Lỗi đè vạch ôtô phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch là khi người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông mà có bánh xe lấn lên các vạch kẻ đường không được phép cắt qua theo quy định, trong đó vạch kẻ đường sẽ có nhiều loại khác nhau như nhóm vạch dọc đường, nhóm vạch cấm dừng xe trên đường, nhóm vạch ngang đường.

Theo đó, việc xác định vạch kẻ đường rất quan trọng trong việc xác định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có vi phạm lỗi đè vạch hay không.

Vạch kẻ đường có những loại nào?

Theo quy định, vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nắm bắt. Tùy từng trường hợp, vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu giúp nâng cao an toàn cho các phương tiện khi lưu thông trên đường.

Để phân biệt vạch kẻ đường, người điều khiển phương tiện sẽ dựa vào vị trí sử dụng [vạch trên mặt bằng và vạch đứng], dựa vào hình dáng, kiểu [vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc]…

Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ, trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường” là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao An Toàn Giao Thông và khả năng thông xe.

Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu thông dụng và có nhiều loại khác nhau. Nhưng hầu như ít ai nắm rõ được ý nghĩa và quy luật của tất cả các loại vạch kẻ đường hình con thoi, mắt võng, xương cá hay vàng liền,.. nên dẫn đến thường hay vi phạm và bị CSGT phạt mà vẫn chưa biết được mình đã mắc phải lỗi gì, không hiểu lý do vì sao. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và phân biệt để hiểu rõ quy luật các loại vạch kẻ đường thông dụng nhất, tránh tình trạng bị phạt oan.

Theo Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, các loại vạch kẻ đường quy định gồm: Dạng vạch đơn, nét đứt, dạng vạch đơn, nét liền, vạch đôi song song, liền nét, vạch đôi song song, một vạch liền, một vạch đứt nét.

Lỗi đè vạch được hiểu là lỗi được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà để bánh xe đè lên hoặc lấn sang các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua.

Mức phạt lỗi đè vạch mới nhất năm 2023

Khi tham gia giao thông, lái xe thường xuyên mắc những lỗi đè vạch như sau:

- Đè vạch liền đường hai chiều

- Đè vạch xương cá

- Đè vạch liền trên cầu

- Đè vạch khi dừng đèn đỏ…

Đối với những vạch trên, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP sẽ thuộc hành vi vi phạm “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” với các mức xử phạt như sau:

Lỗi đè vạch CSGT có cần chứng minh bằng hình ảnh không?

Đè vạch kẻ đường là một trong những lỗi vi phạm giao thông mà CSGT có thể xử phạt khi trực tiếp phát hiện bằng mắt thường. Trong trường hợp, người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì CSGT phải cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó.

Trong trường hợp tại thời điểm xử lý, CSGT không thể cung cấp ngay hình ảnh thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ việc chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm. Đồng thời, hẹn người vi phạm đến trụ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để được cung cấp hình ảnh lỗi vi phạm.

Khi đến cơ quan chức năng phải có trách nhiệm phải cung cấp hình ảnh rõ ràng ghi lại lỗi vi phạm tại thời điểm bị dừng xe, sau đó mới được ra quyết định xử phạt đối với lỗi vi phạm.

Honda City 2022 giảm 100% phí trước bạ, cao nhất 60 triệu đồng

Honda City hiện đang được giảm giá 100% phí trước bạ, cao nhất lên tới 60 triệu đồng, nhằm kích cầu doanh số và xả ...

Điểm danh những mẫu ô tô bán chạy nhất từng phân khúc năm 2022

Toyota Vios, Mitsubishi Xpander, Mazda CX-5, Toyota Corolla Cross... tiếp tục là những mẫu xe bán chạy nhất ở phân khúc của mình năm 2022

Ra mắt 2023 Vespa 946 bản đặc biệt, chào xuân năm mới

Bản đặc biệt mừng kỷ niệm 10 năm ra mắt chiếc 946 với tên gọi Vespa 946 10th Anniversario 2023 chỉ sản xuất giới hạn ...

Hiện nay, nhiều người tham gia giao thông không phân biệt được khi nào mắc lỗi sai làn đường, đè vạch khi nào mắc lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Lỗi đè vạch được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cho bánh xe đè/lấn lên các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua. Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ mức xử phạt từ 100.000 – 400.000 VNĐ [tùy trường hợp] với hành vi vi phạm lỗi đè vạch. Vậy lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lỗi đè vạch là gì?

Lỗi đè vạch được xác định khi bánh xe đè/lấn lên các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua. Các nhóm vạch gồm:

  • Vạch dọc đường.
  • Vạch cấm dừng xe trên đường.
  • Vạch ngang đường.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến.

Theo Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định ý nghĩa và cách sử dụng từng loại vạch kẻ đường như sau:

– Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều [dải vạch có màu vàng]:

  • Dạng vạch đơn, nét đứt: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. 
  • Dạng vạch đơn, nét liền: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn và không được đè lên vạch.
  • Vạch đôi song song, liền nét: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được đè lên vạch và không được lấn làn. Đây là loại vạch dành cho đường có nhiều hơn 4 làn xe cơ giới. 
  • Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét: Đây là loại vạch sử dụng trên đường có nhiều hơn 2 làn xe, với mục đích phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Đối với xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét, được phép cắt qua khi cần thiết. Xe trên đường tiếp giáp với vạch liền nét không được đè lên vạch và không được lấn làn. 
Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

– Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều [dải vạch có màu trắng]:

  • Dạng vạch đơn, đứt nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Xe được phép chuyển làn đường qua vạch.
  • Dạng vạch đơn, liền nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Đồng thời, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. 
  • Dạng một vạch liền, một vạch đứt nét: Được phép cắt qua vạch đối với xe trên làn đường tiếp giáp trong trường hợp cần thiết. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được đè vạch hoặc lấn làn. 

– Nhóm vạch giới hạn mép phần đường xe chạy:

  • Vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hoặc vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ [liền nét, màu trắng]: Dùng để xác định mép ngoài phần đường xe chạy; hoặc phân cách làn xe cơ giới và xe thô sơ, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết và phải nhường đường cho xe thô sơ.

Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

Lỗi lấn làn phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt đối với lỗi sai làn của ô tô và các xe tương tự xe ô tô có thể phạt tiền từ 200.000 đồng đến 12.000.000 đồng và có thể có hình phạt xử phạt bổ sung. Cụ thể căn cứ theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

2.Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này

[…]

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

đ] Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều] trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”.

g] Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

[…]

7.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

[…]

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây

[…]

b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ về lỗi sai làn theo quy định tại Điều 6 khoản 1 điểm i, khoản 3 điểm g Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

i] Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

[…]

3.Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

g] Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều]; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;“

Lỗi đè vạch xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đè vạch sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lỗi đè vạch liền đường hai chiều

Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 – 400.000 đồng. 

Lỗi đè vạch liền trên cầu

Khoản 2, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu như sau:

  • Đối với xe máy: 100.000 – 200.000 đồng.
  • Đối với xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.

Lỗi đè vạch xương cá

  • Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng [quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019].
  • Đối với xe đạp, xe đạp máy [gồm xe đạp điện]: Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng [quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019].
  • Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng [quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019].

Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ

Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 về mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ được quy định như sau:

  • Đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
  • Đối với xe mô-tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.

Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm cụ thể. Trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện nên chủ động quan sát các vạch kẻ đường, chấp hành nghiêm quy định để đảm bảo an toàn, lưu thông thuận lợi và tránh bị xử phạt.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
  • Định giá đất thuê 50 năm trả tiền 1 lần
  • Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
  • Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
  • Lỗi lấn làn đường phạt bao nhiêu tiền năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng mắc lỗi lấn làn đường thì phạt bao nhiêu tiền?

– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường; hoặc làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều]; đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01-03 tháng.

Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện mắc lỗi đi lấn làn đường thì phát bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với hành vi lỗi lấn làn đường; đi không đúng phần đường quy định.

Lỗi lấn làn là gì?

Lỗi lấn làn [lỗi đi sai làn đường, lấn tuyến] là trường hợp người tham gia giao thông không đi đúng làn đường quy định dành cho phương tiện mà họ đang điều khiển. Thông thường, phần đường xe chạy sẽ được chia thành nhiều làn, phân cách bằng vạch kẻ đường. Trong đó, mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc vài loại phương tiện nhất định.

Lỗi đè vạch Trăng phạt bao nhiêu tiền?

Theo đó trường hợp xe máy đè lên vạch kẻ đường sẽ bị xác định là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường, xử phạt tiền mức từ 100 000 đồng cho đến 200 000 đồng.

Lỗi lấn vạch vàng phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cho bánh xe đè/lấn lên các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua. Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ mức xử phạt từ 100.000 - 400.000 VNĐ [tùy trường hợp] với hành vi vi phạm lỗi đè vạch.

Lỗi đè vạch xương cá bao nhiêu tiền?

Như vậy, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đè lên vạch xương cá được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Chủ Đề