Mẹo chữa nhiệt miệng nhanh nhất

Nhiệt miệng là một trong nhiều bệnh lý khá phổ biến về răng miệng. Mặc dù không gây ra nguy hiểm, thế nhưng những nốt nhiệt này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu, thậm chí là gặp khó khăn trong việc ăn uống. Trên thực tế, có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này, giúp bạn thoát khỏi những nốt nhiệt đầy ám ảnh. Trong bài viết hôm nay, META sẽ mách các bạn một vài cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, hiệu quả nhất ngay tại nhà. Nào, các bạn hãy cùng tham khảo và áp dụng nhé!

Tìm hiểu chung về bệnh lý nhiệt miệng

Trước khi đi vào các cách trị nhiệt miệng, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về nguyên nhân cũng như biểu hiện của nhiệt miệng nhé.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng [hay còn gọi là loét áp-tơ] là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm như ở môi, bên dưới lưỡi, trên nướu hoặc bên trong thành má. Thông thường, một vết nhiệt miệng nói chung thường có hình tròn hoặc oval, có màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh.

Không giống với mụn nước hay lở miệng [gây ra do virus herpes], nhiệt miệng không bao giờ xuất hiện ở bên ngoài miệng và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời thì những nốt nhiệt này có thể gây đau nhức, khó chịu cho bạn, đặc biệt mỗi khi ăn uống hoặc nói chuyện.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?

Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nhiệt miệng:

  • Do một tổn thương nhỏ trong miệng khi bạn đánh răng quá mức hoặc do vô tình cắn vào bên trong thành má.
  • Do một vài thực phẩm như socola, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai hay thực phẩm có vị chua...
  • Do thiếu hụt vitamin như vitamin B, kẽm hoặc sắt.
  • Do phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
  • Do vi khuẩn gây loét dạ dày, tá tràng.
  • Do căng thẳng, áp lực trong học tập, công việc...
  • Hoặc do sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.

>> Xem chi tiết: 9+ nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng thường xuyên cần biết để phòng ngừa

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, bạn có thể tự chữa nhiệt miệng tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám:

  • Vết loét ngày càng lớn.
  • Bùng phát nhiều vết loét hơn.
  • Đau buốt nhiều hoặc sốt cao.
  • Tiêu chảy.
  • Đau đầu.
  • Phát ban.

Khi đã nắm rõ một vài kiến thức về nhiệt miệng, bạn hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết được những cách trị nhiệt miệng hiệu quả nhất ngay tại nhà nhé.

Các cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà

Cách trị nhiệt miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể sẽ làm bạn hơi đau rát nhưng nó lại giúp vết nhiệt nhanh khô hơn. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng đơn giản với nước muối theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Bạn hòa tan khoảng 5 gam muối trắng cùng 230ml nước ấm.
  • Bước 2: Súc miệng bằng dung dịch nước muối này khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ bỏ.

Với cách làm này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày và thực hiện vài ngày liên tiếp là những nốt nhiệt đáng ghét ấy sẽ nhanh chóng biến mất.

>> Xem thêm: Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà

Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng sữa chua

Đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Vì thế, nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này cùng tình trạng viêm ruột thì chắc chắn hiện tượng nhiệt miệng cũng sẽ không còn.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, các men vi sinh sống như lactobacillus có trong sữa chua có tác dụng giúp tiêu diệt khuẩn HP, đồng thời điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu tình trạng nhiệt miệng là do vi khuẩn HP thì bạn nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần dinh dưỡng trong vài ngày nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ít nhất 245 gam sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa hiện tượng nhiệt miệng tái phát.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Mật ong có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, các nhà khoa học đã chứng minh được mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt sưng đỏ và đau rát. Bên cạnh đó, mật ong cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.

Để chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng mật ong, bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên nốt nhiệt 4 lần mỗi ngày nhé.

Chữa nhiệt miệng bằng baking soda

Baking soda có tác dụng giúp cân bằng độ pH và làm giảm viêm loét nhanh chóng. Bạn có thể tận dụng loại nguyên liệu quen thuộc này để loại bỏ những vết nhiệt khó chịu theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn hòa tan 5 gam baking soda vào 200ml nước ấm.
  • Bước 2: Súc miệng với dung dịch này trong khoảng 15 - 20 giây.

Bạn có thể súc miệng vài lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ để có được kết quả chữa nhiệt miệng nhanh nhất nhé.

Cách trị nhiệt miệng bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có chứa 2 hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt đó chính là azulene và levomenol. Bạn có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày hoặc dùng bông hoa cúc trong túi trà [sau khi đã pha với nước ấm] đắp lên nốt nhiệt trong vài phút để làm dịu vết thương nhé.

Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bằng oxy già

Sử dụng oxy già cũng là một cách chữa nhiệt miệng khá hiệu quả mà nhiều người thường áp dụng. Oxy già sẽ giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn, đồng thời làm sạch và giảm vi khuẩn trong khoang miệng.

Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng này như sau:

  • Bước 1: Pha loãng dung dịch oxy già 3% với lượng nước tương ứng.
  • Bước 2: Dùng tăm bông hay bông gòn để thấm dung dịch, sau đó thoa trực tiếp lên vết loét vài lần mỗi ngày.

Chỉ cần thực hiện như vậy 2 - 3 ngày là vết loét trong miệng của bạn sẽ nhanh chóng biến mất.

Đẩy lùi nhiệt miệng bằng cách bổ sung các thực phẩm hỗ trợ

Để tăng cường hiệu quả điều trị nhiệt miệng, bạn cần kết hợp một chế độ ăn khoa học và giàu dinh dưỡng với các thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin B: Bổ sung vitamin B cũng là một cách hiệu quả để đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như trứng cá, sữa gạo, sữa đậu nành... vào thực đơn hằng ngày nhé.
  • Thực phẩm giàu axit folic: Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng thì bạn có thể áp dụng một chế độ dinh dưỡng giàu axit folic để phòng ngừa tình trạng này. Các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, măng tây, cải xanh... đều chứa nhiều axit folic, vì thế bạn hãy thường xuyên sử dụng chúng nhé.
  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt không chỉ chữa nhiệt miệng mà còn tăng cường độ rắn chắc của xương và cơ. Các thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể lựa chọn bao gồm: Hàu, gan gà, ngũ cốc, bông cải xanh, trứng...
  • Nước dừa: Nước dừa có thể làm dịu viêm và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Vì thế, nếu bị nhiệt miệng thì bạn nên bổ sung loại nước bổ dưỡng này nhé.

>> Tham khảo thêm: Hay bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì để trị nhanh và hiệu quả?

Lưu ý khi chữa nhiệt miệng tại nhà

Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự chữa nhiệt miệng tại nhà:

  • Bạn nên tránh sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, bởi đây là một chất có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng và làm tái phát nhiệt miệng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ví dụ như kem đánh răng dược liệu Thái Dương...
  • Bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, không đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bạn có thể sử dụng máy tăm nước để vệ sinh khoang miệng an toàn và hiệu quả nhất.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc các món nướng và rán vì chúng có thể làm tình trạng nhiệt miệng trầm trọng hơn.
  • Không phải vết loét nào trong miệng cũng là vết nhiệt miệng. Vì thế, nếu vết loét không có dấu hiệu phục hồi sau hơn 3 tuần hoặc có nhiều biểu hiện bất thường thì bạn nên đi khám để loại trừ khả năng mắc một số bệnh nghiêm trọng khác, ví dụ như ung thư...

>>> Xem thêm: 

Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn sẽ biết được cách đẩy lùi những nốt nhiệt miệng đáng ghét ngay tại nhà. Nếu có nhu cầu sử dụng máy tăm nước, kem đánh răng dược liệu, bạn vui lòng truy cập website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới:

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Xem thêm: cách chữa nhiệt miệng tại nhà, cách trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi người đều có thể bị nhiệt miệng ít nhất 1 lần trong đời sống. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh. Việc điều trị nhiệt miệng thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu về cách chữa nhiệt miệng hiệu quả trong bài viết dưới đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc nhé!

Tổng quan nhiệt miệng là gì?

Để biết về cách chữa nhiệt miệng, chúng ta cần tìm hiểu bệnh nhiệt miệng là gì. Nhiệt miệng là sự xuất hiện các vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Ban đầu các vết loét có màu trắng, rìa ửng đỏ rồi sau đó chuyển sang màu hơi vàng. Vết loét thường có kích thước nhỏ hơn 1cm và thường gây đau rát.

Vết loét miệng thường có hai dạng:

  • Vết loét đơn giản: có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài 7 ngày. Độ tuổi hay gặp nhất là từ 10 – 20 tuổi.
  • Vết loét phức tạp: ít gặp hơn, phổ biến ở những người từng mắc bệnh nhiệt miệng dạng này trước đây.
Các vết loét thường xuất hiện quanh miệng khi bị nhiệt miệng

Nếu nhiệt miệng trong vài tuần trở lên mà không được điều trị đúng cách, bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Đau hoặc khó chịu khi nói chuyện, đánh răng hoặc ăn uống.
  • Mệt mỏi toàn thân.
  • Vết loét lan ra ngoài miệng.
  • Sốt.
  • Viêm mô tế bào.

Xem thêm: Triệu chứng sốt: hiểu như thế nào cho đúng?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu vết loét khiến bạn đau không thể chịu đựng được. Nhất là khi vết loét kéo dài trên hai tuần.

Cách chữa nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối có thể là cách chữa nhiệt miệng. Ưu điểm của cách này là dễ thực hiện, giá rẻ, nguyên liệu dễ kiếm. Hơn nữa, nước muối sinh lý sẽ không làm bạn rát khi súc miệng mà còn giúp làm vết loét mau lành hơn.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại nhiều lần cách nhau vài giờ trong cần để có hiệu quả nhanh hơn. Nếu không có nước muối sinh lý pha sẵn bạn có thể tự pha nước muối ấm để súc miệng. Tuy nhiên do tự pha nên súc nước muối này có thể khiến bạn hơi rát.

Baking soda

Súc miệng bằng baking soda là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Baking soda có thể giúp bạn cân bằng độ pH và giảm viêm để vết loét mau lành. Cách thực hiện:

  • Hòa 5g baking soda trong khoảng 230ml nước.
  • Súc miệng với dung dịch này 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.
Baking Soda có thể được dùng để chữa nhiệt miệng

Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ tốt. Một nghiên cứu cho rằng, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết loét miệng bớt đau và sưng đỏ. Bạn thực hiện bằng cách thoa mật ong lên vết loét miệng 4 lần/ngày. Lưu ý cho bạn là nên chọn mua loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý nhiều để đạt hiệu quả tốt hơn.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt

Cách chữa nhiệt miệng – Dùng thuốc

Thuốc bôi tại chỗ

Bạn có thể dùng một số loại thuốc bôi tại chỗ để trị nhiệt miệng. Các loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc Kamistad Gel N, Oracortia, Mouthpaste, Emoflour, Gengigel, Orrepaste, Mandarin…

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em hiệu quả

Thuốc dùng toàn thân

Thuốc dùng toàn thân để chữa nhiệt miệng chỉ được sử dụng khi được các bác sĩ chỉ định sau khi đã thăm khám đánh giá tình trạng.

Một số loại như thuốc toàn thân trị nhiệt miệng như:

Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc điều trị nhiễm trùng Flagyl [metronidazol]

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm cũng có thể giúp trị nhiệt miệng. Đồng thời đây cũng là cách để phòng ngừa nhiệt miệng. Trong những ngày bị nhiệt miệng, bạn không nên ăn thức ăn cay nóng, các món nướng và rán. Vì các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Khi tìm hiểu về cách chữa nhiệt miệng thì việc tìm hiểu các triệu chứng của bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết. Người bị lở, loét miệng thường có một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét đau, đốm đỏ sưng phát triển thành vết lở, loét. Thường ở các vị trí như: mặt trong của má và môi, lưỡi, nướu, nền miệng.
  • Vùng trung tâm các vết loét có màu trắng hoặc màu vàng.
  • Kích thước vết loét thường nhỏ.

Một số trường hợp ít gặp, nhiệt miệng còn có các biểu hiện bao gồm:

  • Sốt.
  • Sưng hạch bạch huyết gần miệng.

Các vết loét này thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo. Nhưng cũng có thể mất thời gian lâu hơn để vết loét có thể lành hoàn toàn.

Triệu chứng nhiệt miệng là những vết loét gây đau bên trong miệng

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng. Các nghiên cứu chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng như:

  • Môi trường.
  • Chế độ dinh dưỡng.
  • Sinh vật gây nhiễm trùng.
  • Độc tố trong thực phẩm.
  • Ký sinh trùng.
  • Sự thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic, vitamin B12.

Ngoài ra, các vết loét có thể hình thành do các nguyên nhân làm tổn thương miệng như: đánh răng quá mạnh, tai nạn khi chơi thể thao, dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt…

Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế khi bị nhiệt miệng. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Ngoài cách chữa nhiệt miệng thì vấn đề phòng ngừa chúng cũng rất được quan tâm. Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Một số phương pháp sau đây có phòng ngừa nhiệt miệng:

  • Tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, sức cơ, cân bằng nội tiết tố.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Xem thêm: Mách bạn cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả

Trên đây là bài viết của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc về cách chữa nhiệt miệng. Bài viết trên chỉ mang tính chất thông tin và không có tác dụng thay thế bất cứ điều trị nào của bác sĩ. Do đó khi thực hiện các biện pháp chữa nhiệt miệng tại nhà không thấy hiệu quả, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ có phương pháp điều trị y tế cụ thể cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề