Mỗi lần sạc xe ô to điện hết bao nhiêu tiền

Trên một diễn đàn xe máy điện, nhiều người dùng cho biết thực tế sử dụng sạc của mình với xe VinFast. Theo đó, phần lớn đều nhận định, sạc tại nhà mất nhiều thời gian hơn trong khi hiệu quả lại thấp hơn so với sạc tại các trạm sạc của hãng. Nguyễn Quốc Huy, một khách hàng đang sử dụng VinFast Feliz S tại Hà Nội chia sẻ, thời gian sạc tại trạm VinFast từ mức pin 19% lên 100% là 2 giờ 24 phút, trong khi khi sạc ở nhà từ 40-100% mất 2 giờ 30 phút.

Lý giải về vấn đề này, có người lại cho rằng việc sạc nhanh hay chậm phụ thuộc vào dòng tải điện tại trạm và tại nhà vì bộ sạc vẫn do người dùng mang đến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, dòng điện ở các trạm sạc của VinFast ổn định hơn dòng điện tại hộ cá thể.

Việc “tiếp nhiên liệu” từng là băn khoăn của nhiều người khi quyết định chọn mua xe máy điện, do e ngại về sự thuận tiện và khó thay đổi thói quen sử dụng. Nhưng với việc quy hoạch 150.000 cổng sạc trên khắp 63 tỉnh thành và hiệu quả đã được chứng minh từ thực tế sử dụng, VinFast đã giúp người dùng Việt hoàn toàn tự tin khi lựa chọn chuyển từ xe máy xăng sang xe máy điện. Với ứng dụng VinFast, người dùng có thể tra cứu trạm sạc gần nhất trong lòng bàn tay để tiếp “nhiên liệu” ngay khi cần.

“Có sử dụng mới thấy, chỉ cần thay đổi thói quen một chút là không bao giờ cần lo lắng chuyện xe hết điện giữa đường. Vì mình có thể “dự đoán” được lượng pin còn lại sẽ đi được bao nhiêu km để quyết định đã cần sạc thêm chưa. Nếu nhỡ nhàng thì các trạm sạc VinFast có ở khắp nơi cũng rất tiện lợi để bổ sung năng lượng”, một người dùng xe máy điện VinFast chia sẻ.

Sự lựa chọn phù hợp thời xăng, dầu bão giá

Khi sạc tại trạm sạc công cộng, chủ xe sẽ phải mất chi phí tương ứng với số điện tiêu thụ trong quá trình sạc. Ví dụ như chiếc Feliz S của anh Quốc Huy sạc pin từ 19% lên 100% hết 2,363 kWh điện, tương ứng gần 7.400 đồng. Số tiền này được nhiều người nhận xét là “quá tiết kiệm” trong bối cảnh giá xăng đang tăng cao như hiện nay.

Hiện tại, VinFast đang áp dụng đơn giá sạc 3.117 đồng/kWh, tương đương với đơn giá điện bậc 5, và không tính thêm bất cứ phụ phí nào khác. Feliz S sử dụng pin 3,5 kWh, chi phí để sạc đầy 0-100% là 10.900 đồng. Xe có thể vận hành tối đa gần 200 km.

Trong khi đó, với giá 29.675 đồng/lít xăng RON95-III, một mẫu xe tay ga sử dụng động cơ xăng cùng tầm giá với VinFast Feliz S cần gần 154.310 đồng để đổ đầy bình. Mức chênh chi phí lên tới gần 14,2 lần. Ngay cả khi cộng tiền thuê bao pin vào, nhiều khách hàng vẫn phải thừa nhận, chi phí sử dụng của xe máy điện VinFast hằng tháng cũng thấp hơn khá nhiều so với tiền xăng của một mẫu xe tay ga cùng phân khúc, với quãng đường di chuyển tương đương.

Chưa kể, ở trạm sạc công cộng, mọi chi phí đều được minh bạch và công khai. Hệ thống sẽ tự động gửi chi phí sạc qua ứng dụng của chủ xe. Người dùng còn tiết kiệm được thời gian vì chỉ cần thanh toán một lần cùng chi phí thuê bao pin hàng tháng.

Đối với những ai đang có nhu cầu mua xe điện hoặc đã sở hữu xe điện thì hầu hết đều sẽ quan tâm đến vấn đề sạc ô tô điện. Vậy sạc ô tô điện có những loại nào? Chi phí và thời gian cho mỗi lần sạc là bao nhiêu? Có nên sạc xe điện mỗi đêm không? Để giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này, bài viết dưới đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Cũng giống như các thiết bị chạy bằng điện khác, ô tô điện cũng cần sạc điện để di chuyển và thực hiện các tính năng đi kèm. Pin xe ô tô điện thường là pin lithium và chúng chỉ lưu trữ năng lượng dưới dạng điện một chiều DC. Do đó, bộ sạc của ô tô điện sẽ có chức năng chuyển đổi nguồn điện đầu vào [có thể là AC hoặc DC] thành dòng điện DC để nạp cho pin lưu trữ.

Sạc ô tô điện gồm 2 loại sạc AC và DC

Dựa trên chức năng hoạt động mà sạc ô tô điện được chia thành 2 loại chính là: bộ sạc AC và bộ sạc DC. Trong đó, bộ sạc AC thường được dùng để sạc ô tô điện tại nhà, có thời gian sạc chậm và trung bình, phù hợp với hệ thống điện dân dụng. Ngược lại, bộ sạc DC sẽ cho tốc độ sạc nhanh hơn và thường chỉ có tại các trạm sạc công cộng hay các trạm sạc năng lượng mặt trời.

Các cấp độ sạc ô tô điện

Tốc độ sạc nhanh hay chậm của xe điện phụ thuộc vào hai yếu tố: loại xe [công suất sạc của xe] và nguồn điện mà xe kết nối. Hiện có 3 cấp độ sạc cho xe ô tô điện bao gồm: sạc chậm, sạc nhanh và sạc siêu nhanh.

Bộ sạc cấp 1 [sạc chậm]

  • Thuộc loại sạc AC
  • Kết nối với ổ cắm 120V tiêu chuẩn [là các ổ cắm trong nhà dùng để sạc điện thoại hoặc các thiết bị điện thông thường…]
  • Hiệu quả sạc: đi được 8km sau một giờ sạc
  • Mất 12 đến 20 giờ để sạc đầy pin xe điện [hoặc 6 đến 12 giờ đối với xe plug-in hybrid]
  • Được sử dụng chủ yếu trong các gia đình.

Xem thêm: Tìm hiểu xe hybrid là gì? Các loại xe hybrid

Bộ sạc cấp 2 [sạc nhanh]

  • Thuộc loại sạc AC
  • Kết nối với ổ cắm 240V [sử dụng cho các thiết bị có công suất tiêu thụ lớn như máy sấy quần áo, bếp…]
  • Hiệu quả sạc: đi được trung bình 30km sau một giờ sạc
  • Mất 6 đến 14 giờ để sạc đầy pin xe điện [hoặc 4 đến 8 giờ đối với xe plug-in hybrid]
  • Được sử dụng tại nhà hoặc các trạm sạc công cộng như các khu trung tâm thương mại, bãi gửi xe, các tòa văn phòng…

Bộ sạc cấp 3 [sạc siêu nhanh]

  • Thuộc loại sạc DC, sử dụng dòng điện một chiều [DC] để sạc trực tiếp cho pin lưu trữ
  • Có điện áp hoạt động lên đến 480V
  • Tốc độ sạc nhanh nhất, cho phép sạc đầy pin chỉ sau 20 phút.
  • Được sử dụng chủ yếu tại các trạm sạc nhanh trên cao tốc, trạm dừng nghỉ…
Bộ sạc cấp 3 cho thời gian sạc ô tô điện nhanh nhất

Các địa điểm sạc xe điện phổ biến nhất

Không giống như một chiếc xe ô tô chạy bằng xăng, người dùng chỉ có thể đổ đầy bình tại trạm xăng. Với xe ô tô điện, bạn có thể sạc xe ở nhiều địa điểm hơn: tại nhà, tại các trung tâm thương mại, tại các trạm sạc công cộng hay các bãi đỗ xe trên đường… Tuy nhiên hệ thống các trạm sạc điện tại Việt Nam chưa phổ biến do các phương tiện lưu thông chủ yếu vẫn là xe chạy bằng xăng.

Sạc xe điện tại nhà

Sạc ô tô điện tại nhà là phương pháp sạc tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất, bạn có thể tận dụng thời gian ban đêm để sạc cho xe điện. Để sạc xe điện tại nhà, bạn cần sử dụng bộ sạc cấp 1 hoặc cấp 2. Với bộ sạc cấp 1, bạn có thể cắm sạc trực tiếp vào ổ điện thông thường. Còn với bộ sạc cấp 2, nếu không có sẵn ổ cắm 240V, bạn sẽ phải mua trạm sạc và thuê thợ lắp đặt tại nhà.

Tại các trạm sạc công cộng

Các trạm sạc công cộng thường sử dụng bộ sạc cấp 2 hoặc cấp 3. Bộ sạc cấp 2 ngoài được lắp đặt tại nhà, chúng còn được lắp tại các khu cơ quan, tòa nhà văn phòng hoặc các bãi đỗ xe, trung tâm thương mại… Tuy cho hiệu quả sạc nhanh hơn bộ sạc cấp 1 nhưng so với bộ sạc cấp 3 vẫn chậm hơn đáng kể.

Bộ sạc cấp 3 là dòng sạc siêu nhanh có thể sạc đầy pin chỉ trong 20 – 30 phút. Nhờ đó, người dùng có thể tiết kiệm thời gian chờ đợi trong mỗi lần nạp nhiên liệu cho xe. Loại sạc này thường được lắp đặt tại các trạm sạc công cộng với thời gian di chuyển nhanh như đường cao tốc hay các trạm dừng chân…Tuy nhiên, chi phí để sử dụng bộ sạc này cũng sẽ cao hơn.

Hình ảnh trạm sạc ô tô điện công cộng

Chi phí sạc xe điện là bao nhiêu?

Chi phí sạc xe điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nơi sạc xe và loại xe điện bạn sử dụng [dung lượng pin lưu trữ lớn hay nhỏ].

Loại xe điện

Chi phí sạc xe điện được tính toán dựa trên dung lượng lưu trữ của pin xe điện. Nếu pin xe có dung lượng càng lớn thì khả năng lưu trữ năng lượng càng nhiều, do đó chi phí cho mỗi lần sạc cũng cao hơn. Tuy nhiên với dung lượng pin lớn hơn, bạn cũng có thể đi xa hơn với một lần sạc xe.

Nơi sạc xe điện

Việc sạc xe điện ở các trạm sạc công cộng thường cho thời gian sạc nhanh hơn nhưng chi phí cũng sẽ cao hơn. Do các trạm sạc phải lắp đặt hệ thống sạc tiên tiến cũng như thuê địa điểm, không gian cho dịch vụ sạc xe điện. Vì vậy, việc sạc tại nhà là cách sạc rẻ nhất. Bạn chỉ cần mua bộ sạc là có thể sử dụng điện lưới thông thường để sạc cho xe.

Hoặc để tiết kiệm chi phí sạc xe điện, bạn cũng có thể lắp đặt điện mặt trời để sử dụng nguồn điện năng miễn phí cho xe. Bởi xe điện tiêu tốn một lượng điện năng không nhỏ. Nếu sạc tại nhà, như đối với chiếc xe ô tô điện Vinfast, chúng tiêu tốn khoảng 42 số điện mỗi ngày cho một lần sạc đầy [sạc trong 10-12 tiếng]. Điều này khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng lên đáng kể. Vì thế nếu sử dụng điện mặt trời, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt lượng chi phí này.

Sử dụng điện mặt trời để sạc pin ô tô điện

Để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho ngôi nhà của mình, bạn có thể liên hệ ngay SUNEMIT. Chúng tôi chuyên cung cấp giải pháp điện mặt trời chuyên nghiệp, thiết bị vật tư chính hãng, cùng đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm giúp khách hàng sở hữu hệ thống điện mặt trời chất lượng với hiệu suất cao nhất.

  • ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG
  • Hotline: 0946868498 – 0943968848
  • Website: //sunemit.com
  • Facebook: //facebook.com/sunemit
  • Địa chỉ văn phòng: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

Hi vọng với những thông tin cung cấp trên đây, SUNEMIT đã giúp bạn đọc hiểu rõ về thiết bị sạc ô tô điện, các loại sạc ô tô điện hiện nay, cũng như thời gian và chi phí cho mỗi lần sạc để. Từ đó có thêm những kiến thức bổ ích hỗ trợ cho quá trình mua xe hay sử dụng xe ô tô điện của mình.

Với niềm đam mê về nguồn năng lượng tái tạo và những kiến thức thu thập được trong ngành điện mặt trời, tôi – chuyên viên marketing tại SUNEMIT  – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời hi vọng sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất, hỗ trợ khách hàng lựa chọn hệ thống điện mặt trời tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Chủ Đề