Mẫu biên bản đánh giá lại hàng tồn kho

- Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định là mẫu 04-TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Mẫu biên bản kiểm tra lại tài sản cố định theo Thông tư 200

-  Mục đích của biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200:

Xác nhận việc đánh giá lại tài sản cố định và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch [tăng, giảm] do đánh giá lại tài sản cố định.

- Cách ghi biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200:

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị [hoặc đóng dấu đơn vị], bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá tài sản cố định.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách [cấp hạng] số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán. 

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của tài sản cố định.

2. Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 133

- Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định là mẫu 04-TSCĐ được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa [bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ] thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Mẫu biên bản kiểm tra lại tài sản cố định theo Thông tư 133

-  Mục đích của biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 133: Xác nhận việc đánh giá lại tài sản cố định và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch [tăng, giảm] do đánh giá lại tài sản cố định.

- Cách ghi biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 133:

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị [hoặc đóng dấu đơn vị], bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá tài sản cố định.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách [cấp hạng] số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi.

Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của tài sản cố định.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Biên bản đánh giá lại Tài sản cố định nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch [tăng, giảm] do đánh giá lại TSCĐ. Mời bạn đọc tải về mẫu Biên bản tại bài viết dưới đây.

Khi nào phải đánh giá lại tài sản cố định?

Doanh nghiệp phải đánh giá lại tài sản cố định khi có sự thay đổi về nguyên giá của TSCĐ. Vậy thì nguyên giá của tài sản cố định thay đổi khi nào?

Nguyên giá của tài sản cố định thay đổi khi:

– Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Khi các doanh nghiệp tổ chức lại doanh nghiệp; thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp; thay đổi hình thức kinh doanh; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa. Hoặc cho thuê, khoán, bán, chuyển đổi mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần hoặc từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Mang tài sản trong doanh nghiệp để đầu tư ra bên ngoài.

– Doanh nghiệp đầu tư và nâng cấp tài sản cố định.

– Tháo dỡ một phần hay một số bộ phận của tài sản cố định mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình.

Như vậy, khi nguyên giá của tài sản cố định thay đổi theo các nội dung như trên thì doanh nghiệp phải đánh giá lại tài sản cố định. Khi có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.

Lúc này, doanh nghiệp phải tiến hành lập Biên bản. Trong biên bản ghi rõ nội dung của sự thay đổi để làm cơ sở hạch toán. Biên bản nói đến chính là Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.

Tải về Biên bản đánh giá lại tài sản cố định

Biên bản đánh giá lại TSCĐ là căn cứ để ghi sổ kế toán. Đồng thời nó là tài liệu phản ánh số tăng, giảm do nghiệp vụ đánh giá lại phát sinh.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản và lưu tại 2 nơi:

– 1 bản lưu tại phòng kế toán.

– 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Ketoan.vn xin cung cấp cho bạn đọc Biên bản đánh giá lại TSCĐ mẫu số 04-TSCĐ. Biên bản này được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính.

Mời bạn đọc tham khảo và tải về TẠI ĐÂY.

Hướng dẫn điền Biên bản đánh giá lại TSCĐ

– Dòng “Đơn vị”, “Bộ phận”: ghi rõ tên đơn vị, bộ phận sử dụng. Hoặc đóng dấu của đơn vị.

– Dòng “Ngày/tháng/năm”: ghi ngày lập biên bản.

– Dòng “Căn cứ quyết định số”: điền số hiệu của Quyết định đánh giá lại TSCĐ.

– Các dòng “Ông/bà… Chức vụ… Đại diện…”: ghi họ tên, chức vụ của những người có liên quan.

– Các Cột A, B, C, D: điền số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách [cấp hạng], số hiệu, số thẻ của TSCĐ phải đánh giá lại.

– Các Cột 1, 2, 3: điền nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ theo giá ghi sổ tại thời điểm đánh giá.

– Cột 4: điền giá trị còn lại sau khi đánh giá lại của tài sản cố định. Lưu ý: nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột 4 phải tách ra 3 cột tương ứng với cột 1, 2, 3.

– Cột 5, 6: điền số chênh lệch [tăng, giảm] sau khi đánh giá lại. Số chênh lệch này là chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị ghi sổ. Nếu đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này phải tách thành 3 cột tương ứng.

– Dòng “Kết luận”: ghi kết luận của Hội đồng đánh giá.

Biên bản phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của người lập, kế toán trưởng và chủ tịch Hội đồng đánh giá lại.

Chủ Đề