Một trong những điểm khác của tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê so so với thời Đinh -- Tiền Lê là

I. Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X

- Năm 939, sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa [Đông Anh, Hà Nội].

- Năm 944, Ngô Quyền mất, nhà Ngô suy vong, loạn 12 sứ quân diễn ra khiến đất nước bị chia cắt.

- Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi [Đinh Tiên Hoàng] đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chuyển kinh đô về Hoa Lư [Ninh Bình].

- Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua [Lê Đại Hành], đổi niên hiệu là Thiên Phúc [Tiền Lê].

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai, chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban, chia nước thành 10 đạo, tổ chức quân đội theo hướng chính quy.

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỷ XI đến XV

1. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua [Lý Thái Tổ], nhà Lý được thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long [Hà Nội].

- Năm 1045, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

+ Đứng đầu nhà nước là vua quyết định mọi việc quan trọng. Ở thời Lý, Trần, Hồ, giúp vua có Tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.

+ Cả nước được chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử [thời Lý] hay An phủ sứ [thời Trần, Hồ] cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu, đơn vị hành chánh cơ sở là xã.

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:

- Năm 1428, sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt, lập nhà Lê [Lê sơ].

- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

+ Ở trung ương, bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển; vua trực tiếp quyết định mọi việc, bên dưới là 6 bộ [Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công], bên cạnh bộ có Hàn lâm viện, Ngự sử đài.

+ Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh; dưới có phủ, huyện, châu, xã.

+ Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.

2. Luật pháp và quân đội.

- Năm 1042, Vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư [bộ luật đầu tiên]. Thời Trần có bộ Hình luật. Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật [Luật Hồng Đức].

- Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

- Quân đội được tổ chức quy củ gồm hai bộ phận:

+ Cấm quân [bảo vệ vua và kinh thành] và quân chính quy bảo vệ đất nước.

+ Ngoại binh [lộ binh] được tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại.

- Đối nội:

+ Quan tâm đến đời sống nhân dân.

+ Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.

- Đối ngoại:

+ Với nước lớn phương Bắc thì có quan hệ hòa hiếu, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

+ Với láng giềng như Cham-pa, Lan Xang, Chân Lạp luôn thân thiện, đôi lúc xảy ra chiến tranh.

Page 2

SureLRN

So sánh bộ máy nhà nước thời lê với bộ máy nhà nước thời đinh tiền lê? là câu hỏi hay xuất hiện trong các đề thi của môn Lịch Sử. Nếu không nắm rõ thì các bạn sẽ rất khó đạt được điểm cao. Bài viết này, giamayruaxe.net sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức liên quan và giải đáp được vấn đề mà các bạn quan tâm.

Cùng tìm hiểu về sự khác nhau của bộ máy nhà nước thời Lê và thời Đinh – Tiền Lê 

Sau khi tìm hiểu kỹ về bộ máy nhà nước của thời Lê sơ và thời Đinh – Tiền Lê. Tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau so sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê.

Nội dung so sánh Nhà Lê Nhà Đinh – Tiền Lê
Tổ chức bộ máy nhà nước Chính quyền trung ương thời Lê đứng đầu là nhà vua. Bên dưới vua là 6 bộ [gồm Lại, Bộ, Lễ, Binh, Hình, Công] và các cơ quan giúp việc khác nữa. Đứng đầu là nhà Vua nắm quyền tất cả về dân sự và quân sự. Dưới Vua là 3 ban: Văn, Võ và tăng ban.
Địa phương Cả nước được chia thành 13 đạo, mỗi đạo có 3 ty để trông coi các công việc trật tự an ninh, dân sự và quân sự.

Dưới đạo là các cấp Phủ, Huyện, Châu và xã.

Bộ máy đại phương được chia làm 10 đạo. 
Nhận xét Đây là bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ. Đây là bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai

Tìm hiểu chi tiết hơn về bộ máy nhà nước trong 2 thời kỳ qua nội dung bên dưới:

Nhà Lê sơ đôi khi còn được gọi là nhà Hậu Lê, là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ của nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân nhà Minh. 

Chính quyền địa phương:

  • Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua đã lấy niên hiệu là Thuận Thiên, chia đất nước thành 5 đạo gồm: Đông, Tây, Nam, Bắc [đều nằm ở vùng Bắc bộ] và Hải Tây [từ tỉnh Thanh Hóa trở vào]. Dưới đạo là chấn, dưới chấn là lộ, dưới lộ là châu và huyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất lúc này là xã. Xã lại được chia làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân hiện có.
  • Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm có 3 ty là: Đô tổng binh sứ ty [phụ trách về quân sự], thừa tuyên ty [phụ trách các việc dân sự] và hiến sát ty [phụ trách về các việc thanh tra, giám sát].
  • Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là tứ phẩm, hưởng lương 48 quan tiền mỗi năm. Tổng số quan lại ở địa phương thời Hồng Đức là 2.615 người.

Chính quyền trung ương:

  • Bộ máy chính quyền vào thời Lê Thái Tổ về cơ bản là theo mô hình thời Trần. Giúp việc trực tiếp cho Vua là trung khu gồm các quan tả, hữu tướng quốc, tam thái [gồm thái sư, thái úy, thái bảo], tam thiếu [gồm thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo], tam tư [gồm ư mã, tư không, tư khấu] và bộc xạ. Dưới trung khu là hai ban văn và ban võ.
  • Đứng đầu của ban văn là quan đại hành khiển. Các bộ, ngành thuộc văn ban là bộ Lại, bộ Lễ, khu mật viện, ngũ hình viện, hàn lâm viện, ngự sử đài, quốc sử viện, quốc tử giám, nội thị sảnh và các cơ quan khác gọi là quán, cục hoặc ty. Đứng đầu của các bộ là quan thượng thư.
  • Đứng đầu của ban võ là đại tổng quản. Tiếp đến là các chức như đại đô đốc, đô tổng quản, tổng quản, tổng bình và tư mã. Ban võ gồm có 6 quân điện tiền và 5 quân thiết đột. Tổng số quan lại thời Hồng Đức lên tới 5.370 người, trong đó quan lại trong triều đình là 2.755 người.
  • Thượng bảo tự: Là cơ quan phụ trách việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh thi Hội.
  • Hồng lô tự: Tổ chức các việc xướng danh những người đã đỗ trong kỳ thi Đình; lo an táng cho đại thần qua đời và tiếp đón các sứ đoàn.
  • Thái bộc tự: Là cơ quan phụ trách chuẩn bị, trông coi xe ngựa của vua và chăm sóc ngựa của hoàng tộc.
  • Quang lộc tự: Phụ trách hậu cần các đồ lễ trong các buổi lễ của triều đình.
  • Thái thường tự: Cơ quan phụ trách các lễ nghi và âm nhạc cung đình.
  • Đại lý tự: Cơ quan phụ trách việc hình án phạm nhân, xét xử xong sẽ chuyển sang Bộ Hình để tâu lên vua quyết định.
Sơ đồ bộ máy nhà nước của thời Lê
  • Lục bộ: Mỗi bộ sẽ có một viên Thượng Thư, 2 Tả bộ thị lang và cơ quan thường trực là Vụ tư sảnh đứng đầu. Giám sát của Lục bộ là Lục khoa tương ứng, gồm Lại Khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Bình khoa, Hình khoa và Công khoa. Đứng đầu của các khoa là các Đô cấp sự trung và Cấp sự trung. Giúp việc cho Lục bộ là các Lục tư. Trong đó:
  • Công bộ: Là cơ quan trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện và quản đốc các thợ thuyền.
  • Hình bộ: Trông coi việc thi hành luật lệ, lệnh, hành pháp và xét xử lại các việc tù, đày, kiện cáo.
  • Binh bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ ở nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn những nơi hiểm yếu và ứng phó với những việc khẩn cấp.
  • Hộ bộ: Trông coi các công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng lộc của quan, binh.
  • Lễ bộ: Đảm nhận các công việc đặt và tiến hành các nghi lễ, yến tiệc, học hành thi cử, đúc ấn tín, điều người trông coi giữ đình, chùa và miếu mạo.
  • Lại bộ: Đảm nhận việc tuyên bố, thưởng và thăng quan tước.
  • Khuyến nông sứ và Hà đê sứ: Là hai cơ quan làm những công việc liên quan đến nông nghiệp và trông nom về thủy lợi đê điều.
  • Quốc sử viện: Cơ quan ghi chép sử của triều đình. Nhà vua nói gì, làm gì thì sử quan đều phải ghi chép thật cẩn thận và trung thực. Đứng đầu là Quốc sử viện Tu soạn với chức quan bát phẩm.
  • Quốc tử giám: Là cơ quan giáo dục cao nhất trong cả nước lúc bấy giờ. Đây là trường đại học của triều đình có nhiệm vụ đào tạo ra các nhân tài cho quốc gia. Đứng đầu là Tế tửu với chức quan tứ phẩm.
  • Thông Chính ty: Cơ quan chuyên phụ trách truyền đạt các loại giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn từ khiếu nại của nhân dân tâu lên nhà Vua. Đứng đầu là thông chính sứ với cấp quan tứ phẩm.

Vào thời Đinh – Tiền Lê nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt, được Vua Đinh Tiên Hoàng đặt vào năm 968. Đây là thời kỳ đầu tiên sau thời kỳ bắc thuộc, nhân dân ta có một quốc gia tự do và có quân đội riêng.

Vào thời này kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nông dân được chia ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua. Các vị Vua đều rất chú trọng đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân. 

Thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên bộ máy nhà nước của thời Đinh gồm có 3 cấp là: Triều Đình trung ương, Đạo [trung gian] và Giáp, Xã [Cơ sở]. Đây là bộ máy chính quyền quân chủ thời kỳ mới, độc lập tự chủ về mọi mặt.

Sơ đồ bộ máy nhà nước ở thời Đinh – Tiền Lê
  • Chính quyền trung ương: Vua đứng đầu nắm quyền hành tất cả về dân sự và quân sự. Giúp vua bàn việc nước còn có các vị thái sư và đại sư. Dưới Vua là những vị quan văn, quan võ và hầu hết đều là những người đã tận tâm phò tá nhà vua lên ngôi.
  • Địa phương: Bộ máy địa phương gồm có 10 đạo, dưới đạo có giáp và xã. Hầu hết thời này quan lại đều là các võ tướng. Bộ máy địa phương quan lại vẫn còn chưa được sắp xếp đầy đủ. Đến nay, địa bàn của từng đạo và hệ thống các cấp bậc quan lại đều chưa được xác định rõ ràng.
  • Quân đội: Gồm có 10 đạo và 2 bộ phận là cấm quân và quân địa phương. Trong đó, cấm quân là quân triều đình canh gác trong cung điện để bảo vệ nhà vua. Còn quân địa phương là những người đóng tại địa phương, thay nhau vừa luyện tập, vừa làm ruộng. Thời này quân đội được rèn luyện rất mạnh và lực lượng hùng hậu.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về những kiến thức lịch sử quan trọng về bộ máy nhà nước thời Lê và thời Đinh Tiền Lê. Hy vọng bài viết giúp các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi: So sánh bộ máy nhà nước thời lê với bộ máy nhà nước thời đinh tiền lê? Chúc các bạn đạt được điểm số cao trong bài kiểm tra, bài nghiên cứu.

||Các kiến thức lớp 10 khác cần ghi nhớ:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề