Mẹ cho em con heo đất

Lời bài hát

Mẹ mua cho con heo đất
Mẹ mua cho con heo đất [í ò í o]
Ngày hôm nay em vui lắm
Cầm heo trên tay em ngắm [í ò í o]
Làm sao cho heo mau lớn
Làm sao cho heo mau lớn [í o í ò].

[ĐK:]
Heo không đòi ăn cơm
Heo không đòi ăn cám
Heo chỉ cần em bế trên tay ầu ơ.

Em không thèm mua kem
Em không thèm mua bánh
Em để dành cho heo
Em lì xì heo đất hai trăm mỗi ngày.

Theo clip, trong ngày cưới của chị gái, em trai đã trao ống heo tiết kiệm làm quà cưới mừng chị. Nhận món quà từ người em, cô dâu xúc động rơi nước mắt. Ba mẹ, khách mời nở nụ cười hạnh phúc, mãn nguyện vì tình cảm chị em dành cho nhau. Cư dân mạng bình luận đầy tim và gửi lời chúc hạnh phúc đến cô dâu.

Món quà cưới bất ngờ từ cậu em trai dễ thương khiến cô dâu Thu Hương xúc động rơi nước mắt

NVCC

Món quà quý giá

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, nhân vật chính trong câu chuyện trên là Nguyễn Thị Thu Hương [22 tuổi, ở H.Cần Giuộc, Long An] và cậu em trai dễ thương Nguyễn Đăng Khoa [12 tuổi]. Thu Hương chia sẻ, đám cưới của cô được tổ chức vào giữa tháng 11. Hôm tổ chức ở nhà gái có sự góp mặt của ba mẹ, họ hàng và cô cũng nhận được những món quà cưới ý nghĩa. Trong khoảnh khắc đó, em trai bước lên và trao tặng con heo đất mừng chị gái lấy chồng. Với cô, đó là món quà bất ngờ, quý giá vô cùng.

“Mình nhớ có lần đã từng giả bộ xin em con heo đất đó nhưng em không cho, không biết sao hôm đám cưới em ấy lại tặng cho mình. Mình rất ngạc nhiên và không kìm được nước mắt với khoảnh khắc đó”, cô bộc bạch. Ống heo tiết kiệm được Đăng Khoa “nuôi” cách đây khoảng 2 năm. Mỗi lần có tiền lì xì em bỏ vào đó, quyết không bao giờ lấy ra tiêu vặt. Trước đó, em rất thích một chiếc máy lạnh nên muốn dùng số tiền đó để mua. Tuy nhiên, em đã thay đổi suy nghĩ, quyết định dùng để làm quà cưới cho chị gái.

“Lúc cầm ống heo lên tặng, em trai có nói với mình là: “Chúc chị hai trăm năm hạnh phúc”. Mình và em cách xa tuổi nhau nên không thường xuyên thể hiện tình cảm. Thế nhưng, khi biết tin mình lấy chồng, em rất buồn. Mấy ngày trước, em còn mua đồ ăn, nước uống cho mình”, cô dâu 10X chia sẻ. Nhà Thu Hương và nhà chồng cách nhau khoảng 1 giờ đi xe. Vì đám cưới được tổ chức ở nhà gái trước nên chồng cô không hề biết chuyện em trai tặng ống heo cho vợ.

Dù cách tuổi nhau khá lớn nhưng trong khoảnh khắc quan trọng, tình cảm chị em càng được thắt chặt, gắn bó

Không đập vỡ, giữ gìn để tặng lại em

Khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, anh rể vô cùng bất ngờ và rất vui, càng quý mến em vợ hơn. Nhà cô dâu chỉ có hai chị em. Lúc tổ chức đám cưới, cô cũng được ông bà, ba mẹ nhắc nhở về nhà chồng cố gắng ngoan hiền, biết đối xử với mọi người xung quanh. Cô rất ngạc nhiên vì câu chuyện của hai chị em nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. “Mình sẽ không đập ống heo mà giữ gìn cẩn thận, tiếp tục cho tiền tiết kiệm để sau này em trai lấy vợ sẽ tặng lại. Em mình còn nhỏ nhưng đã biết nghĩ đến mình. Mình rất trân trọng và đây sẽ là kỷ niệm đẹp của hai chị em. Hồi mình bị Covid-19, em cũng quan tâm thường xuyên đưa đồ ăn đến trước cửa và nhắc nhở mình giữ gìn sức khỏe”, cô chia sẻ.

\n

Chứng kiến giây phút đáng nhớ, cô cũng rất thương em trai và cảm thấy hạnh phúc khi có được tình cảm gia đình thiêng liêng, trọn vẹn. Với cô, em trai là người hiền lành, hay quan tâm, giúp đỡ ba mẹ và mọi người.

Đăng Khoa cho hay, em muốn tặng ống heo tiết kiệm cho chị trong ngày cưới vì rất thương chị. Em muốn dành món quà quý giá nhất của mình tặng trong ngày trọng đại với hy vọng chị phải thật hạnh phúc. “Khi chị đi lấy chồng, em vừa buồn vừa vui. Buồn là vì em và chị hai không còn được ở chung nữa, còn vui vì thấy chị mình được hạnh phúc. Em cũng có thêm một người anh luôn yêu thương, đối xử tốt với em”, Đăng Khoa nói.

Poll TNOBạn nghĩ sao về câu chuyện em trai tặng ống heo tiết kiệm cho chị gái ngày chị đi lấy chồng?

Có thể thấy rằng anh chị em trong nhà thường hết mực yêu thương nhau nhưng mỗi nhà, mỗi người thường có cách thể hiện khác nhau. Tình cảm này càng được bộc lộ rõ vào những giây phút quan trọng. Ngoài tình thương của bố mẹ, anh chị em thường giúp đỡ nhau để cuộc sống trở nên ý nghĩa.

Với nhiều hành khách, tiếng trẻ em quấy khóc trên máy bay không khác gì một nỗi ám ảnh. Nhưng điều còn tệ hơn là khi đã bỏ ra số tiền gấp nhiều lần các hành khách khác, họ vẫn không 'thoát' khỏi sự phiền phức này.

  • Giẫm đạp trong lễ đón năm mới ở Uganda làm 9 người chết 
  • Những dự báo kỳ lạ cho năm 2023 
  • Sân bay Manila bị mất điện buộc phải hủy chuyến bay, hàng chục nghìn người bị ảnh hưởng 

2 bên "chiến tuyến"

Nurhachi Che, một cố vấn ngành IT 30 tuổi ở bang New Jersey, Mỹ, vốn rất mong chờ 2 tiếng làm việc thoải mái, không bị làm phiền của mình trên ghế hạng nhất chuyến bay từ Philadelphia đến Kentucky hồi tháng 2. 

Sẵn sàng chinh phục mọi nhiệm vụ trong công việc, cô cẩn thận mở máy tính xách tay, AirPods và tai nghe chống ồn. Nhưng khoảnh khắc mọi hy vọng vỡ tan như bong bóng xà phòng là khi một người mẹ và đứa con ngồi phịch xuống chiếc ghế bên cạnh cô Che, và cô khá chắc chắn rằng chuyến bay yên tĩnh của mình thế là thành chuyện viễn tưởng rồi.

Ngay cả sau khi đeo tai nghe nhét tai và thậm chí là tai nghe chụp đầu khử ồn bên ngoài, cô Che cho biết cô không thể ngăn chặn nổi tiếng khóc của đứa trẻ. Một giờ trước khi hạ cánh, đứa bé và mẹ của em cuối cùng cũng chìm vào giấc ngủ. Rồi đứa nhỏ thậm chí ngả vào đùi cô.

"Tôi không hề vô tâm và sẽ không bao giờ muốn làm hại một đứa trẻ, nhưng thành thật mà nói, trông một đứa trẻ đang ngủ không phải là công việc của tôi", cô Che chia sẻ với New York Times. Khỏi cần phải nói, người phụ nữ chưa có con chẳng hoàn thành nổi chút việc nào và phải thức khuya làm bù.

Một số dịch vụ sang trọng cung cấp không gian chỉ dành cho người lớn, có thể kể tên nhà hàng, quán cà phê, bể bơi hay thậm chí du thuyền. Nhưng máy bay thương mại thì không nằm trong số đó, dù hành khách đôi khi phải chi thêm tới hàng nghìn đô la và cả đống điểm tích lũy.

Phải nói là, khoang hạng nhất cung cấp cho các bậc cha mẹ bay cùng con nhiều đặc quyền họ không thể có ở hạng phổ thông: Sự thoải mái, riêng tư và bớt người nhìn chằm chằm khi con họ quấy rối. Tất cả các hãng hàng không lớn đều cho phép trẻ em bay trên khoang hạng nhất cùng người lớn.

Luật sư Michelle McGovern ở Brooklyn, New York cho biết cô hoàn toàn hiểu tại sao nhiều người không thích có trẻ em trên máy bay, đặc biệt là trên khoang hạng nhất. Tuy nhiên, cô có con nhỏ và khi cô cùng con được thăng hạng vé trong chuyến bay từ New York đến Paris, cô không thể từ chối. 

Kết cục là, cậu con trai lúc đó mới 1 tuổi không hề ngủ một phút trên cả chuyến bay dài. Những gì hành khách chung khoang lần đó phải trải qua, có lẽ không cần giỉa thích thêm.

Từ đó, có một sự mâu thuẫn lớn về lợi ích trên khoang hạng nhất - chỗ ngồi được mong muốn nhất trên mỗi chuyến bay: Một bên là các bậc cha mẹ muốn bay cùng con một cách thoải mái, và bên kia là các hành khách "bó tay" vì đã bỏ ra hàng đống tiền vẫn không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh tiếng ồn.

Theo New York Times, lâu nay nhiều hành khách đã cật lực lên tiếng ủng hộ việc ngăn trẻ em lên khoang hạng nhất. Một khảo sát của Business Travel Show tại châu Âu cho thấy 74% hành khách di chuyển công vụ ở Anh nói rằng trẻ em là nỗi phiền toái lớn nhất trên mỗi chuyến bay.

Một cuộc khảo sát từ năm 2010 của app chuyên đặt vé Skyscanner thì cho thấy 60% hành khách muốn các hãng hàng không cung cấp khu vực "miễn" trẻ em.

Đến giờ những yêu cầu đó vẫn chưa đạt được kết quả. Dù thế, phản ứng từ những người muốn tận hưởng sự yên tĩnh trên các chuyến bay khiến các bậc cha mẹ bay cùng con phải nhăn trán đắn đo trước khi đặt vé, kể cả khi họ đủ điều kiện.

Sarah Joseph, đồng sáng lập một trang web nuôi dạy con từng bay từ Mỹ đến Dubai cùng cậu con trai 9 tháng tuổi và cho biết toàn bộ trải nghiệm đều quá sức. Cô đặt vé hạng nhất vì muốn tận hưởng sự thoải mái, nhưng khi con khóc, cô cảm thấy rất xấu hổ và phải đi xin lỗi những hành khách khác.

Bác sĩ về hưu Jakob Miller, một người ở phía bên kia "chiến tuyến" kể lại trải nghiệm nhớ đời khi ông và vợ bay cùng chuyến với một bà mẹ đi với con. 

"Lúc đầu, chúng tôi cố gắng phớt lờ tiếng ồn và tập trung vào cuộc nói chuyện, nhưng nhiều giờ trôi qua, tiếng khóc của đứa bé trở nên càng to hơn và thường xuyên hơn", Miller nói và giải thích rằng mặc dù người mẹ đã cố gắng trấn an đứa con của cô thì mọi nỗ lực đều vô hiệu.

Đó là lý do vì sao ông tin rằng trẻ sơ sinh nên bị cấm ở khoang hạng nhất trên máy bay. "Hạng nhất là không gian cao cấp, nơi hành khách trả thêm tiền để có thêm sự thoải mái và thư giãn. Sự hiện diện của một em bé, với khả năng quấy khóc và gây om sòm, sẽ phá vỡ bầu không khí yên bình và phá hỏng trải nghiệm của những hành khách khác".

Giải pháp cho cả đôi bên

Dù vậy, chúng ta không thể đổ lỗi cho cha mẹ hay những em bé khi họ có mong muốn chính đáng là tận hưởng dịch vụ cao cấp. Scott Keyes, sáng lập một trang web bay giá rẻ và cha của 2 con, tin rằng thái độ về trẻ em trên các chuyến bay đang dần thay đổi. Mọi người dần thông cảm hơn với các bậc cha mẹ đi cùng con và có lẽ đúng khi cho rằng họ mới là những người cần yên tĩnh và được nghỉ ngơi hơn cả.

Ngoài việc phải trông con, họ cũng đối mặt nhiều áp lực khác như ánh mắt dò xét của những hành khách cùng chuyến. Chưa kể, các hành khách chỉ phải chịu đựng trong một chuyến bay, còn với các bậc cha mẹ thì đó là công việc hàng ngày, hàng giờ.

Nhưng không có nghĩa là các hành khách làm cha mẹ hoàn toàn không thể làm gì. Elaine Swann, sáng lập một trường dạy quy tắc lịch sự ở California cho biết họ nên cân nhắc các yếu tố như độ dài chuyến bay, thời gian bay trong ngày, độ tuổi của con để hiểu rằng con có thể trở thành một yếu tố gây phiền nhiễu hay không.

Bay cùng em bé sẽ cần nhiều sự chuẩn bị.

Cựu tiếp viên hàng không Jacqueline Whitmore cũng cho hay cha mẹ nên sẵn sàng dỗ con mình với đồ ăn, nước uống, đồ chơi và các trò giải trí. Jacqueline cho biết miễn là các em bé ngoan và không gây phiền thì sẽ vẫn được các hành khách khác đón chào.

Collette Stohler, một phóng viên du lịch có vẻ đã áp dụng tốt những điều này khi cô nói dù đã bay qua 6 đất nước và 7 bang trên khoang hạng nhất cùng cậu con trai 8 tháng tuổi, cô nhận được rất nhiều lời khen về sự ngoan ngoãn của cậu bé. Có khi là còn ngoan hơn nhiều hành khách người lớn ấy chứ, Collette chia sẻ.

"Chúng tôi gặp khá nhiều hành khách cư xử tồi tệ, ồn ào, say xỉn và ngáo quyền lực phá bĩnh sự yên tĩnh của khoang hạng nhất".

Bác sĩ Amy Guralnick thì kể một trải nghiệm thực tế khá tréo ngoe. Trong chuyến bay cùng đứa con 3 tuổi từ Chicago đến Israel trên hạng thương gia, hành khách bên cạnh cô ngay lập tức chuyển chỗ khi biết mình ngồi cạnh một em bé.

Người thay thế cho chiếc ghế bị bỏ trống đó vừa ồn ào, khó ưa, thậm chí làm đổ cả đồ uống lên con cô - một đứa trẻ hết sức ngoan ngoãn ngủ hết cả chuyến bay 12 tiếng.

"Khi xuống máy bay, người hành khách bỏ ghế gặp chúng tôi và cho biết cô ấy theo dõi chúng tôi cả chuyến bay. Khi thấy Sasha ngủ cả chuyến, cô ấy ca thán về việc mình đã bỏ ghế".

Luật sư McGovern thì đã hiểu tại sao nhiều người không thích trẻ em trên khoang hạng nhất. Dù vậy, khi đã là mẹ của một đứa trẻ 7 tuổi và cặp sinh đôi 2 tuổi, cô cho biết mình sẽ luôn luôn chọn một chuyến bay hạng nhất dù người khác có hơi khó chịu đi chăng nữa. 

Theo Phụ Nữ Việt Nam Copy link

Link bài gốc Lấy link//phunuvietnam.vn/khi-tre-em-la-hanh-khach-tren-khoang-hang-nhat-xin-hay-thong-cam-cho-cha-me-cac-con-20230101233610705.htm

Vì sao họ tên người ở thời Tam quốc chỉ có 2 chữ? Phía sau là luật lệ quy định chế độ đặt tên cực kỳ nghiêm ngặt

Chủ Đề