Mất ngủ hậu COVID uống thuốc gì

Bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ hậu COVID-19

Mất ngủ là một trong các loại rối loạn giấc ngủ. Người bị mất ngủ có thể gặp một trong các vấn đề như:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm.
  • Thức dậy sớm hơn mong đợi và không ngủ lại được.

2. Mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Mất ngủ gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung… Từ đó dẫn đến các nguy cơ như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu suất công việc…

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân:

  • Rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp.
  • Các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tự sát.
  • Hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.
  • Hệ chuyển hóa bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường.
  • Phụ nữ có thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non.

3. Vì sao hậu COVID-19 gây mất ngủ?

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi COVID-19. Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nên càng ngày càng có nhiều người than phiền mất ngủ.

Khoảng 40% dân số bị mất ngủ trong thời gian đại dịch, trong khi tỉ lệ này trước đây là 24%. Thói quen ngủ của chúng ta cũng thay đổi trong thời đại COVID-19, liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý hoặc chính COVID-19 gây ra.

Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 gặp các triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài. Hội chứng hậu COVID-19 với các ảnh hưởng ở đường hô hấp [ho kéo dài], phổi, gan, cơ, thận, khớp, da [mày đay, phát ban…], thần kinh [rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm…] góp phần làm giấc ngủ giảm chất lượng, dẫn đến tình trạng mất ngủ.

4. Điều trị mất ngủ hậu COVID-19 thế nào?

Có 2 cách chính để điều trị mất ngủ hậu COVID-19, đó là liệu pháp nhận thức - hành vi và thuốc.

4.1. Liệu pháp nhận thức - hành vi

Có thể thực hiện liệu pháp nhận thức - hành vi để trị mất ngủ hậu COVID-19. Đây là một liệu pháp tâm lý, giúp chúng ta thay đổi nhận thức, thói quen, suy nghĩ và hành vi liên quan đến giấc ngủ, với mục tiêu là có một giấc ngủ khỏe mạnh. Một thành phần cơ bản trong liệu pháp này là vệ sinh giấc ngủ, bao gồm các lời khuyên sau:

- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm, gối thoải mái.

- Có thể nghe "tiếng ồn trắng" [white noise] hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ ngủ.

- Tránh uống trà, café trong vòng 6-8 giờ trước giờ ngủ.

- Tránh hút thuốc trước giờ ngủ.

- Tránh uống rượu bia trước giờ ngủ, vì bạn sẽ bị thức giấc nhiều lần trong đêm [đôi khi không tự nhận ra được], và rượu/bia chỉ "hạ gục" bạn chứ không mang lại giấc ngủ tự nhiên.

- Uống ít nước trước khi ngủ, để không bị đánh thức vì tiểu đêm.

- Tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ.

- Tránh xem điện thoại, tivi, laptop… trong vòng 1 giờ trước khi ngủ.

- Thức dậy cùng 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là cuối tuần. Thói quen này sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học.

- Tránh ngủ trưa quá nhiều [20-30 phút là đủ]. Không nên ngủ bù cho dù đêm trước mất ngủ, vì ngủ bù nhiều vào ban ngày, chắc hẳn đêm hôm sau bạn sẽ lại mất ngủ.

- Giường chỉ dành cho việc ngủ và quan hệ tình dục. Nếu không ngủ được khi nằm trên giường quá 20 phút, nên ra khỏi giường. Sau đó làm việc nhẹ nhàng trong ánh sáng êm dịu [làm việc nhà, nghe nhạc, tập hít thở, thiền, viết ra những suy nghĩ trong đầu, thậm chí có thể viết nguệch ngoạc trong bóng tối mà không cần đọc lại]. Tiếp đến, hãy quay lại giường khi thấy buồn ngủ. Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần.

Có thể các cách trên không giúp bạn ngủ ngay, nhưng nếu kiên trì thực hành, bạn sẽ có được giấc ngủ khỏe mạnh lâu dài. Ngoài ra, với bệnh nhân hậu COVID-19, việc duy trì các thói quen này cũng góp phần giúp ổn định tâm lý, giúp người bệnh bớt lo lắng, căng thẳng.

Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do COVID-19... khiến càng ngày càng có nhiều người than phiền mất ngủ.

4.2. Thuốc điều trị mất ngủ hậu COVID-19

Để điều trị mất ngủ hậu COVID-19, có rất nhiều loại thuốc, mỗi loại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung gây buồn ngủ, giảm lo lắng, căng thẳng ở người bệnh trước giờ ngủ.

Có thể dùng một số nhóm thuốc không cần kê toa:

- Thuốc ngủ thảo dược:

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại có thành phần như tim sen, bình vôi, lạc tiên… Có thể sử dụng các loại thuốc ngủ thảo dược này để trị mất ngủ hậu COVID-19. Các loại này thường ít tác dụng phụ.

- Melatonin:

Đây là hormone của giấc ngủ. Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19 có kèm theo rối loạn nhịp sinh học [ngủ dậy quá muộn, quá sớm, lệch múi giờ…]. Thuốc có tác dụng tốt nếu bạn có thói quen ngủ quá trễ và cần điều chỉnh giờ đi ngủ sớm hơn.

Lưu ý, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Đau đầu, khó chịu ở dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng này rất ít, không đáng kể.

- Thuốc kháng histamine:

Đây là thuốc chống dị ứng, thường dùng để điều trị dị ứng, có tác dụng phụ là gây ngủ. Thuốc này phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ gây khô miệng, chóng mặt…

Không nên tự ý dùng các thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ.

5. Lưu ý khi dùng thuốc

- Để điều trị mất ngủ hậu COVID-19 cần kết hợp điều trị triệu chứng hậu COVID-19 khác.

- Mỗi trường hợp mất ngủ hậu COVID-19 lại có cách điều trị khác nhau. Do đó, không được tự ý dùng thuốc. Bởi việc dùng thuốc không đúng bệnh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Không nên tự ý dùng các thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ hậu COVID-19, vì thuốc này có thể gây "lờn thuốc", gây nghiện nếu sử dụng không đúng cách.

Xem thêm video đang được quan tâm:

13 triệu chứng COVID-19 ở người nhiễm biến thể Omicron.

ThS.BS. Bùi Diễm Khuê

Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Mất ngủ là trạng thái rối loạn giấc ngủ, biểu hiện ban đêm khó ngủ, hoặc không ngủ được. Mất ngủ thường có kèm có các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, hồi hộp, căng thẳng, dễ cáu gắt…

Ở đây chỉ bàn đến nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là âm hư hỏa vượng [tâm âm hư, tâm thận bất giao].

1. Nguyên nhân gây mất ngủ do âm hư hỏa vượng

Do cơ thể suy yếu hoặc bị bệnh lâu ngày, hoặc phòng thất quá độ làm thận âm bị hao tổn, âm hư hỏa động, thận thủy suy ở dưới không thể giúp cho tâm hỏa ở trên, tâm hỏa găng ở trên không thể giao với thận ở dưới.

Hoặc do mệt nhọc, tư lự quá độ, ngũ chí uất kết hóa hỏa, hỏa nhiệt thương âm hoặc nhiệt bên thương âm làm tâm huyết hư, tâm âm bị hao tổn, âm không liễm dương, tâm dương quá thịnh khiến tâm hỏa không thể giao với thận ở dưới.

Nhiều người bệnh COVID-19 sau khi khỏi bệnh đối mặt với chứng mất ngủ hậu COVID.

Tâm hỏa không giáng xuống, thận thủy không thăng lên tạo thành tình thế thủy hỏa của tâm thận không giúp đỡ cho nhau, lâm sàng gọi là chứng tâm thận bất giao. Thận thủy suy thì chí không yên, tâm hỏa thịnh thì thần cũng không yên dẫn đến mất ngủ.

Như sách Cổ Kim Y Thống viết: "Có khi do Thận thủy bất túc, chân âm không thăng mà Tâm hỏa mạnh một phía, không ngủ được".

Thường gặp ở các chứng hậu tâm âm hư và tâm thận bất giao.

2. Biểu hiện mất ngủ

- Tâm âm hư: Mất ngủ, không ngủ, hay mê, phiền táo, hồi hộp, lo lắng, hay quên.

- Lòng bàn tay chân nóng, sốt về chiều, đạo hãn [ra mồ hôi trộm], miệng ráo, họng khô. Đại tiện táo kết, nước tiểu sẫm màu, tiểu tiện ngắn. Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

- Nếu tâm thận bất giao thì kiêm chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lưng gối mỏi yếu, liệt dương, di tinh, mộng tinh.

- Phép trị: Bổ ích tâm âm, thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần.

- Dùng bài Thiên vương bổ tâm đan [Thế y đắc hiệu phương]

Thành phần bài thuốcĐảng sâm 12g, huyền sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 16g, phục thần 12g, viễn trí 6g, ngũ vị 6g, mạch môn 20g, thiên ma 12g, đương qui đầu 12g, bá tử nhân 12g, táo nhân 12g, cát cánh 6g.

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Đảng sâm vị thuốc trong bài Thiên vương bổ tâm đan trị mất ngủ.

Gia giảm lâm sàng: Thường dùng để chữa suy nhược thần kinh, ngủ kém, tim hồi hộp hay quên hoặc mộng tinh, đạo hãn, có hiệu quả nhất định.

Nếu mất ngủ nhiều tim hồi hộp gia long nhãn, dạ giao đằng dưỡng tâm, an thần. Trường hợp di tinh hoạt tinh gia khiếm thực, kim anh tử để cố thận sáp tinh. Nếu miệng họng khô, môi lưỡi lở loét gia thạch hộc, hoàng liên, tâm sen để dưỡng vị âm, thanh tâm hỏa. Bài thuốc có tính chất nê trệ, nên lúc sử dụng cần thận trọng đối với những bệnh nhân tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, chán ăn.

- Giải thích: Bài này chủ yếu trị chứng tâm thận âm hư hỏa bốc sinh ra hư phiền mất ngủ, mộng tinh, ra mồ hôi trộm, miệng lở, tim hồi hộp hay quên, cho nên phép trị là lấy dưỡng tâm, an thần là chính. Trong bài các vị sinh địa, huyền sâm, tư âm thanh nhiệt để dưỡng tâm, an thần là chủ dược. Đan sâm, đương qui bổ huyết. bạch linh bổ ích tâm khí. Bá tử nhân, viễn trí định tâm an thần; Thiên môn,  mạch môn tư âm thanh nhiệt; Ngũ vị, táo nhân liễm âm an thần. dẫn dược đi lên. Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc tư âm thanh nhiệt, dưỡng âm an thần.

3.2. Tâm thận bất giao

- Phép trị: Tư thận tráng thủy, giáng tâm hỏa, giao thông tâm thận.

- Dùng bài :Lục vị địa hoàng hoàn "Tiểu Nhi Dược Chứng Chân Quyết" hợp Giao thái hoàn [Nghiệm phương].   

 -Thành phần Lục vị địa hoàng hoàn "Tiểu Nhi Dược Chứng Chân Quyết": 

Thục địa 8 lạng [320g];   đan bì  3 lạng [120g],  sơn thù  4 lạng [160g],  trạch tả  3 lạng [120g],  sơn dược  4 lạng [160g],  phục linh 3 lạng [120g].

Thành phần Giao thái hoàn: Hoàng liên 24g, nhục quế 4g. 

Thục địa - vị thuốc trong bài Lục vị địa hoàng hoàn.

 Cách dùng:

Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn, luyện với mật làm hoàn. Ngày dùng 8-16 gam, chia 2 lần, uống với nước muối nhạt.

Trong lâm sàng cũng dùng làm thuốc thang. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần uống, liều lượng nhỏ hơn, tùy theo tuổi.

Chú ý: Người tỳ vị hư hàn không nên uống.

Xem thêm video đang được quan tâm:

14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?

ThS. BS. Nguyễn Đình Thục

Tổng thư ký Hội Đông y Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề