Liên kết hóa học trong KCl được hình thành là đó

15 câu trắc nghiệm Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn !!

A.Liên kết hiđro.

Bạn đang xem: Liên kết hóa học trong kcl được hình thành

Liên kết trong phân tử KCl là liên kết nào?

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Liên kết kim loại.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

K là một kim loại điển hình, Clo là một phi kim điển hình

→ Liên kết hóa học trong phân tử KCl là liên kết ion.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 40

Mời các thầy cô và các em xem thêm các bài tương tự

1. Câu hỏi trắc nghiệm liên kết hóa học mức độ nhận biết

Câu 1: Liên kết ion có bản chất là:

  1. Sự dùng chung các electron.
  2. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
  3. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
  4. Lực hút giữa các phân tử.

Câu 2: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử:

  1. Kim loại điển hình.
  2. Phi kim điển hình.
  3. Kim loại và phi kim.
  4. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Câu 3: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại:

A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị.

C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hidro.

Câu 4: Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết giữa:

  1. Hai phi kim khác nhau.
  2. Kim loại điển hình với phi kim yếu.
  3. Hai phi kim giống nhau.
  4. Hai kim loại với nhau

Câu 5: Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa:

  1. Hai kim loại giống nhau.
  2. Hai phi kim giống nhau.
  3. Một kim loại mạnh và một phi kim mạnh.
  4. Một kim loại yếu và một phi kim yếu.

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion:

  1. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.
  2. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.
  3. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.
  4. Chứa các liên kết ion.

Câu 7: Nhận định sai về hợp chất cộng hóa trị là:

  1. Các hợp chất cộng hóa trị thường là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
  2. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
  3. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.
  4. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

Câu 8: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:

  1. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.
  2. Đều có sự cho và nhận các e hóa trị.
  3. Đều có sự góp chung các e hóa trị.
  4. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 9: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là:

  1. Đều có những cặp e dùng chung.
  2. Đều tạo thành từ những e chung giữa các nguyên tử.
  3. Đều là những liên kết tương đối kém bền.
  4. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 10: Hầu hết các hợp chất ion :

  1. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
  2. Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
  3. Ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.
  4. Tan trong nước thành dung dịch không điện li.

Câu 11: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là:

  1. Có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.
  2. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
  3. Có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.
  4. Khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.

Câu 12: Chọn câu sai: Khi nói về ion

  1. Ion là phần tử mang điện.
  2. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
  3. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
  4. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

Câu 13: Chọn câu sai:

  1. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.
  2. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
  3. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
  4. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị.

Câu 14: Nếu liên kết cộng hóa trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và 1 obitan trống của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là:

  1. Liên kết cộng hóa trị có cực.
  2. Liên kết “ cho – nhận”.
  3. Liên kết tự do – phụ thuộc.
  4. Liên kết pi.

Câu 15: Tùy thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử mà liên kết được gọi là:

  1. Liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
  2. Liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
  3. Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
  4. Liên kết xích ma, liên kết pi, liên kết đelta.

2. Câu hỏi trắc nghiệm liên kết hóa học mức độ thông hiểu

Câu 16: Nếu xét nguyên tử X có 3 electron hóa trị và nguyên tử Y có 6 electron hóa trị thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là:

A. XY2. B. X2Y3. C. X2Y2. D. X3Y2.

Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử X và Y thuộc loại liên kết:

A. Cho – nhận. B. Kim loại. C. Cộng hóa trị. D. Ion.

Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các nguyên tố khác, oxi có xu hướng:

A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron.

C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron.

Câu 19: Cho Na [Z =11], Mg [Z=12], Al [Z =13], khi tham gia liên kết thì các nguyên tử Na, Mg, Al có xu hướng tạo thành ion:

A. Na+, Mg+, Al+. B. Na+, Mg2+, Al4+.

C. Na2+, Mg2+, Al3+. D. Na+, Mg2+, Al3+.

Câu 20: Phân tử KCl được hình thành do:

  1. Sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
  2. Sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
  3. Sự kết hợp giữa ion K– và ion Cl+.
  4. Sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl.

Câu 21: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2S là loại liên kết nào sau đây [biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và S là 2,58]:

  1. Liên kết ion.
  2. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
  3. Liên kết hiđro.
  4. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 22: Trong phân tử CO2 có chứa loại liên kết nào sau đây [biết độ âm điện của nguyên tử C là 2,55 và O là 3,44]:

  1. Liên kết ion.
  2. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
  3. Liên kết cho – nhận.
  4. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 23: Cho độ âm điện của các nguyên tố H [2,2] ; O [3,44] ; C [2,55] ; Cl [3,16]; S [2,58]. Hãy cho biết trong các hợp chất sau: H2O ; HCl ; H2S ; CH4 ; CO2; CCl4, chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. H2O, HCl, CO2, CCl4. B. H2O, HCl, H2S, CO2.

C. H2O, HCl, H2S, CH4. D. HCl, H2S, CH4, CO2.

Câu 24: Phân tử nào sau đây là phân tử không phân cực?

A. CO. B. HCl.

C. CO2. D. H2O.

Câu 25: Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử:

A. Na2O ; KCl ; HCl.

B. K2O ; BaCl2 ; CaF.

C. Na2O ; H2S ; NaCl.

D. CO2 ; K2O ; CaO.

Mời các thầy cô và các em tải bản pdf đầy đủ tại đây: Câu hỏi trắc nghiệm lên kết hóa học

Bản word tại đây: Câu hỏi trắc nghiệm lên kết hóa học

Website còn có bài tập trắc nghiệm cho tất cả các chương – chủ đề của cả 3 khối, các thầy cô và các em có thể xem cụ thể từng khối lớp tại các link sau

Hoặc các thầy cô có thể xem các tài liệu khác của website

Video liên quan

Chủ Đề