Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa và từ đồng âm

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

  • Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5
  • Một số mẹo phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
  • Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Tiếng việt lớp 5

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5 hướng dẫn các em học sinh biết cách phân biệt từ đồng âm và nhiều nghĩa qua các ví dụ và bài tập trong chương trình luyện từ và câu lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tuần 5: Luyện từ và câu - Từ đồng âm

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tuần 7: Luyện tập về từ nhiều nghĩa

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa.

- Trong chương trình Tiếng Việt 5 có rất ít dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt.

- HS còn chưa biết cách phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Vậy để giúp HS cách phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước hết GV cần giúp HS nắm chắc:

1. Khái niệm về từ đồng âm: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: Hòn đá - đá bóng

1.2. Đặc điểm của từ đồng âm:

- Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng.

- Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình.

1.3: Các loại từ đồng âm: + đồng âm từ với từ gồm:

- Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

VD: Con đường và mía đường

- Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại

VD: Hòn đá - đá bóng

- Đồng âm từ với tiếng (Loại này được sử dụng ở các cấp học trên).

>> Tham khảo chi tiết: Bài tập về từ đồng âm

2. Khái niệm về từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:

- Chúng ta cùng ngồi vào bàn (1) để bàn (2) công việc.

- Bàn (3) phím của chiếc đàn này thật đẹp.

Trong ví dụ trên có:

Từ đồng âm là: bàn (1) và bàn (2)

bàn (1) và Bàn (3)

Từ nhiều nghĩa là: bàn (1) và Bàn (3)

- Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ).

- Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển.

Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ?

- Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ.

>> Tham khảo: Bài tập về từ nhiều nghĩa

VD: Đôi mắt bé mở to.

- Nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc.

VD: Quả na mở mắt.

Mùa xuân (1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).

Ta thấy rằng: “xuân” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, giáo viên cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh luyện tập.

Một số mẹo phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Tôi có một cái cày (cày: danh từ).

Bố tôi đang cày ngoài ruộng ( cày: động từ).

Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Ví dụ:

Ông em bị đau chân (chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật).

Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh (chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ).

- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

Ví dụ: Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.

Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.

(Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.)

- Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển

(Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.)

Tóm lại: Đối với học sinh lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ đồng âm. Có như vậy các em mới phân biệt được đúng về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Tiếng việt lớp 5

Bài 1: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

A. Bạc

1. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý)

2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (tiền)

3. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh)

4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng)

5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ)

6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt)

Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.

B. đàn

a. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn)

b. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn)

c. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất)

d. Bước lên diễn đàn. (sân khấu)

đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng)

e. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng)

(Hiện tượng nhiều nghĩa:a - b; c - d)

Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau:

a. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. (Các thiên thể trong vũ trụ)

b. Sao lá đơn này thành ba bản. (Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính)

c. Sao tẩm chè. (Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô)

d. Sao ngồi lâu thế. (Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân)

Đồng lúa mượt mà sao !(Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục)

>> Tham khảo chi tiết bài tập tổng hợp: Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa.

Trong chương trình học lớp 5, các bạn sẽ phải giải bài tập Toán, tiếng Việt hay các môn khác. Chính vì vậy, VnDoc đã cung cấp các lời giải, hướng dẫn giải để giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo:

  • Giải bài tập Toán 5
  • Giải vở bài tập Toán 5
  • Học tốt tiếng Việt 5
  • Giải vở bài tập tiếng Việt 5
  • Giải bài tập tiếng Anh 5

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Người ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy, trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất. Bởi vì nó vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội những kiến thức của các môn học khác. Một trong những phân môn rèn cho học sinh kĩ năng nói viết thành câu là môn học Luyện từ và câu. Mạch kiến thức Luyện từ và câu được mở rộng và nâng cao dần cho học sinh Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5. Trong nội dung chương trình môn học Luyện từ và câu lớp 5 học sinh được học về các lớp từ. Đó là các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Mảng kiến thức này khá trừu tượng đối với học sinh. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh tiểu học về các lớp từ cúng ít. Nội dung chương trình lại giảm tải đi một số bài (Như bài: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ") nhưng thực tế sử dụng các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các văn cảnh, trong cách nói của người Việt Nam lại nhiều. Trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh sau khi học hai bài “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng nghĩa” thì các em gặp khó khăn trong việc giải nghĩa từ hoặc tìm được các từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa nhưng vận dụng đặt câu chưa tốt. Hoặc sau khi học hai bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mà mấu chốt là xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa còn rất lúng túng, làm sai nhiều. Vì vậy, dạy như thế nào để học sinh hiểu và sử dụng đúng các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa quả là không dễ. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5, bản thân tôi đã trao đổi cùng với đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhà trường tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 học tốt nhóm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trong năm học 2016 – 2017 tôi đã nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm về “Một số số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” và áp dụng vào thực tế giảng dạy cho kết quả tốt. Tuy các em đã bước đầu biết phân biệt hiện tượng đồng âm với hiện tượng nhiều nghĩa nhưng việc giải nghĩã từ các em còn rất lúng túng. Đồng thời việc phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa đối với học sinh là không khó khăn nhưng để tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và sử dụng phù hợp với văn cảnh thì không phải học sinh nào cũng làm được. Vì vậy trong năm học 2017 – 2018 này tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và mở rộng thêm nhóm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa qua đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5”. 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hệ thống hóa nội dung, kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đặc biệt là xây dựng được hệ thống bài tập khi giảng dạy nội dung này. Qua đó góp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về cách giải nghĩa từ; khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; sự giống và khác nhau giữa từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa, từ đồng âm - từ nhiều nghĩa; các dạng bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; sự xuất hiện của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ; giá trị nghệ thuật khi sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cảm thụ văn học. - Đối tượng học sinh tôi chọn dạy thực nghiệm là lớp 5B trường TH Bắc Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 5. Những điểm mới của sáng kiến. Điểm mới của sáng kiến là mở rộng nghiên cứu thêm nhóm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, một số kinh nghiệm khi dạy học sinh giải nghĩa từ, so sánh phân biệt từ, hướng dẫn học sinh viết sổ tay chính tả và đặc biệt là xây dựng được hệ thống bài tập thông qua các dạng bài. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt  giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng  từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. a) Từ một nghĩa và nhiều nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa. Để học sinh nhận biết thế nào là một nghĩa, thế nào là từ nhiều nghĩa. Trước hết giáo viên có thể cho học sinh ví dụ để phân biệt từ có một nghĩa. Ví dụ 1:  xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa. Ví dụ 2: Với từ “ăn’’: ăn cơm : Cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc). ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới. (da) ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào. ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. (tàu) ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở. (sông) ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển. (sơn) ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần. ..... Như vậy, từ “ăn” là một từ nhiều nghĩa . b) Mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa chuyển với nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Trước hết cần giới thiệu cho học sinh biết về nghĩa của từ. - Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa đen). Nghĩa gốc là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu. Nghĩa gốc không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh. - Ngoài ra một số từ còn có thêm các nghĩa khác. Các nghĩa này có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa gốc. - Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh. - Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển hoặc đang chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển. Theo tài liệu “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng), Khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển của một từ nhiều nghĩa được hiểu như sau: + Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên. + Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc. 1 nghÜa gèc (nghÜa ®en) Tõ cã mèi liªn hÖ víi nhau 1 hoÆc nhiÒu nghÜa chuyÓn (nghÜa bãng) 2. Thực trạng dạy và học đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy mảng kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5 tôi nhận thấy: - Về phía giáo viên: Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, chưa thực sự chú trọng đến việc giải nghĩa từ cho học sinh hiểu, xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. Do đó, sau các bài học học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách tách bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể từ bên ngoài SGK để minh họa phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Về phía học sinh: Học sinh chưa nắm chắc khái niệm, chưa hiểu đúng nghĩa biểu đạt của từ nên tìm sai một số từ trái nghĩa, hay lẫn lộn hiện tượng đồng nghĩa và trái nghĩa, tìm và sử dụng từ đặt câu chưa phù hợp văn cảnh, tìm hiểu giá trị nghệ thuật khi sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì đa số học sinh còn lúng túng. Điều này thể hiện qua chất lượng KTĐK giữa học kì 1 môn Tiếng Việt của các lớp 5 trường TH Bắc Sơn năm học 2017-2018 khi chưa áp dụng sáng kiến như sau: Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Só lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 5A 33 em 5 15,1% 26 78,8% 2 6,1% 5B 32 em 6 18,8% 21 65,6% 5 15,6% 5C 24 em 3 12,5% 18 75,0% 3 12,5% 5D 22 em 4 18,2% 16 72,7% 2 9,1% Trước thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi luôn nghiên cứu tìm tòi để đúc rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. 3. Các kinh nghiệm dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 3.1. Dạy học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trước hết, để học sinh học tốt mảng kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì phải dạy cho các em nắm vững khái niệm thế nào là "Từ đồng nghĩa", "Từ trái nghĩa", "Từ đồng âm" và "Từ nhiều nghĩa". Cụ thể: a)Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 8) Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù, ... Có hai trường hợp đồng nghĩa: - Đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh. (Không có sự phân biệt về sắc thái) Ví dụ: xe lửa - tàu lửa, ba - bố, mẹ - má, heo – lợn, .... - Đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ không phải lúc nào cũng sử dụng thay thế trong mọi ngữ cảnh được mà khi sử dụng phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. (Khác nhau về sắc thái biểu cảm). Thường có hai trường hợp khác nhau: + Biểu thị cách thức, hành động, tính chất khác nhau. Ví dụ: - mang, khiêng, vác - rộng, rộng rãi, bao la, mênh mông,... + Biểu thị những thái độ tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến. Ví dụ: - ăn, xơi, chén,... (xơi: lịch sự, trang trọng; ăn: mang sắc thái bình thường; chén: thân mật, suồng sã) b)Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 9) Ví dụ: cao – thấp, phải – trái, ngày – đêm. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. Ví dụ: -Việc nhỏ nghĩa lớn. - Đi ngược về xuôi. - Khi dạy về từ trái nghĩa, trong SGK chỉ giới thiệu chung chung. Nhưng giáo viên cần nắm được từ trái nghĩa cũng có hai loại: + Trái nghĩa hoàn toàn: Sử dụng trong mọi văn cảnh lúc nào nó cũng trái nghĩa với nhau. Ví dụ: cao – thấp; béo – gầy; lên – xuống, . + Trái nghĩa không hoàn toàn: Không phải lúc nào nó cũng trái nghĩa với nhau mà chỉ trong một ngữ cảnh nào đó nó mới trái nghĩa với nhau. Ví dụ: - Đầu voi đuôi chuột. - Mẹ cú con tiên. Đi ra ngoài ngữ cảnh của hai câu thành ngữ này thì chưa chắc các từ voi – chuột, cú – tiên đã trái nghĩa với nhau. c)Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 51) Ví dụ: hòn đá – đá bóng. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể. Đặc biệt đối với học sinh giỏi, giáo viên cần giới thiệu phương thức dùng từ đồng âm để chơi chữ là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý tạo ra nhiều bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe, Hiểu được biện pháp chơi chữ trong từ đồng âm, học sinh sẽ vận dụng vào viết văn hay hơn. Ví dụ: Một nghề cho chín1 còn hơn chín2 nghề. - chín1 : chỉ sự thành công. - chín2: chỉ số tự nhiên đứng liền trước số 10 Khi dạy cần lưu ý cho học sinh những trường hợp những từ phát âm giống nhau nhưng viết khác nhau cũng là từ đồng âm. Ví dụ: dữ (hung dữ) – giữ (giữ trẻ) dày (dày mỏng) – giày (giày dép) d) Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 67) Ví dụ: Tôi đi sang nhà hàng xóm. Trong ví dụ này từ đi có nghĩa là chỉ (người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa gốc (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa gốc (di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). - Trong Tiếng Việt, một từ có thể có một nghĩa gốc nhưng nhiều nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc: Nghĩa chính vốn có của từ. + Nghĩa chuyển: Nghĩa suy rộng ra từ nghĩa gốc. Trong hai nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển. Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển. Hoặc trong hai ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển. Người ta thường chuyển nghĩa của từ so với nghĩa gốc bằng cách thêm hoặc bớt nét nghĩa. Ví dụ:  “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.                “răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển. 3.2. Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ. Đẻ học sinh làm tốt các bài tập về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì trước hết cần hướng dẫn cho các em hiểu nghĩa của từ. Muốn làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo phải là những người “chắt chiu” cho học sinh kiến thức về nghĩa của từ qua từng bài học thông qua một số biện pháp sau: a) Giải nghĩa từ bằng trực quan - Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ để giải nghĩa từ. Những hình ảnh cảm tính, những biểu tượng của học sinh về thế giới xung quanh là một tổ hợp cần thiết cho bất kì việc dạy học nào. Ví dụ1: Khi dạy nhóm từ đồng nghĩa: mang, khiêng, vác giáo viên có thể sử dụng hình ảnh trực quan bằng hành động cụ thể hoặc sử dụng tranh ảnh minh họa cho 3 hành động này. Ví dụ 2: Hãy nhìn vào tranh và chỉ xem đâu là “đỉnh núi, chân núi, sườn núi”. -Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở Tiểu học vì nó giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng. Nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị khá công phu và không thể dùng để giải thích những từ trừu tượng. b) Giải nghĩa từ bằng chiết tự - Giải nghĩa từ bằng chiết tự nghĩa là phân tích các từ thành các từ tố (tiếng). Biện pháp giải nghĩa từ này thường được sử dụng trong khi dạy các từ Hán Việt. - Khi giải nghĩa các từ gốc Hán, giáo viên nên tách thành từng yếu tố để giải nghĩa rồi hợp nghĩa các yếu tố đó lại. Ví dụ: Tổ quốc (Tổ: ông cha ta từ xa xưa; quốc: nước, đất nước) nên “Tổ quốc” là từ ghép gốc Hán có nghĩa là đất nước . c) Giải nghĩa từ bằng từ điển - Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất, là biện pháp giải nghĩa làm cơ sở cho rất nhiều bài tập giải nghĩa khác nhau. Giải nghĩa từ bằng từ điển tức là giáo viên hoặc học sinh nêu nội dung nghĩa của từ bằng một định nghĩa. Ví dụ : - gan dạ: (chống chọi) kiên cường không lùi bước - gan góc: gan đến mức trơ ra không còn biết sợ là gì - gan lì: không sợ nguy hiểm d) Giải nghĩa từ bằng đối chiếu,so sánh Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh “đồi” với “núi”, “đồi thấp hơn núi, sườn thoai thoải hơn”. - Giải nghiã từ “sách” với “vở” bằng cách so sánh đối chiếu chúng với nhau: “sách” có chữ in dùng để đọc; “vở” là tập giấy trắng đóng lại dùng để viết. e) Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa. - Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ta có thể sử dụng cách tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa. Ví dụ: -“siêng năng” là “cần cù, chăm chỉ”(dùng từ đồng nghĩa) - “xinh đẹp” là “xinh xắn, xinh tươi, duyên dáng” (dùng từ đồng nghĩa) -“ngăn nắp” là không “lộn xộn”(dùng từ trái nghĩa). - “lười biếng” là không “siêng năng, chăm chỉ”(dùng từ trái nghĩa). g) Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh - Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Giáo viên không cần giải thích, nghĩa của từ được bộc lộ như ngữ cảnh. Ví dụ: Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “nhỏ nhoi” gần nghĩa với từ “nhỏ bé”, giáo viên đưa ra bài tập : Có thể thay từ “nhỏ nhoi’’ trong câu : “Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.” bằng từ nào dưới đây: nhỏ nhắn B. nhỏ xinh C. nhỏ bé Học sinh dễ dàng chọn được từ thay thế là từ nhỏ bé. 3.3. So sánh từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa, từ đồng âm - từ nhiều nghĩa: Khi học sinh đã được học và nắm vứng khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghia, tôi bắt đầu yêu cầu học sinh kẻ bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trên hai phương diện âm và nghĩa. STT Từ Âm Nghĩa 1 Từ đồng nghĩa Khác nhau Có nghĩa giống nhau (đồng nghĩa hoàn toàn) hoặc gần giống nhau (đồng nghĩa không hoàn toàn). 2 Từ trái nghĩa Khác nhau Có nghĩa trái ngược nhau. 3 Từ đồng âm Giống nhau Có nghĩa khác hẳn nhau. 4 Từ nhiều nghĩa Giống nhau Có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa này có mối liên hệ với nhau. Từ bảng tổng hợp trên ta thấy: a) So sánh từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa: - Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ đồng nghĩa được dùng để chỉ những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng có chung với nhau ít nhất một nét nghĩa. Ví dụ: Các từ “lành, nguyên, nguyên vẹn” là từ đồng nghĩa vì có chung một nét nghĩa “chỉ tình trạng còn nguyên”; các từ “lành, hiền, hiền lành, hiền hậu, hiền từ” là từ đồng nghĩa vì có chung nét nghĩa “chỉ đặc trưng phẩm chất không làm hại tới ai”. Qua ví dụ này, có thể thấy một từ đa nghĩa như lành có thể thuộc vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau, tuỳ theo nghĩa cụ thể của nó. - Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ trái nghĩa được dùng để chỉ những từ có nghĩa đối lập nhau. Xét theo một phạm trù nhất định. Chẳng hạn, các từ cao – thấp (đối lập về kích thước theo phương thẳng đứng); ngắn – dài (đối lập về kích thước theo phương nằm ngang); ít – nhiều (đối lập về lượng); là những từ trái nghĩa. Do tính đa nghĩa của từ một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm trái nghĩa khác nhau. Ví dụ: xét từ “lành” nếu nói về tính cách thì trái nghĩa với “ác dữ, hung ác, tàn ác” còn về trạng thái của vật thì trái nghĩa với “rách, sứt, mẻ, vỡ”. Do vậy để phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa theo khái niệm nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tiều học. - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. b)So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ, dùng ít ký hiệu nhưng biểu đạt được nhiều. Tuy nhiên chúng là hai lớp từ khác nhau. - Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau, thường khác nhau về từ loại. Ví dụ: - bò trong “kiến bò” chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn, là động từ.thân hoặc những cái chân ngắn. nhau về từ loại>nghĩa và một só kinh nghiệm khi dạy học sinh giải nghĩa từ, xây dựng hệ thống b - bò trong “con bò” chỉ động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng,