Mục đích trước hết của thanh tra là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Mục đích hoạt động thanh tra

Ngày hỏi:04/10/2017

 Luật thanh tra 2010  Hoạt động thanh tra  Thanh tra chuyên ngành

Mục đích hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Ngọc Tính là sĩ quan Quân đội đang sinh sống và làm việc tại Nghệ An, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Mục đích hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! 

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Mục đích hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 2 Luật thanh tra 2010, cụ thể như sau:

    Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Để thực hiện được mục đích trên pháp luật có quy định các chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước tại Điều 5 Luật thanh tra 2010 như sau:

    Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về mục đích hoạt động thanh tra theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật thanh tra 2010.

    Trân trọng!


Hoạt động thanh tra

  • Thanh tra đột xuất cao tốc 34.000 tỉ
  • Thứ Tư, ngày 17/10/2018 - 01:30

Thanh tra chuyên ngành

  • Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng 'vòi tiền' hối lộ là ai?

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

         Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là giai đoạn cuối cùng trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Qua thanh tra để có các kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém, đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó phải có thanh tra. Quản lý nhà nước mà không có thanh tra sẽ dẫn tới quan liêu và xa rời thực tiễn.

         Thanh tra làm cho chu trình quản lý nhà nước được khép kín, các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việc xem xét, đánh giá, kiểm chứng việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đối tượng bị quản lý, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể. Đó là quy trình, quy luật tất yếu trong bất cứ hoạt động quản lý của Nhà nước nào. Để thực hiện đổi mới kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia thì vai trò của công tác thanh tra ngày càng cần thiết và quan trọng để quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò này được thể hiện ở các nội dung sau:

         - Thứ nhất, Thanh tra là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với chức năng giám sát hoạt động của các đối tượng bị quản lý, bao gồm giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật, chức trách, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước; việc chấp hành chính sách, pháp luật của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng khác chịu sự quản lý của Nhà nước; thanh tra kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý. Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, cũng như trách nhiệm và quyền hạn được giao; kết luận và xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy nhà nước Trong điều kiện nước ta thực hiện quá trình đổi mới mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế thì vai trò của công tác thanh tra ngày càng cần thiết và quan trọng để quản lý nền kinh tế thị trường hoạt động ngày càng có hiệu quả .

         - Thứ hai, việc thanh tra còn nhằm mở rộng và bảo đảm cho quyền dân chủ của nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh. Theo lý thuyết, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cho nên Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân, tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện các quyền về dân chủ - chính trị của mình như: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, quyền khiếu nại, tố cáo... Do đó, pháp luật Việt nam không chỉ ghi nhận các quyền của cong dân mà còn ghi nhận các cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện như quyền kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp mà mình là thành viên và các Ban Thanh tra nhân dân....

         Mặt khác, việc xem xét, kết luận và kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo, các tổ chức Thanh tra giúp Đảng và Nhà nước phát hiện kịp thời những vi phạm của cán bộ, công chức, loại trừ những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ, thiếu công bằng, xa rời lợi ích của nhân dân, từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục, góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động Thanh tra còn nhằm tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nội dung chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có các biện pháp sửa đổi, bổ sung, khắc phục kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương, hoàn thiện cơ chế quản lý. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng chỉ phát hiện, tìm kiếm sai phạm, sơ hở, yếu kém trong quản lý thì chưa đủ, mà Thanh tra còn phải phát hiện và khẳng định, đồng thời tạo điều kiện cho những nhân tố mới, cơ chế mới nảy sinh phát triển. Có như vậy thì hiệu quả công tác quản lý mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn.

         - Thứ ba, khi xem xét vai trò của Thanh tra trong các giai đoạn lịch sử cho thấy, vai trò quan trọng nữa của Thanh tra là nhằm thực hiện tham mưu cho các cấp chính quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

         Như vậy, vai trò của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước ngày càng có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển ở nước ta hiện nay, nhất là trong điều kiện chúng ta thực hiện Chương trình cải cách bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan thanh tra.

         Thực tế những năm vừa qua cho thấy nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân công dân đã từng lập nhiều thành tích, được tặng thưởng nhiều huân chương, thậm chí được phong danh hiệu anh hùng nhưng sau đó ít lâu lại mắc những sai phạm nghiêm trọng bị đưa ra truy tố và xử lý trước pháp luật. Nếu việc thanh tra những cơ sở này được làm tốt thì đã giúp cho người lãnh đạo tránh được những sai phạm dẫn tới hậu quả đáng tiếc về sau. 

         Từ những bài học kinh nghiệm thực tế đó, muốn nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thì trước hết cán bộ thanh tra phải công tâm và có năng lực, có cách làm thích hợp, khách quan, trung thực, không vì đánh giá cao thành tích, mà xem nhẹ những thiếu sót, khuyết điểm và ngược lại.  Đi đôi với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, còn cần thanh tra bất thường, không cần thiết phải thông báo cho cơ sở biết trước để bảo đảm tính khách quan của thanh tra./.

Hà Văn Dương

Video liên quan

Chủ Đề