Một cung đường 02 điểm đến là gì

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cả nước, giải pháp “3 tại chỗ”; “1 cung đường 2 điểm đến” sau một thời gian ngắn triển khai đã bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, gây khó khăn cho các doanh nghiệp [DN]. Nhiều DN đã có ý kiến kiến nghị sửa đổi bổ sung một số nội dung trong các quy định này.

Cần có quy định cho những người lao động được về nhà

Hầu hết các DN chia sẻ khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” đó là cơ sở hạ tầng của DN không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện rất lớn. Bên cạnh đó, quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện. 

Liên quan đến Quyết định 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ Y tế, các DN sản xuất kiến nghị bổ sung quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại DN, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng của nhiều DN không đủ điều kiện đáp ứng "3 tại chỗ".

Cụ thể, ngoài các quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” cần sung các hình thức khác cho DN được lựa chọn, đặc biệt cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của DN với địa phương, người lao động với DN và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh [đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường].

Cần có quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia “3 tại chỗ” giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia “3 tại chỗ”. Cùng với đó có hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các DN có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp.

Các DN cũng cần thông tin về quy trình, thời hạn các cơ quan y tế địa phương phối hợp với DN trong việc tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc, để DN sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong DN yên tâm tập trung làm việc.

Việc tổ chức thực hiện xét nghiệm nên cộng gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại DN nhằm cắt giảm chi phí, thời gian cho DN và các cơ sở y tế cũng như tránh tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch.

Đặc biệt, cần có quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép DN được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau [hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh] tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của DN và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh để DN có kế hoạch bố trí lao động và nguồn lực sản xuất thích hợp.

Khi địa phương khi quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất trên quy mô lớn trong phạm vi toàn bộ khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cần báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xem xét, quyết định.

Cấp thiết tiêm vaccine cho người lao động

Liên quan đến Quyết định số 3355/QĐ-BYT, các DN đề xuất đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các DN trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021 – 2022. Đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho các DN thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...

Chính phủ cần cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí [do DN, cá nhân chi trả] dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bố trí tổ chức tiêm tại chỗ đối với các cơ sở sản xuất, DN có đủ điều kiện về y tế nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế và tạo thuận lợi cho DN trong việc tổ chức tiêm phòng cho CBCNV.

Trong trường hợp các Hiệp hội, DN đã liên hệ và tìm được nguồn cung vaccine từ nước ngoài, đề nghị Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng vaccine để giúp các DN sớm tiếp cận nguồn vaccine trong thời gian ngắn nhất.

Doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động đươc ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid.

Đối với các địa phương có DN hoạt động trên địa bàn cần tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng là người lao động đang làm việc tại các DN, để giúp các DN duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất và người lao động yên tâm làm việc.

Bên cạnh những kiến nghị, đề xuất liên quan đến các quy định của Bộ Y tế, các DN ngành chế biến chế tạo cũng mong muốn các chính quyền địa phương và các bộ ngành chung tay, chia sẻ khó khăn với DN trong giai đoạn này thông qua việc bố trí các cơ sở hạ tầng xã hội như chỗ ăn ở tập trung cho người lao động. DN có thể trả tiền thuê, giúp giảm tải đáng kể cho DN trong việc phải bố trí chỗ ăn ở cho một lượng lớn người lao động.

Các địa phương cho lưu thông toàn bộ các hàng hóa mà DN đăng ký sản xuất, đơn giản hoá thủ tục lưu thông hàng hoá theo hướng yêu cầu xuất trình hồ sơ bao gồm những giấy tờ DN có sẵn, đủ để chứng minh tính hợp pháp của phương tiện và tính cần thiết của việc di chuyển, tránh tạo ra cơ chế cấp phép, xin-cho gây ách tắc lưu thông. Đặc biệt, các thay đổi về chính sách nên có lộ trình và thời gian báo trước để DN kịp lên kế hoạch và ứng phó với tình hình, không nên quá đột ngột khiến DN không kịp trở tay./.

Là địa phương "vùng xanh" , tỉnh biên giới Lai Châu đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đạt được "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài duy trì thực hiện quy định 5K, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn đang áp dụng nghiêm phương án sản xuất "1 cung đường, 2 điểm đến" [công nhân chỉ di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất] và thực hiện "3 tại chỗ" là sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ để đảm bảo phòng chống Covid -19, ổn định sản xuất, kinh doanh.

Là địa phương "vùng xanh" , tỉnh biên giới Lai Châu đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đạt được "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết LaWa, thuộc Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu ở phường Tân Phong, thành phố Lai Châu nằm biệt lập trên sườn đồi, cách xa khu dân cư. Đây là điều kiện sẵn có để đơn vị đạt được mục tiêu ổn định trong sản xuất, kinh doanh thời gian qua, khi chưa ghi nhận trường hợp F nào liên quan đến Covid -19. Đặc biệt, thời gian này khi địa phương đang ở trong giai đoạn bình thường mới, để tiếp tục duy trì sự ổn định sản xuất, kinh doanh đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Bùi Đức Tuyền, Giám đốc Chi nhánh cơ sở sản xuất nước tinh khiết LaWa cho biết: Quy trình sản xuất nước đóng chai, đóng bình của đơn vị được thực hiện theo dây truyền khép kín 5 công đoạn. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trong đơn vị để ổn định sản xuất được đặt lên hàng đầu. Ngoài thực hiện nghiêm quy định khử khuẩn theo quy định 5K của Bộ Y tế, đơn vị đã quản lý công nhân theo phương án"1 cung đường, 2 điểm đến":  

Theo ông Tuyền, công ty đã triển khai cho cán bộ, công nhân viên trước khi đi làm phải chuẩn bị khẩu trang, đến nơi làm việc phải dùng nước sát khuẩn để khử khuẩn, rồi đảm bảo bảo hộ lao động trước lúc tiến hành sản xuất. Quá trình sản xuất công ty ý thức được việc thực hiện giãn cách để vừa sản xuất, vừa chống dịch, chỉ đi từ nhà đến nơi sản xuất và hết giờ làm việc thì đi về nhà. Và chúng tôi cũng lên được kịch bản mà không may gặp trường hợp F thì toàn bộ người lao động sẽ ăn nghỉ tại chi nhánh.

Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu là đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu khi có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho trên 22.000 khách hàng tại 5 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Hiện công ty có hơn 140 cán bộ, công nhân viên làm việc tại 7 đơn vị trực thuộc, trong đó có hơn 110 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất đang áp dụng phương án "1 cung đường, 2 điểm đến".

Ông Vì Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu cho biết, công ty cũng thực hiện nghiêm chỉ đạo của tỉnh cũng như  cơ quan y tế, để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, công ty chỉ đạo đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên hạn chế tối đa ra ngoài tỉnh. Trong quá trình sản xuất, riêng đối với bộ phận thu ngân, với xử lý sự cố thường xuyên phải tiếp xúc với các khách hàng cũng sẽ tuân thủ nghiêm túc theo quy định 5K để đảm bảo an toàn.

Đối với các công ty, doanh nghiệp lớn có đông cán bộ, công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chế biến chè, cao su, mắc ca... được các đơn vị bố trí phương án quản lý nhân sự "3 tại chỗ".

Duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động, đạt chỉ tiêu doanh số trong năm là mục tiêu của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ có cán bộ, công nhân viên ở gần nơi làm việc được áp dụng phương án quản lý "1 cung đường, 2 điểm đến". Còn đối với các công ty, doanh nghiệp lớn có đông cán bộ, công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chế biến chè, cao su, mắc ca... được các đơn vị bố trí phương án quản lý nhân sự "3 tại chỗ".

Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển chè Tam Đường cho biết: Hiện nay chè đang vào vụ thu hoạch và là thời gian cao điểm sản xuất của đơn vị. Công ty đang duy trì việc làm cho hơn 200 cán bộ, công nhân và người lao động thời vụ, trong đó có khoảng 180 người tham gia lao động trực tiếp. Nếu duy trì ổn định sản xuất, đồng nghĩa với việc công ty tạo việc làm ổn định cho khoảng 8.000 người nông dân. Vì vậy công nhân và người lao động trước khi vào ca làm đều được test nhanh Covid-19 và được lấy mẫu xét nghiệm theo phương pháp PCR 1 lần/tháng.

 Theo đó, công ty cũng đã lên phương án kịch bản xấu nhất trong trường hợp ở tỉnh Lai Châu có F0. Và khi đó là tại Nhà máy chè Bản Bo sẽ thực hiện "3 tại chỗ", bố trí, sắp xếp các điều kiện lưu trú cho cán bộ, công nhân viên ở tại nhà máy để tham gia sản xuất, đảm bảo an toàn. Còn với nhà máy ở thành phố Lai Châu công ty tính đến việc tuyển dụng người lao động thời vụ thì phải tuyển dụng ở địa phương vùng xanh và phải vận dụng "1 cung đường, 2 điểm đến".

Với việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình quản lý công nhân và người lao động theo phương án "1 cung đường, 2 điểm đến" và chủ động phương án "3 tại chỗ" trong phòng, chống dịch Covid-19, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Sự chủ động này đã và đang mang lại hiệu quả, giúp địa phương duy trì sự ổn định, đảm bảo "mục tiêu kép" trong phát triển kinh tế - xã hội./.

Video liên quan

Chủ Đề