Management consultant la gì

Bí quyết và mẹo chơi tài xỉu bịp hot nhất tại Reviewsgamebai.com


Management Consulting là gì?

Nếu nói một cách “đao to búa lớn” Management Consulting là giải quyết các “business problems” nhưng nếu nói một cách đời thường thì ta có hiểu đơn giản cụm từ có nghĩa là “tư vấn”. Nhưng thay vì tư vấn về các functions cụ thể trong một doanh nghiệp thì một Consultant sẽ tư vấn ở mức độ quản trị của cả một doanh nghiệp, bao gồm tất cả các functions, ở mức độ cao nhất. Bản thân từ Management Consulting có hàm ý rất rộng, nhưng thông thường khi nhắc đến Management Consulting chúng ta sẽ nghĩ đến cấp độ cao nhất tức cấp độ của 3 công ty tư vấn lớn nhất còn được gọi là “MBB” [McKinsey & Company, Boston Consulting Group, và Bain & Company]. Các loại consulting còn lại thường được hiểu là “Boutique Consulting” hay là những công ty tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs]. Trong khi đó “MBB” thường sẽ tư vấn cho các tập đoàn lớn nhất.

Bạn đang xem: Management consultant là gì

Đang xem: Management consultant là gì

Vậy ngành “management consulting” có gì thú vị và tại sao nó lại thu hút đến vậy?

Management Consulting được coi là một trong những ngành cao cấp nhất. Nếu bạn là một sinh viên ở một trường đại học top đầu, khi tốt nghiệp bạn sẽ có hai lựa chọn danh giá nhất đó là Management Consulting hoặc Investment Banking: mức lương cao nhất cho một sinh viên mới ra trường, học hỏi được nhiều nhất, và đương nhiên là mức độ cạnh tranh cũng cao nhất.

Mức độ cạnh tranh của ngành Management Consulting luôn ở mức rất cao

Bản thân các công ty MBB có một đặc điểm chung về văn hoá rất độc đáo của họ. Thông thường mỗi công ty đều có văn hóa cụ thể khác nhau nhưng điểm chung của các công ty trên đó là “consistent” và “strong culture”. Ví dụ nếu một consultant làm việc ở Việt Nam và một consultant làm việc ở Đức khi nhận được một số liệu sẽ cho ra cùng một kết quả phân tích giống nhau, điều này thể hiện văn hoá và cách suy nghĩ của thành viên công ty đã trở thành một tiêu chuẩn trên khắp các chi nhánh công ty trên toàn cầu. Thậm chí đã có một quyển sách phân tích về đặc điểm này mà bạn có thể tìm đọc đó là “McKinsey Way”

Một consultant sẽ làm những gì?

Các consultants còn thường được gọi là các “đại sứ”,cầu nối giữa một vấn đề phức tạp của doanh nghiệp, với hệ thống network của họ gồm các chuyên gia trong rất nhiều ngành khác nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. Kết quả công việc của một consultant là giải pháp cho vấn đề đó của doanh nghiệp và thường sẽ là một “Powerpoint Slide”. Các consultants sẽ ít phải làm sản phẩm cuối cùng đó mà họ sẽ chuyển những nội dung họ muốn truyền đạt cho một bên hỗ trợ thứ ba trong mạng lưới của công ty [McKinsey] giúp họ tạo ra “Powerpoint Slide” đó. Các công ty tư vấn như “MBB” không muốn consultants của họ dành cả ngày để trang trí slide, công việc của consultants là giải quyết vấn đề, những công việc như làm slide, viết, hay tạo ra các mô hình phỏng đoán Excels, … đều được hỗ trợ một cách tối đa từ phía công ty. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về công việc của một consultants tại đây

Là một Management Consultant – Bạn được và mất gì?

Career path và các vị trí trong các tập đoàn MC

Trong consulting, cụ thể ở đây là McKinsey&Company, thường sẽ có hai tracks chính: “Consulting track” và “Non-consulting track”. Trong phạm vị bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về “Consulting track” do đây là hướng đi phổ biến và cụ thể nhất hiện có.

Đối với mỗi công ty thường sẽ có các tên gọi khác nhau cho các vị trí của họ. Lấy ví dụ đối với McKinsey. Với trình độ sinh viên mới tốt nghiệp đại học sẽ được tuyển vào công ty với vị trí Business Analyst [BA], với các ứng viên tốt nghiệp MBA sẽ được tuyển vào với vị trí Associate, các chương trình internship ứng viên sẽ được tuyển vào với vị trí Consultant Analyst [CA], tên gọi của vị trí này sẽ khác đối với các chương trình Internship khác nhau của các trụ sở McKinsey toàn cầu. Tại McKinsey Việt Nam có thể kể đến Consulting Fellowship Program, các ứng viên tham gia sẽ được tuyển vào với vị trí Local Consultant. Tiếp theo lộ trình thăng tiến của một consultant sẽ theo thứ tự: Engagement Manager, Associate Partner, Partner, và cao nhất là Managing Director. Điều đặc biệt ở các công ty bạn sẽ chỉ có đúng 02 năm để thăng tiến lên vị trí tiếp theo, nếu bạn không đủ điều kiện, bạn sẽ bị loại khỏi công ty. Ngoài ra tiêu chuẩn thăng tiến của các chi nhánh McKinsey toàn cầu là như nhau và công ty không tuyển những ứng viên đã có kinh nghiệm vào làm các vị trí Manager như từ Engagement Manager trở lên, tất cả ứng viên đều bắt đầu từ những vị trí thấp nhất, bất kể trình độ.

2 năm là thời gian thử thách cuối cùng dành cho các ứng viên ngành MC
Khi nhắc đến những công ty tư vấn hàng đầu điều người ta thường kể là việc được học hỏi rất nhiều và phát triển bản thân rất nhanh cùng với đó là mức lương rất hậu hĩnh mà họ có được. Có rất nhiều yếu tố chi phối mức lương như địa điểm, vị trí,… vì vậy bảng lương trên sẽ có thể mang tính tham khảo vì mức lương ở mỗi chi nhánh McKinsey trên toàn cầu có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một consultant chỉ mới vừa học hết năm thứ 3,4 đại học tại McKinsey Việt Nam đã có thể được trả tới 2500-3500 USD/tháng, điều đó cho thấy mức lương của các nhân viên tư vấn trong các công ty này cao đến thế nào.

Thi tuyển vào các công ty tư vấn hàng đầu như thế nào?

Quá trình tuyển dụng của các công ty này cũng khá giống với quá trình tuyển dụng bình thường nhưng sẽ có một số điểm khác biệt cơ bản như sau.

Vòng CV:

Vòng CV cũng chỉ đơn giản là nộp CV, nhưng đây lại là vòng khắc nghiệt nhất do mỗi công ty này thường rất nhận được rất nhiều CV mỗi năm [McKinsey là 200.000 ứng viên] và chỉ chọn một ít trong số những ứng viên này vào vòng sau vì tất nhiên họ không thể phỏng vấn tất cả. CV của các công ty tư vấn cũng có yêu cầu gắt gao đó phải là một CV mang thiên hướng “consulting”. CV sẽ thường không quá màu mè, không có ảnh, và chỉ có chữ.

Test tuyển dụng:

Tại vòng này mỗi công ty lại có một bài test khác nhau: đối với McKinsey đó là Problem Solving Test, đối với BCG sẽ là BCG Potential Test,… Vòng này sẽ đánh giá khả năng xử lý vấn đề, cách tư duy, hay đơn giản là năng lực và tính cách của ứng viên sẽ có phù hợp để trở thành một consultant hay không. Các công ty cũng tự tin vào vòng test này của mình vì thế có những ứng viên từ vòng CV bộ phận tuyển dụng có thể chưa chắc chắn nhưng cũng sẽ cho họ vào vòng tiếp theo để test thêm lần nữa.

Vòng phỏng vấn – Case Interview:

Vòng này có thể coi là vòng khác biệt nhất của các công ty tư vấn so với các công ty khác. Ứng viên sẽ phỏng vấn 1-1 trong vòng 3-5 tiếng về một business case cụ thể và ứng viên phải chứng minh được khả năng giải quyết vấn đề, khả năng lập luận của mình trong suốt thời gian phỏng vấn đó. Các công ty tư vấn thường sẽ ít hỏi các câu hỏi tính cách như những vòng phỏng vấn của các công ty khác, họ tin rằng tính cách của ứng viên đã được thể hiện từ các vòng trước đó rồi. Đây cũng là vòng quyết định xem bạn có được nhận vào công ty không, vì thế nên hãy chuẩn bị tâm lý thật kỹ cùng với đó là kiến thức về case interview trước khi bắt tay vào ứng tuyển vào các công ty này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về case interview.

Cơ hội nào cho sinh viên năm 3, năm 4 và sinh viên mới ra trường? 

Rất nhiều người có một niềm tin rằng chỉ có những sinh viên du học, học tại các trường top ở nước ngoài mới có cơ hội vào làm tại các công ty danh giá này. Điều này hoàn toàn không chính xác bằng chứng đã có rất nhiều ứng viên theo học tại các trường đại học trong nước đã thành công [FTU,NEU,…]. Cùng với đó các công ty tư vấn đã và đang mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tới khu vực Châu Á và Đông Nam á, đặc biệt tại Việt Nam đã có trụ sở của McKinsey & Company và Boston Consulting Group. Ngoài việc ứng tuyển trực tiếp, xu hướng hiện nay là ứng tuyển qua các chương trình thực tập của công ty ví dụ như Consulting Fellowship Program [CFP] của McKinsey Việt Nam. Tuy nhiên hãy nhớ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cùng với đó là tích lũy những kinh nghiệm ngành consulting qua những công việc thực tập trước đó trong quãng thời gian sinh viên của bạn. Để trở thành một consultant là con đường học hỏi đầy gian nan đòi hỏi sự kiên trì nhưng chắc chắn rằng phần thưởng của quá trình đó sẽ rất xứng đáng.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề