Methicillin là thuốc gì

Hội Bệnh nhiễm Hoa-kỳ [IDSA: Infectious Diseases Society of America] đã đưa ra hướng dẫn thực hành lâm sàng điều trị tụ cầu kháng methicillin [MRSA] ở trẻ em và người lớn. Bài này đăng trên báo Clinical Infectious Diseases.

Ủy ban gồm 13 người sọan thảo hướng dẫn này được hội bệnh nhiễm Hoa-kỳ yêu cầu đưa ra những lời khuyên dựa theo chứng cứ đối phó với nhiễm MRSA. Bảng hướng dẫn này được chấp thuận bởi hội bệnh nhiễm nhi khoa, hội bác sĩ y khoa cấp cứu và hàn lâm viện nhi khoa Hoa-kỳ. Theo bác sĩ y khoa Catherine Liu, tác giả chính của bảng hướng dẫn và là phó giáo sư lâm sàng phân khoa bệnh nhiễm đại học UC San Francisco, MRSA là nguyên nhân chính nhiễm trùng ở cộng đồng cũng như ở bệnh viện. Đây là nguyên nhân hàng đầu bệnh nhiễm ngòai da đến phòng cấp cứu và có thể sinh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và xâm lấn hơn tạo ra khoảng 18000 ca tử vong mỗi năm tại Hoa-kỳ.

Sau đây là những hướng dẫn chính

I. Nhiễm trùng da và mô mềm [SSTI: Skin & Soft Tissue Infection] - Điều trị chính ap-xe da là giải phẫu rạch và dẫn thóat mủ ra. - Nên dùng điều trị kháng sinh cho ap-xe liên quan với bệnh nghiêm trọng, tiến triển nhanh với viêm mô tế bào, bệnh tòan thân, có bệnh kèm theo hay suy yếu hệ miển nhiễm, tuổi quá cao, vị trí nhiễm khó dẫn thóat mủ, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn, và không đỡ hơn sau khi giải phẫu rạch và dẫn thóat mủ. - Viêm mô tế bào có mủ phải điều trị theo kinh nghiệm chống MRSA . - Viêm mô tế bào không có mủ phải điều trị theo kinh nghiệm chống Streptococci β-tan huyết. - Kháng sinh uống chọn lựa cho MRSA mắc ở cộng đồng là clindamycin, trimethoprim-sulfamethoxazol [Bactrim], tetracyclin hay linezolid từ 5 đến 10 ngày. - Bệnh nhân nằm bệnh viện phải được mổ cắt bỏ họai tử [debridement], điều trị kháng sinh phổ rộng và điều trị theo kinh nghiệm MRSA [tiêm mạch vancomycin, uống hay tiêm mạch linezolid, daptomycin, telavancin hay clindamycin] từ 7 đến 14 ngày.

- Ở trẻ em, nhiễm trùng nhẹ có thể dùng mupirocin thoa ngòai da và nhiễm trùng phức tạp với vancomycin.

II. Tái nhiễm da và mô mềm với MRSA
- Biện pháp phòng ngừa gồm vệ sinh cá nhân và môi trường, làm mất cụm khuẩn [decolonization] và điều trị tiếp xúc có hay không có triệu chứng.

III. Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn - Vancomycin và daptomycin được khuyên dùng để điều trị nhiễm huyết không có biến chứng ít nhất 2 tuần, nhiễm huyết có biến chứng từ 4 đến 6 tuần, và viêm nhiễm khuẩn màng trong tim trong 6 tuần. - Nên siêu âm tim cho người lớn viêm nhiễm màng trong tim và trẻ em có nguy cơ viêm nhiễm khuẩn màng trong tim. - Trẻ em nhiễm khuẩn huyết và viêm nhiễm khuẩn màng trong tim, nên dùng vancomycin từ 2 đến 6 tuần.

- Trong nhiễm khuẩn huyết MRSA, theo dõi cấy máu 2 đến 4 ngày sau khi mẫu cấy ban đầu dương tính, và tiếp tục cấy nếu cần thiết để ghi vào bệnh án đã xóa được nhiễm khuẩn huyết.

IV. Viêm phổi
- Điều trị theo kinh nghiệm MRSA mắc ở cộng đồng với vancomycin tiêm mạch, linezolid uống hay tiêm mạch, hay clindamycin uống hay tiêm mạch từ 7 đến 21 ngày cho những người trong ICU, người bị thâm nhiễm họai tử hay có hang, hay viêm mủ màng phổi.

V. Nhiễm trùng xương và khớp - Điều trị chính viêm xương tủy và viêm khớp nhiễm khuẩn là mổ cắt bỏ mô họai tử và dẫn thóat mủ. - Kháng sinh được chọn là vancomycin, daptomycin, trimethoprim-sulfamethoxazol cọng thêm rifampin, linezolid và clindamycin.

- Thời gian điều trị ít nhất 8 tuần cho viêm xương tủy người lớn và 4 đến 6 tuần cho trẻ em và 3 đến 4 tuần cho viêm khớp nhiễm khuẩn người lớn hay trẻ em.

VI. Hệ thần kinh trung ương - Nên điều trị ít nhất 2 tuần vancomycin vào tĩnh mạch để chửa viêm màng não và gỡ bỏ chỗ rẻ tắt dòng “sưn” bị nhiễm trùng. - Trong trường hợp áp-xe [tụ mủ cục bộ] não, tích mủ dưới màng cứng của não, áp-xe ngòai màng cứng cột sống, và huyết khối viêm nhiễm khuẩn hang hay cứng xoang tĩnh mạch , cách chửa trị dùng giải phẫu rạch để dẫn thóat mủ ra và tiêm tĩnh mạch vancomycin từ 4 đến 6 tuần.Có thể kết hợp với rifampin. • Điều tri phụ trợ: - Có thể dùng thêm chất ức chế tổng hợp protein và tiêm mạch immunoglobin trong một số trường hợp. • Liều Vancomycin: - Liều tiêm mạch vancomycin là 15-20 mg/Kg/liều cho đến 2 g/liều mỗi 8-12 giờ cho người lớn và 15 mg/Kg/liều mỗi 6 giờ cho trẻ em. - Nồng độ đáy đề nghị trước liều thứ 4 hay 5 là 15-20 μg/mL - Phần lớn nhiễm trùng da và phần mềm, liều vancomycin là 1 g mỗi 12 giờ và nồng độ đáy không cần thiết. • Mức nhạy cảm với Vancomycin: - Nếu nồng độ ức chế tối thiểu [MIC] của Vancomycin > 2μg/mL hay đáp ứng lâm sàng tồi, nên nghĩ đến thuốc thay thế. - Khi dùng thuốc thay thế cho Vancomycin cần có kháng sinh đồ chứng minh vi khuẩn nhạy cảm với thuốc mới và ghi lại trong bệnh án. • Nhiễm khuẩn dai dẳng hay điều trị vancomycin thất bại: - Nên nghĩ đến lọai bỏ những ổ nhiễm, dẫn thóat mủ hay mổ cắt bỏ họai tử, liều cao vancomycin thêm thuốc phụ trợ, hay quinupristin-dalfopristin, trimethoprim-sulfamethoxazol, linezolid hay telavancin. • Bé sơ sinh: - Bé sơ sinh đủ ngày tháng với bệnh nhẹ ở một chỗ có thể dùng thuốc thoa ngòai da mupirocin. - Bé sơ sinh thiếu tháng hay quá nhẹ cân khi sinh với bệnh tại chỗ hay bé đủ ngày tháng với bệnh nặng có thể điều trị với vancomycin hay clindamycin tiêm mạch.

DS. LÊ VĂN NHÂN

Theo Yduocngaynay

Nhiều chủng tụ cầu sản xuất penicillinase, một enzyme bất hoạt một số kháng sinh beta-lactam; kháng penicillin G, ampicillin, và penicillin chống pseudomonas.

Các chủng vi khuẩn cộng đồng thường nhạy cảm với penicillin kháng penicillinase [ví dụ methicillin, oxacillin, nafcillin, cloxacillin, dicloxacillin], cephalosporin, carbapenems [ví dụ, imipenem, meropenem, ertapenem, doripenem], tetracyclines, macrolides, fluoroquinolones, trimethoprim/sulfamethoxazole [TMP/SMX], gentamicin, vancomycin, và teicoplanin.

MRSA đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các bệnh viện. Ngoài ra, CA-MRSA [nhiễm tụ cầu ngoài cộng đồng MRSA] đã nổi lên trong vài năm qua ở hầu hết các khu vực địa lý. CA-MRSA có khuynh hướng ít kháng với nhiều loại thuốc hơn MRSA bệnh viện. Các chủng này, mặc dù kháng được hầu hết các beta-lactam, thường nhạy cảm với TMP/SMX và tetracyclines [minocycline, doxycycline] và nhạy với clindamycin, nhưng có khả năng xuất hiện kháng clindamycin do các chủng gây kháng thuốc kháng với erythromycin [phòng thí nghiệm có thể báo cáo các chủng này như xét nghiệm dương tính D]. Vancomycin có hiệu quả chống lại hầu hết các chủng MRSA, đôi khi phối hợp với rifampin và một aminoglycosid trong một số trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng [ví dụ, viêm xương, viêm khớp nội tạng, viêm nội tâm mạc van nhân tạo]. Cần xem xét một loại thuốc thay thế [daptomycin, linezolid, tedecolid, dalbavancin, oritavancin, tigecycline, quinupristin/dalfopristin, TMP-SMX, ceftaroline] khi điều trị các chủng MRSA với MIC vancomycin> 1,5 mcg/mL.

S. aureus Kháng Vancomycin [VRSA, MIC> 16 mcg/mL] và S. aureus nhạy cảm trung gian với vancomycin[VISA, MIC 4 đến 8 mcg/mL] đã xuất hiện ở Mỹ. Điều trị đòi hỏi kháng sinh linezolid, tedizolid, quinupristin/dalfopristin, daptomycin, TMP/SMX, hoặc ceftaroline. Dalbavancin và telavancin có hoạt tính chống lại bệnh cơ tim nhưng có ít hoạt động chống lại VRSA.

Vì tỷ lệ MRSA tăng, điều trị theo kinh nghiệm với những trường hợp nhiễm trùng tụ cầu nặng [đặc biệt là những trường hợp xảy ra trong môi trường chăm sóc sức khoẻ] nên bao gồm thuốc có hoạt tính đáng tin cậy chống lại MRSA. Do đó, các loại thuốc thích hợp bao gồm:

  • Cho nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm trùng máu, là vancomycin hoặc daptomycin

  • Cho viêm phổi, vancomycin, telavancin, hoặc linezolid [vì daptomycin không hoạt động đáng tin cậy trong phổi]

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin [MRSA] là bệnh sinh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin. Triệu chứng lâm sàng đôi khi chỉ là một mụn nhọt trên da nhưng cực kì đau đớn, có thể có mủ. Bệnh có thể diễn tiến nặng dần và có thể dẫn đến tử vong. Vậy điều trị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của ThS.BS Vũ Thành Đô nhé.

1. Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin [MRSA] là gì?

Tụ cầu vốn dĩ tồn tại tự nhiên trên da và mũi thường không gây hại. Tuy nhiên, do một hoàn cảnh nào đó, tụ cầu phát triển mạnh lên và gây ảnh hưởng sức khỏe người mắc. MRSA thuộc nhóm tụ cầu nhưng có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh từng được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường. 

Nhiễm tụ cầu liên quan đến chăm sóc y tế

Người mắc tụ cầu vàng kháng methicillin thường là người có tiền căn từng nhập viện hay làm công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe y khoa. Ví dụ như điều dưỡng hay làm ở trung tâm lọc máu. Bệnh xảy ra trong những tình huống như thế, còn được biết dưới tên Nhiễm MRSA liên quan đến chăm sóc y tế [Health Associated MRSA infection]. Ngoài ra, người bệnh được làm các thủ thuật xâm lấn như phẫu thuật, đặt ống vào lòng tĩnh mạch hoặc khớp nhân tạo cũng có nguy cơ mắc MRSA liên quan chăm sóc y tế.

Nhiễm tụ cầu kháng methicillin trong cộng đồng

Một thể bệnh khác của nhiễm MRSA là xảy ra trong cộng đồng – ở người hoàn toàn khỏe mạnh. Triệu chứng bệnh thường là một mụn nhọt cực kì đau đớn trên da. Chúng lây lan từng vùng da này đến vùng da khác. Một số đối tượng hay mắc tình trạng này là học sinh trường thể dục, ở người chăm trẻ và một số người sống ở vùng dân cư đông đúc.

Nhiễm tụ cầu kháng methicillin có thể đe dọa tính mạng.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng thường thấy đó là trên da xuất hiện những cục u nhỏ màu đỏ trông giống mụn nhọt. Ngoài ra còn có các triệu chứng như:

  • Sưng nóng.
  • Tụ mủ hoặc chảy dịch.
  • Có thể kèm sốt.
  • Nổi ban đỏ.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Mệt mỏi.
  • Ho.
  • Khó thở.
  • Đau ngực.

Bệnh có thể diễn tiến nặng dần, thành khối áp xe nóng cực kì đau đớn, phải được dẫn lưu. Một số trường hợp vi khuẩn vẫn còn lưu lại trên da. Ngoài ra, một số trường hợp vi khuẩn MRSA xâm nhập và sau trong cơ thể, gây ra nhiễm trùng xương, khớp, nhiễm khuẩn huyết, gây đe dọa tính mạng. Một số trường hợp là gây viêm các van tim và phổi.

Xem thêm: 7 loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A tốt cho da và ngăn ngừa nhiễm trùng

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn phải luôn lưu ý đến bất kì vết thương nào trên da, dù rất nhỏ như bị côn trùng đốt hay va quẹt đâu đó, nhất là trẻ nhỏ. Vết thương có thể nhiễm trùng và gây sốt, bạn cần phải đến bác sĩ ngay.

4. Nguyên nhân gây ra nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin [MRSA] là gì?

Có rất nhiều thể của tụ cầu vàng [Staphylococcus aureus]. Một số dòng khuẩn tụ cầu có thể gặp trên da bình thường hoặc ở vùng mũi họng. Những chủng tụ cầu đó không gây hại nếu da không bị thương.

Theo CDC, hiện nay có khoảng 2% dân số đang mang khuẩn tụ cầu kháng methicilline.

Tính kháng thuốc của tụ cầu:

Tụ cầu vàng bắt đầu kháng methicillin là hệ quả của việc dùng thuốc kháng sinh quá mức bừa bãi để điều trị bệnh. Rất nhiều năm trước đây, ngay cả người bệnh chỉ bị cảm lạnh, cúm hay nhiễm virus vẫn được cho kháng sinh điều trị. Ngoài ra, kháng sinh đôi khi không được dùng đủ liều, từ đó làm tăng mức độ kháng thuốc của vi khuẩn.

5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc MRSA.

5.1. Các yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA liên quan đến chăm sóc y tế

  • Nằm viện. MRSA vẫn là một vấn đề cực kì đáng lo ngại ở bệnh viện, nơi thường có những người suy giảm khả năng miễn dịch và người già phải nằm viện dài ngày.
  • Thủ thuật xâm lấn. Ví dụ như đường truyền tĩnh mạch và catheter hệ niệu. Đây chính là những con đường để MRSA xâm nhập vào cơ thể.
  • Nằm viện dài ngày hoặc ở lâu các trung tâm chăm sóc sức khỏe như trung tâm dưỡng lão.
  • Suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc do thuốc.
  • Chạy thận nhân tạo thường xuyên.
Thực hiện thủ thuật xâm lấn hay phẫu thuật làm tăng nguy cơ mắc MRSA.

5.2. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm MRSA cộng đồng

  • Tập luyện thể dục thể thao. MRSA có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương và cọ xát trên da.
  • Ở nơi đông đúc hay nơi không vệ sinh. Những đợt dịch MRSA thường xảy ra ở trại huấn luyện quân sự, trường mẫu giáo và nhà giam.
  • Có quan hệ tình dục đồng giới nam.
  • Dùng thuốc tiêm đường tĩnh mạch.

Xem thêm: Azacné: Kem thảo dược chống viêm, kháng khuẩn cho da mụn

6. Biến chứng nhiễm MRSA gồm những gì?

Nhiễm MRSA là hệ quả của việc kháng quá nhiều thuốc kháng sinh, do đó để điều trị chủng tụ cầu này rất khó khăn. Ngoài ra, tụ cầu có thể lây lan và đe dọa tử vong.

Nhiễm MRSA có thể gây tổn thương nhiều cơ quan:

  • Máu.
  • Phổi.
  • Tim.
  • Xương.
  • Khớp.

7. Phòng ngừa nhiễm MRSA như thế nào?

  • Rửa tay thường xuyên. Đây là biện pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bạn. Xoa 2 tay vào nhau ít nhất 15s, sau đó lau khô với khăn sạch. Bạn cũng có thể mang theo một chai nước sát khuẩn nhỏ có ít nhất 62 độ cồn nếu chỗ bạn tới không có nước và xà phòng.
  • Băng bó vết thương đúng cách. Nếu da bạn bị trầy xước, bạn cần rửa vết thương sạch và băng lại bằng một gạc khô. Trong mủ vết thương có thể có khuẩn tụ cầu MRSA, do đó việc bạn băng vết thương còn giúp ngăn vi khuẩn không lây lan ra các vùng da khác.
  • Hạn chế dùng chung đồ đạc các nhân như khăn tắm, giầy, tất, quần áo… bởi vì MRSA có thể bám trên đồ vật và lây nhiễm người khác.
  • Tắm lại sau khi tập luyện hoặc tham gia các hoạt động mang tính đối kháng. Bạn nên tắm với xà phòng để làm sạch cơ thể.
  • Không dùng chung kim tiêm. Ống tiêm thuốc đã từng sử dụng mang rất nhiều mầm bệnh, bao gồm MRSA, virus HIV và virus viêm gan C.
Rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm MRSA

8. Chẩn đoán nhiễm MRSA như thế nào?

Bác sĩ sẽ thăm khám và có thể đem ít mẫu mô tại chỗ vết thương hay dịch nhầy mũi đi xét nghiệm xem mức độ kháng thuốc của vi khuẩn. Tuy vậy, phải mất 48 giờ mới có kết quả trả về.

Phân lập vi khuẩn từ dịch hay mô chỗ vết thương

Lấy mẫu mô và dịch trên miếng gạc đắp lên vết thương và gửi phòng xét nghiệm. Nhờ đó có thể phát hiện có hay không nhiễm trùng tại vết thương, loại vi khuẩn và mức độ kháng thuốc.

Cấy đàm

Yêu cầu bệnh nhân ho và khạc đàm vào lọ vô trùng. Sau đó gửi mẫu đàm đến phòng xét nghiệm, đánh giá có hay không vi khuẩn cũng như máu, mủ trong đàm. Nếu bệnh nhân không có khả năng ho/ khạc đàm, bác sĩ có thể nội soi để lấy mẫu đàm.

Cấy nước tiểu

Người bệnh cần lấy nước tiểu giữa dòng để đảm bảo kết quả cấy nước tiểu chính xác nhất. Đôi khi, bác sĩ có thể lấy mẫu nước tiểu trực tiếp từ bàng quang thông qua một catheter. Catheter này được đưa qua niệu đạo và bàng quang.

Cấy máu

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu và gửi xét nghiệm. Thường kết quả cấy máu sẽ trả về sau 48 giờ. Nếu kết quả cấy dương, có thể bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn có thể vào máu thông qua nhiều đường như hô hấp, đường tiểu.

9. Điều trị tụ cầu kháng methicilline như thế nào?

Cả bệnh nhiễm MRSA liên quan đến chăm sóc y tế hoặc trong cộng đồng vẫn còn đáp ứng một số loại kháng sinh. Tuy vậy, trong một số trường hợp, có thể bạn chỉ cần dẫn lưu mủ tại vết thương mà không cần uống kháng sinh.

Tóm lại, nhiễm tụ cầu kháng methicillin [MRSA] là một bệnh rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người mắc. Do đó, cần lưu ý rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân sau khi tập luyện hay đến nơi đông người, chăm sóc vết thương thật tốt… để tránh nhiễm MRSA. Nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích, hãy chia sẻ đến mọi người nhé.

Video liên quan

Chủ Đề