Miệng lồi phải làm sao

Hơn một năm nay, Trà [28 tuổi] xuất hiện cục u lồi, cộm lên ở nướu hàm trên và được chẩn đoán lồi xương răng, không cần điều trị. Cảm giác nuốt ngày càng bị ảnh hưởng, chị lo lắng đi kiểm tra.

Bác sĩ cho biết, u lành tính khẩu cái cứng còn được gọi là lồi xương khẩu cái hay torus khẩu cái và torus hàm dưới. Đây không được xem là một biến đổi bệnh lý, song khi nó phát triển quá lớn làm ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt nói và cản trở điều trị phục hình răng sứ hay niềng răng. 

Các trường hợp u lồi xương hàm

Tỷ lệ người Việt có torus khá cao. Nguyên nhân di truyền chiếm 70% với các yếu tố như chủng người, giới tính, gia đình. Môi trường chiếm 30% lý do gây bệnh. 

Torus hàm trên là biến dạng thường gặp của xương khẩu cái, thường xuất hiện và phát triển sau tuổi 30 hoặc sớm hơn, sau nhiều năm thì ngưng phát triển. Theo các số liệu thống kê răng hàm mặt, ở Việt Nam 75% dân số có torus hàm trên trong miệng. Tỷ lệ có torus khẩu cái ở nữ là 73%, cao hơn so với nam. Vị trí của torus hàm trên thường thấy ở 1/3 giữa khẩu cái.

Tỷ lệ mắc torus hàm dưới thấp hơn, chiếm 3,6% dân số. Tỷ lệ này ở nam là 4,8%, nhiều hơn nữ với 3%. Hơn nữa nam vừa có torus khẩu cái vừa có torus hàm dưới với tỷ lệ cao gấp đôi nữ. Đối với torus hàm dưới, vị trí thường gặp nhất là vị trí ở mặt lưỡi đối diện với vùng răng cối nhỏ. Torus hàm dưới thường gặp nhất là ở hai bên, đối xứng nhau. Trường hợp torus một bên cũng không hiếm.

Theo bác sĩ, đa số trường hợp lồi xương khẩu cái không cần điều trị. Chỉ định phẫu thuật khi cục u quá lớn làm chiếm không gian của lưỡi hoặc khi mang hàm răng giả, lưng lưỡi chạm hàm giả gây nôn. Phẫu thuật chỉ làm nhỏ lại nhưng vẫn bảo tồn hình dáng torus. Mổ trong các trường hợp lõm gây tích tụ thức ăn dưới hàm giả dẫn đến viêm mạn tính, làm người bệnh khó chịu…

Trong một số trường hợp, lồi xương khẩu cái có khả năng liên quan đến ung thư khẩu cái. Khi tổn thương có xuất hiện viêm loét chảy máu nên đi khám. Không hút thuốc lá, không nhai trầu, thực hiện vệ sinh răng miệng. 

 Để biết thông tin, tư vấn về dịch vụ bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn 

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Khỏe đẹp
  4. Dưỡng da

Thứ Bảy ngày 18/06/2022

  • Làm gì để ngăn sẹo lồi phát triển?
  • Sẹo lồi bôi thuốc gì?
  • 5 cách làm sẹo lồi hết ngứa hiệu quả

Sẹo lồi ở môi là tình trạng sẹo rất khó điều trị dứt điểm vĩnh viễn, nhất là những vết sẹo đã tồn tại lâu năm, gây ra cảm giác khó chịu, ngại ngùng khi giao tiếp. Bên cạnh đó, sẹo lồi trên môi còn khiến môi mất cân đối, gây khó khăn trong việc ăn uống, cử động khuôn miệng.

Sẹo lồi ở môi được hình thành do sự phát triển quá mức của collagen trong quá trình tái tạo da và làm lành vết thương. Các vết sẹo nổi lên trên bề mặt da có kích thước khác nhau tùy thuộc vào kích thước vết thương và có thể lan rộng ra ngoài vết thương, có thể gây đau, căng cứng và ngứa quanh vùng da bị sẹo.

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi ở môi

Sẹo lồi ở môi là một dạng sẹo lồi khá phức tạp, do nó nằm ở vị trí nhỏ và dễ nhìn thấy trên khuôn mặt. Sẹo hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là:

  • Chấn thương rách môi, vết thương hở ở môi, vết bỏng…

  • Rủi ro khi phun xăm môi, xỏ khuyên môi không đúng cách.

  • Mụn rộp ở môi không điều trị đúng cách.

  • Mắc bệnh Herpes môi nhưng không thực hiện chữa trị đúng cách và kịp thời.

  • Chế độ ăn khi đang có vết thương hở ở môi.

  • Người có cơ địa sẹo lồi.

Xỏ khuyên môi không đúng cách là nguyên nhân gây sẹo lồi ở môi

Biểu hiện sẹo lồi ở môi

Sẹo lồi ở môi có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào kích thước và mức độ co kéo. Tuy nhiên, sẹo vẫn có các triệu chứng chung như:

  • Có lớp màng bọc ở bên ngoài bao lấy nhân sẹo, có thể thấy rõ mạch máu ở bên trong.

  • Màu sắc vết sẹo sẽ đậm hơn so với màu môi bình thường do tăng sắc tố, có thể có màu hồng hoặc đỏ tím.

  • Sẹo có xu hướng tăng lên về kích cỡ, lan rộng vào lòng môi, gây khó khăn trong việc cử động của khuôn miệng.

  • Sẹo lồi lâu năm có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống.

  • Sẹo lồi làm cho đôi môi mất đi cân đối, gồ lên so với bề mặt da.

Những phương pháp trị sẹo lồi ở môi hiệu quả

Môi là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể mỗi người. Điều trị sẹo trên các bộ phận bình thường như chân tay đã khó, sẹo lồi ở môi lại càng khó điều trị hơn, vì môi là vùng da nhỏ, mỏng, có nhiều mạch máu. Vì vậy, để trị sẹo lồi trên môi hiệu quả, bạn cần lựa chọn những phương pháp lành tính, vừa mang lại hiệu quả cao vừa tránh làm tổn thương môi, gây lãng phí tiền bạc và thời gian.

Hiện nay, có rất nhiều cách trị sẹo lồi, tùy vào mức độ hình thành sẹo sẽ có cách khắc phục phù hợp.

Đối với sẹo lồi mới hình thành trên môi

Có thể trị sẹo lồi ở môi mới hình thành bằng cách sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên:

  • Tinh dầu hoa oải hương: Từ lâu, tinh dầu oải hương đã được biết đến với công dụng trị mụn và vết thâm, đặc biệt là trị sẹo lồi hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng bông thấm tinh dầu rồi thoa đều lên vùng sẹo khoảng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Lưu ý trước khi thoa lên môi cần vệ sinh môi sạch sẽ để vi khuẩn và các tác nhân gây hại không ảnh hưởng đến sẹo.

  • Nghệ: Nghệ là nguyên liệu phổ biến trong việc điều trị sẹo lồi bởi trong nghệ có chứa nhiều hoạt chất curcumin có khả năng làm phẳng bề mặt sẹo đồng thời kích thích quá trình tái tạo da. Bạn chỉ cần gọt vỏ nghệ tươi, sau đó giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước nghệ tươi nguyên chất, dùng bông y tế thấm vào nước nghệ rồi thoa đều lên vết sẹo, để khoảng 10 - 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Nha đam: Nha đam là nguyên liệu chăm sóc da phổ biến của nhiều chị em, không chỉ có tác dụng trị sẹo, giúp vết thương trên da nhanh lành mà còn giúp đôi môi luôn căng mọng. Bạn rửa và gọt sạch vỏ nha đam, sau đó cạo lấy phần gel trong, thoa đều gel nha đam lên vết sẹo, để khoảng 10 - 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Sử dụng tinh dầu hoa oải hương để trị sẹo lồi ở môi

Còn có thể trị sẹo bằng nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhưng phương pháp này tốn nhiều thời gian và hiệu quả khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người.

Ngoài ra, bạn có thể dùng kem hoặc các thuốc trị sẹo lồi ở môi. Các loại kem trị sẹo thường có tác dụng ức chế sự phát triển quá mức của collagen, tác động đến mô sẹo, làm mềm nhân sẹo và làm xẹp sẹo lồi nhanh chóng.

Đối với sẹo lồi đã tồn tại lâu năm

Giai đoạn này, sẹo đã phát triển rất to về kích thước. Càng lâu, nhân sẹo càng trở nên cứng hơn, các tổ chức của mô sẹo cũng phát triển, bao quanh sẹo khiến sẹo càng khó điều trị hơn.

Bạn cần điều trị bằng thuốc trị sẹo kết hợp với công nghệ thẩm mỹ như:

  • Công nghệ Laser CO2 Fractional: Những ưu điểm nổi bật có thể kể đến là: Loại bỏ đến 95% sẹo lồi chỉ với một lần điều trị; không tấn công vùng da xung quanh vết sẹo; kết hợp các liệu pháp có thể làm trẻ hóa, giảm các vết thâm, làm sáng da như không có sẹo; đảm bảo an toàn tối đa và ngăn ngừa sự tái phát của sẹo.

  • Công nghệ tiêm K-Cort: Thuốc K-Cort có hoạt chất chính là Triamcinolone Acetonide, khi thẩm thấu sẽ làm mềm mô sẹo, phá hủy cấu trúc gốc của sẹo, từ đó giúp da môi mịn màng, nhanh chóng loại bỏ sẹo lồi ở môi, đồng thời giảm đau, giảm ngứa ngáy và các triệu chứng gây khó chịu khác cho khách hàng.

  • Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi ở môi: Đây là phương pháp xâm lấn loại bỏ sẹo lồi trên môi, gây ra một số tổn thương cho vùng da môi nhưng cho hiệu quả rõ rệt ngay sau khi điều trị. Tuy nhiên, để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất và phòng tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, tránh sẹo lồi tái phát trở lại, bạn hãy lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để thực hiện và tuân thủ chăm sóc, vệ sinh tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý sau khi điều trị sẹo lồi ở môi

Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý để bảo vệ làn da, ngăn ngừa sự tái phát của sẹo sau khi đã hoàn thành điều trị sẹo lồi ở môi:

  • Không sử dụng các thực phẩm kích thích tạo sẹo lồi như hải sản, thức ăn nhiều chất xơ, đạm, rau muống, thịt gà...

  • Khi ra ngoài phải chú ý che chắn cẩn thận vết sẹo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước các vật dụng như kem chống nắng, khẩu trang… để bảo vệ da môi.

Thịt gà gây sẹo lồi nhiều hơn

Những vết sẹo xuất hiện ở bất cứ đâu trên khuôn mặt khiến bạn mặc cảm, mất tự tin. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng và cách điều trị sẹo lồi ở môi. Mong bạn tìm được phương pháp trị sẹo phù hợp và hiệu quả.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sẹo lồi
  • sẹo lồi ở môi

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Chủ Đề