?

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm, tuy nhiên không có thời gian cố định. Mỗi năm, lễ hội lại được tổ chức vào thời điểm khác nhau và luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk. Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai.

Lễ hội đua voi thường diễn ra ở đâu?

Lễ hội đua Voi được coi là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lâu đời của người Tây Nguyên, lễ hội được tổ chức ở huyện Buôn Đôn 2 năm một lần vào tháng 3 Dương lịch là thời điểm bắt đầu phát rẫy trồng nương.

Lễ hội đua voi có những hoạt động gì?

Nội dung trong lễ hội gồm:.

Lễ cúng Nước..

Lễ cúng sức khỏe cho Voi..

Lễ ăn trâu mừng mùa [Lễ Đâm Trâu]..

Lễ hội văn hoá các dân tộc huyện Buôn Đôn..

Thi Voi đá bóng..

Thi Voi chạy..

Thi Voi bơi..

Lễ cúng lúa mới [Lễ mừng mùa]..

Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên được tổ chức vào ngày nào?

Lễ hội đua voi Buôn Đôn là một trong những lễ hội đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm, thu hút các bạn gần xa ghé đến tham gia cuộc đua voi gay cấn tại huyện Buôn Đôn. Đây hứa hẹn là trải nghiệm khám phá thú vị trong chuyến hành trình du lịch Buôn Ma Thuột của bạn.

Chủ Đề