Máy biến áp giảm là máy biến áp có

      Máy biến áp hiểu theo một cách đơn giản nhất. Nó là một cái máy có chức năng biến đổi điện áp xoay chiều. Có thể tăng hoặc giảm mức điện áp ban đầu tuỳ thuộc vào cấu tạo của nó.

Biến áp Standa 15KVA - 3 pha

Định nghĩa đầy đủ máy biến áp theo khoa học:

      Máy biến áp là một thiết bị điện từ loại tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không thay đổi.

Do đó máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không biến đổi năng lượng.

Nếu một cuộn dây được đặt vào một nguồn điện áp xoay chiều [gọi là cuộn dây sơ cấp], thì sẽ có một từ thông sinh ra với biên độ phụ thuộc vào điện áp sơ cấp và số vòng dây quấn sơ cấp.

Với tỷ số tương ứng giữa số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp chúng ta sẽ có tỷ lệ tương ứng giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp.

Cấu tạo máy biến áp

      Máy biến áp có các bộ phận chính gồm: Lõi thép [mạch từ], dây cuốn và vỏ máy.

Lõi thép của máy biến áp thường là các lá thép kỹ thuật điện [tole silic] có chức năng dẫn từ thông đồng thời làm khung để đặt dây cuốn. Đối với các loại biến áp dùng trong lĩnh vực thông tin, tần số cao thường được cấu tạo bởi các lá thép permalloy ghép lại.

Dây quấn của máy biến áp làm nhiệm vụ truyền dẫn năng lượng và thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Với biến áp quấn bằng dây đồng thì sẽ dẫn điện tốt hơn, tránh được ôxi hoá, tăng tuổi thọ của biến áp.

Vỏ máy biến áp thường được làm bằng nhựa hoặc sắt, thép,…tuỳ vào thiết kế của từng loại biến áp.

Nguyên lý hoạt động của máy biến áp

      Dây quấn 1 có N1 vòng dây và dây quấn 2 có N2 vòng dây được quấn trên lõi thép.

Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1 [dây quấn sơ cấp], sẽ có dòng điện i1 chạy trong dây quấn 1.

Trong lõi sinh ra từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra các sức điện động e1 và e2.

Dây quấn 2 [dây quấn thứ cấp] có sức điện động e2, sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp xoay chiều u2.

Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.

Nếu N2> N1 thì U2 > U1, I2< I1: máy tăng áp.

Nếu N2< N1 thì U2 < U1, I2> I1: máy giảm áp.

Công dụng và lĩnh vực sử dụng máy biến áp

Máy biến áp dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa,và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải.

Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.

Những loại biến áp nhỏ mà chúng ta dễ thấy nhất đó là những chiếc sạc điện thoại. Máy biến áp nhỏ được tích hợp trong chiếc sạc để hạ áp từ 220V xuống 5V và chỉnh lưu sang nguồn một chiều để sạc pin.

Nhu cầu sử dụng máy biến áp và nguồn cung cấp máy biến áp

      Hiện nay, với công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị điện dần chuyển sang nguồn điện thấp hơn nguồn 220V cho an toàn.

Do nhu cầu nhập máy móc từ nước ngoài của người dân. Vì những chiếc máy nhập từ nước ngoài về thường không sử dụng điện áp định mức 220V như ở Việt Nam. Nên khi về đến Việt Nam phải mua thêm máy biến áp đổi nguồn để có thể sử dụng.

Đặc biệt là những chiếc máy CNC nhập khẩu từ Mỹ hay Nhật về thường sử dụng nguồn điện 220v/ 3 pha hoặc 200v/3 pha thay vì 380v/ 3 pha như ở Việt Nam. Nên khách hàng phải mua máy biến áp Standa 3 pha để đổi nguồn điện.

Biến áp Standa 150KVA - 3 pha

      Do nhu cầu sử dụng điện của người dân khác nhau nên Công ty Cổ phần Standa Việt Nam đã thiết kế ra nhiều loại biến áp như: biến áp Standa 1 pha, biến áp Standa 3 pha, biến áp cách ly Standa,… Đồng thời có nhiều loại công suất khác nhau như: 10kva, 15kva,…cho đến hàng trăm kva cho khách hàng lựa chọn.

       Công ty Cổ phần Standa là nhà sản xuất máy ổn áp, máy biến áp công nghiệp có uy tín và chất lượng. Hiện chúng tôi là đối tác tin cậy của các Công ty, doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp Quang Minh, Bắc Thăng Long, Nội Bài, Khai Quang, Đại An, Quế Võ, Yên Phong… Sản phẩm chính hãng chất lượng cao được các đơn vị đánh giá và phản hồi rất tốt.

Xem thêm: Máy biến áp 100KVA 3 Pha STANDA

Để được tư vấn, hỗ trợ và đặt hàng, quý khách hàng vui lòng liên hệ :

Công ty Cổ phần Standa Việt Nam

Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline : 0969.863.012

Website : //standavietnam.com
Email :

Video giới thiệu công ty ổn áp Litanda Việt Nam:

Máy biến áp của tổ máy số 3 thủy điện Sơn La.

1. Máy biến áp là dụng cụ biến đổi điện áp xoay chiều nhưng không thay đổi tần số.                                                                                              

2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

a. Cấu tạo:

  • Gồm có hai cuộn dây : cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Lõi biến áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau để tránh dòng Fu-cô và tăng cường từ thông qua mạch.                                                                                                                     
  • Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại. 
  • Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ điện. 

b. Nguyên tắc hoạt động:

  • Đặt điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Nó gây ra sự biến thiên từ thông trong hai cuộn. Gọi từ thông này là: φ = φ0cosωt 
  • Từ thông qua cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là : φ1 = N1φ0cosωt và φ2 = N2φ0cosωt 
  • Cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 có biểu thức 
  • Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

3. Công thức máy biến áp.

  • Gọi N1. N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp. 
  • Gọi U1, U2 là điện áp 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp. 
  • Gọi I1, I2 là cường độ hiệu dụng của dòng điện 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp. 
  • Trong khoảng thời gian Δt vô cùng nhỏ từ thông biến thiên gây ra trong mỗi vòng dây của cả hai cuộn suất điện động bằng:

                             


  • Suất điện động trên một cuộn sơ cấp là:

                            


  • Suất điện động trên cuộn thứ cấp:

                             


  • Tỉ số điện áp 2 đầu cuộn thứ cấp bằng tỉ số vòng dây của 2 cuộn tương ứng

                            


  •  Tỉ số e2/e1 không đổi theo thời gian nên ta có thể thay bằng giá trị hiệu dụng ta được

                          


  • Điện trở thuần của cuộn sơ cấp rất nhỏ nên U1=E1.
  • Mạch thứ cấp hở nên U2=E2 
  • Công thức máy biến áp:

                   

 

• Nếu N2 > N1 => U2 > U1 : gọi là máy tăng áp. 

• Nếu N2 < N1 => U2 < U1 : gọi là máy hạ áp. 

  • Vì hao phí ở máy biến áp rất nhỏ, coi như công suất ở 2 đầu cuộn thứ cấp và sơ cấp như nhau. 
                  
 
  • Công thứ máy biến áp khi hiệu suất bằng 1:

                                     


4. Truyền tải điện năng đi xa

  • Điện năng sản xuất được truyền tải đến nơi tiêu thụ trên đường dây dẫn dài hàng trăm km. Công suất cần truyền tải:

                                  

 

  • Trong đó : P là công suất cần truyền đi, U là điện áp tại nơi truyền đi, I là cường độ dòng điện trên dây dẫn truyền tải, cosφ là hệ số công suất. 

                                   


  • Công suất hao phí ΔP do hiệu ứng Joule: 

                              

 

  • Công suât tỏa nhiệt trên đường dây khi truyền tải điện năng:

                          

  • Để giảm công suất tỏa nhiệt ΔP: 

                           

 

           Nên để giảm R thì cần phải tăng tiết diện S của dây dẫn: không đạt. 

    • Tăng U: Bằng cách sử dụng máy biến áp, tăng điện áp U trước khi truyền tải đi thì công suất tỏa nhiệt trên đường dây sẽ được hạn chế. Phương án này khả thi hơn vì không tốn kém, và thường được sử dụng trong thực tế. 
  • Công thức tính điện trở của dây dẫn

                               

    • p[Ω.m] là điện trở suất của dây dẫn.
    • ℓ là chiều dài dây.
    • S là tiết diện của dây dẫn. 
  • Công suất tỏa nhiệt là công suất hao phí trên đường dây, phần công suất có ích là:

                             


        Hiệu suất của quá trình truyền tải:

                              


  • Sơ đồ truyền tải điện năng từ A đến B : Tại A sử dụng máy tăng áp để tăng điện áp cần truyền đi. Đến B sử dụng máy hạ áp để làm giảm điện áp xuống phù hợp với nơi cần sử dụng [thường là 220V]. khi đó độ giảm điện áp :

                           

,

    • U2A là điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp của máy tăng áp tại A
    • U1B là điện áp ở đầu vào cuộn sơ cấp của máy biến áp tại B. 
    • Quãng đường truyền tải điện năng là d thì chiều dài dây là ℓ = 2d.

Mô phỏng hoạt động của máy biến áp.


Video liên quan

Chủ Đề