Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TỔ BỘ MÔN NLCB CN MÁC – LÊNIN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

  1. Tên học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
  2. Mã học phần: 2112007 – 2512007
  3. Thời lượng: Tổng số tín chỉ: 5             

                               Lý thuyết: 5                      Thực hành: 0              Tự học: 10

  1. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, Cao đẳng.
  2. Phân bố thời gian: Lý thuyết: 5           Thực hành: 0            Tự học: 10
  3. Điều kiện tiên quyết: Bố trí học năm thứ nhất trình độ đào tạo đại học khối không chuyên ngành lý luận chính trị.
  4. Mục tiêu của học phần:

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin giúp cho sinh viên:

          – Trình bày và Giải thích được những kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về: Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học;

          – Vận dụng cơ sở lý luận cơ bản nhất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn, và là kiến thức nền tảng để học tập, nghiên cứu những nội dung của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

          – Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;

          – Từng bước hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

  1. Mô tả vắn tắt học phần:

            Ngoài chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác – Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ vào mục đích môn học, nội dung chương trình môn học được cấu trúc thành 3 phần, 9 chương:

– Phần thứ nhất có 3 chương, bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin;

– Phần thứ hai có 3 chương, trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa;

– Phần thứ ba có 3 chương, trong đó khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa xã hội.

  1. Nhiệm vụ của sinh viên:
  • Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;
  • Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.
  • Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
  1. Tài liệu học tập:

            Giáo trình sử dụng chính:

            Bộ giáo dục đào tạo, [2017], Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

       Tài liệu tham khảo:

          [1]. Bộ giáo dục đào tạo, [2009], Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

          [2]. Bộ giáo dục đào tạo, [2009], Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

          [3]. Bộ giáo dục đào tạo, [2009], Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  1. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %
Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 10
Bài tập ở nhà 10
Kiểm tra giữa kỳ 30
Kiểm tra cuối kỳ 50
  1. Thang điểm thi: theo quy chế tín chỉ
  2. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ THUYẾT THỰC HÀNH
1 Chương mở đầu:  Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 4 0
2 Chương 1:  Chủ nghĩa duy vật biện chứng 8 0
3 Chương 2: Phép biện chứng duy vật 10 0
4 Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử 10 0
5 Chương 4: Học thuyết giá trị 8 0
6 Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư 10 0
7 Chương 6: CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước 4 0
8 Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 8 0
9 Chương 8: Những vấn đề chính trị – xã hội có tính qui luật trong tiến trình CM XHCN 10 0
10 Chương 9: CNXH hiện thực và triển vọng 3 0
  Tổng 75 0

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

  1. Khái lược về chủ nghĩa Mác – Lênin
    • Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành
      • Chủ nghĩa Mác – Lênin
      • Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin
    • Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
      • Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
      • Mác, Ph. Ăngghen với quá trình hình thành chủ nghĩa Mác
      • I.Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
      • Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
  1. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
    • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    • Mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
      • Mục đích của việc học tập, nghiên cứu
      • Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu

PHẦN THỨ NHẤT

THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

Chương 1. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

  1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
    • Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
    • Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử 
  2. Quan điểm duy vật biện biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
    • Vật chất
      • Phạm trù vật chất
      • Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
      • Tính thống nhất vật chất của thế giới
    • Ý thức
      • Nguồn gốc của ý thức
      • Bản chất và kết cấu của ý thức
    • Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
      • Vai trò của vật chất đối với ý thức
      • Vai trò của ý thức đối với vật chất
      • Ý nghĩa phương pháp luận

Chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

  1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
    • Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
      • Phép biện chứng
      • Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
    • Phép biện chứng duy vật
  2. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
    • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
    • Nguyên lý về sự phát triển
  3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
    • Cái chung và cái riêng
    • Nguyên nhân và kết quả
    • Tất nhiên và ngẫu nhiên
    • Nội dung và hình thức
    • Bản chất và hiện tượng
    • Khả năng và hiện thực
  4. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
    • Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
      • Khái niệm chất và lượng của sự vật
      • Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
      • Phương thức cơ bản của sự phát triển.
      • Ý nghĩa phương pháp luận.
    • Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
      • Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
      • Quá trình vận động của mâu thuẫn
      • Ý nghĩa phương phát luận.
    • Quy luật phủ định của phủ định
      • Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc trưng cơ bản của nó
      • Phủ định của phủ định
      • Ý nghĩa phương pháp luận.
        1. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

5.1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

  • Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
  • Nhận thức và các trình độ nhận thức
  • Vai trò của thực tiễn với nhận thức

5.2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

  • Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
  • Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn

Chương 3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

  1. Vai trò của sản xuất vật chất và qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

1.1.  Sản xuất vật chất và vai trò của nó

  • Khái niệm sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
  • Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

1.2. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

  • Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Ý nghĩa phương pháp luận
  1. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

  • Khái niệm, kết cấu của cơ sở hạ tầng
  • Khái niệm, kết cấu của kiến trúc thượng tầng

2.2. Mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

  • Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
  • Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
  1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

3.1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

  • Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
  • Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
  • ý nghĩa phương pháp luận

3.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

  1. Hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội

4.1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế – xã hội

4.2. Quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội

  1. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

5.1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

  • Khái niệm giai cấp, tầng lớp xã hội
  • Vai trò của đấu tranh giai cấp

5.2. CMXH và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

  • Khái niệm cách mạng xã hội và nguồn gốc của cách mạng xã hội
  • Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp
  1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
    • 1. Con người và bản chất con người
      • Khái niệm con người
      • Bản chất con người
    • 2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của QCND và cá nhân
      • Khái niệm quần chúng nhân dân
      • Vai trò sáng tạo lịch sử của QCND và vai trò của cá nhân trong lịch sử

PHẦN THỨ HAI

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Chương 4. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

  1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1.1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

  • Phân công lao động xã hội
  • Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính chất tư nhân của quá trình lao động

1.2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

  • Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
  • Ưu thế của sản xuất hàng hóa
  1. Hàng hóa

2.1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

  • Khái niệm hàng hóa
  • Hai thuộc tính của hàng hóa
  • Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

2.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

  • Lao động cụ thể
  • Lao động trừu tượng

2.3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

  • Thước đo lượng giá trị hàng hóa
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
  1. Tiền tệ

3.1. Lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ

  • Lịch sử phát triển của hình thái giá trị
  • Bản chất của tiền tệ

3.2. Chức năng của tiền tệ

  • Thước đo giá trị
  • Phương tiện lưu thông
  • Phương tiện thanh toán
  • Phương tiện cất trữ
  • Tiền tệ thế giới

3.3. Nội dung quy luật lưu thông của tiền tệ

  1. Qui luật giá trị

4.1.  Nội dung của qui luật giá trị

  • Yêu cầu đối với sản xuất
  • Yêu cầu đối lưu thông

4.2. Tác động của qui luật giá trị

  • Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
  • Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
  • Thực hiện sự lựa chọn và phân hóa người lao động thành người giàu người nghèo.

Chương 5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

  1. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản

1.1. Công thức chung của tư bản

1.2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

1.3. Hàng hóa sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản

  • Hàng hóa sức lao động
  • Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
  1. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư

2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

  • Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản
  • Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

2.2. Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến.

  • Khái niệm tư bản
  • Tư bản bất biến và tư bản khả biến

2.3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

  • Tỷ suất giá trị thặng dư
  • Khối lượng giá trị thặng dư

2.4. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch

  • Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối
  • Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối
  • Giá trị thặng dư siêu ngạch

2.5. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản. Tư bản cố định và tư bản lưu động

  • Tuần hoàn của tư bản
  • Chu chuyển của tư bản
  • Tư bản cố định và tư bản lưu động

2.6. Sản xuất ra giá trị thặng dư – Qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

  1. Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản – tích lũy tư bản

3.1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản

3.2. Tích tụ và tập trung tư bản

3.3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

  1. Các hình thái biểu hiện của tư bản và giá trị thặng dư

4.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

  • Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
  • Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

4.2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

  • Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
  • Sự cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
  • Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất

4.3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản

  • Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
  • Tư bản cho vay và lợi tức
  • Công ty cổ phần; Tư bản giả và thị trường chứng khoán
  • Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa

Chương 6. HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

  1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

1.1. Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền

1.2. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

  • Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
  • Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
  • Xuất khẩu tư bản.
  • Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.
  • Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.

1.3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

  1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

2.1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

2.2. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

  • Sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước.
  • Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước.
  • Sự can thiệp của nhà nước vào các quá trình kinh tế.
  1. Đánh giá chung về vai trò và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

3.1.  Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội

3.2. Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

PHẦN THỨ BA

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chương 7. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

  1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó

  • Khái niệm giai cấp công nhân
  • Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.2. Điều kiện khách quan qui định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

  • Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
  • Đặc điểm chính trị của giai cấp công nhân

1.3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện SMLS của giai cấp công nhân

  • Tính tất yếu và qui luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân
  • Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân
  1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

2.1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó

  • Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • Nguyên nhân của cách mạng XHCN

2.2. Mục tiêu động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

  • Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

2.3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

  • Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức
  • Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức
  1. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

3.1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

  • Phương pháp luận cơ bản của việc dự báo xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  • Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  • Sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản và sự xác lập hình thái kinh tế – xã hội CSCN.

3.2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

  • Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  • Chủ nghĩa xã hội
  • Giai đoạn cao của xã hội CSCN

Chương 8. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CÓ TÍNH CHẤT

QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

  1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

  1. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

2.1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

2.2. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

  1. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

3.1. Vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

3.2. Vấn đề tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

Chương 9. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

  1. Chủ nghĩa xã hội hiện thực

1.1. Cách mạng Tháng Mười nga và mô hình CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới

  • Cách mạng Tháng Mười Nga [1917]
  • Mô hình CNXH đầu tiên trên thế giới

1.2. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó

  • Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước XHCN
  • Những thành tựu của CNXH hiện thực
  1. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội xôviết và nguyên nhân của nó

2.1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết

  • Sự khủng hoảng của mô hình CNXH Xô viết
  • Sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu

2.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết

  • Nguyên nhân sâu xa
  • Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp
  1. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội

3.1. Chủ nghĩa tư bản không phải là sự lựa chọn duy nhất và cũng không là chế độ xã hội cuối cùng của xã hội loài người

  • Bản chất của CNTB không thay đổi.
  • Các yếu tố XHCN đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản.
  • Tính đa dạng của các xu hướng phát triển của thế giới đương đại.

3.2. Chủ nghĩa xã hội – tương lai của xã hội loài người

  • Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH
  • Các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn.
  • Đã xuất hiện xu hướng đi lên CNXH.
 

Tp HCM, ngày 01 tháng 03 năm 2018

Trưởng đơn vị đào tạo

Trưởng bộ môn

Chủ Đề