Mức lương giáo viên năm 2023

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ lên mức 1,8 triệu đồng/ tháng, tăng khoảng 20,8%. Tuy nhiên vẫn có hai luồng ý kiến khác nhau về thời điểm áp dụng. Vậy dự kiến bảng lương cơ sở 2023 sẽ thế nào?

Sẽ tăng lương cơ sở từ 01/01/2023 hay từ 01/7/2023?

Tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, Chính phủ đã trình Quốc hội tăng lương cơ sở cán bộ công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng một tháng và thời gian áp dụng là từ 01/7/2023.

Tuy nhiên, theo thống kê của tổng thư ký Quốc hội, đã có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần cân đối nguồn để bảo đảm điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng ngay từ ngày 01/01/2023.

Lý giải cho kiến nghị này có thể hiểu như sau, việc Chính phủ trình Quốc hội việc tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu [tăng khoảng 20%] từ ngày 01/7/2023 tính từ lúc tăng lương ở thời điểm tháng 7/2019 đến tháng 7/2023 là 4 năm.

Thời gian tăng lương kéo dài đã dẫn đến những khó khăn cho những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhất là ngành giáo dục, ngành y tế, cán bộ, công chức kể cả cấp xã.

Kiến nghị tăng lương cơ sở sớm hơn, từ ngày 01/01/2023 nhằm góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương.

Thế nhưng, theo ý kiến của Bộ Tài chính thì, thời điểm thực hiện việc tăng lương từ ngày 01/7/2023 thay vì từ 01/01/2023 là do thời gian đầu năm gần với Tết dương lịch và Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân cũng như các doanh nghiệp tăng mạnh. Do đó, nếu thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, mức lương cơ sở và thời điểm tăng lương nêu trên cũng chỉ mới dừng lại ở đề xuất, kiến nghị. Về mức tăng, cũng như thời điểm tăng hiện tại vẫn chưa có phương án chốt.

Dự kiến, phương án tăng lương sẽ được chốt vào chiều 10/11/2022 khi Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Và cụ thể thế nào vẫn phải chờ các văn bản, quyết định trong thời gian tới đây.

Như vậy, nếu mức lương cơ sở tăng từ 01/01/2023 hay 01/7/2023 thì bảng lương cơ sở 2023 sẽ ra sao?

Bảng lương cơ sở 2023 sẽ thế nào?

Vì hiện vẫn chưa chốt mức lương cơ sở cũng như thời điểm áp dụng nên bảng lương cơ sở 2023 dự kiến có thể sẽ thuộc một trong hai trường hợp dưới đây.

1. Nếu tăng lương cơ sở từ 01/01/2023, bảng lương cơ sở 2023 sẽ như sau:

Thời điểm

Mức lương

Căn cứ pháp lý

01/01/2023 – 31/12/2023

1,8 triệu đồng/tháng

Dự kiến, phương án tăng lương sẽ được chốt vào chiều 10/11/2022 khi Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

2. Nếu tăng lương cơ sở từ 01/07/2023, bảng lương cơ sở 2023 sẽ như sau:

Thời điểm

Mức lương

Căn cứ pháp lý

01/01/2023 – 30/6/2023

1,49 triệu đồng/tháng

Nghị quyết 70/2018/QH14,

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP

01/7/2023 – 31/12/2023

1,8 triệu đồng/tháng

Dự kiến, phương án tăng lương sẽ được chốt vào chiều 10/11/2022 khi Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Trên đây là thông tin về bảng lương cơ sở 2023, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Khi hay tin nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ bản từ ngày 1.1.2023, tất cả giáo viên nói riêng, cán bộ, viên chức nói chung rất vui mừng vì hy vọng giáo viên sẽ sống được bằng lương.

Theo Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội nhất trí với mức tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình ngay từ ngày 1.1.2023.

Cần sớm thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương để giáo viên sống được bằng lương mà thầy cô đã đợi chờ từ năm 2010

đào ngọc thạch

Trước đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1.7.2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng [khoảng 20,8%]; tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách đảm bảo khoảng 12,5%.

Những ngày này đến trường, tăng lương cơ bản trở thành vấn đề thời sự được nhiều thầy cô bàn luận sôi nổi. Một giáo viên ở trường tôi đang dạy tâm sự: “Nếu được tăng lương cơ bản sớm ngày nào thì mừng ngày ấy, để có thêm ít tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày, ngày tết cũng đã đến gần. Từ nay [10.2022] nếu đợi đến 1.7.2023, tức đợi thêm 9 tháng nữa là hơi lâu”. Trong khi chưa thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương, nhưng vật giá ngày càng tăng đó cũng là áp lực cuộc sống cho không ít thầy cô.

Về lâu dài giáo viên rất mong sớm thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương, để sống được bằng lương mà thầy cô đã đợi chờ từ năm 2010!

\n

Năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT đã đề xuất Chính phủ tuyển bổ sung 27.850 biên chế giáo viên, tuy nhiên các địa phương rất khó khăn trong việc tuyển giáo viên nhất là giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh, tin học. Có nhiều nguyên nhân, trong đó tiền lương thấp là một trong những lý do khó tuyển giáo viên và một số giáo viên xin nghỉ việc cũng vì lương không đảm bảo cuộc sống. Hiện nay giáo viên THCS hạng III mới ra trường lương chỉ có 3.487.000 đồng/tháng, nhưng với yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục khiến thầy cô không khỏi tâm tư, bởi yêu cầu [nghĩa vụ - chất lượng] phải luôn đi đôi với nhu cầu [quyền lợi - tiền lương] một cách song hành, mới đảm bảo người thầy được hạnh phúc, nhân tố nâng cao chất lượng thực chất.

Việc tăng lương cơ bản tuy không giải quyết triệt để khó khăn hiện nay của thầy cô giáo nhưng nó là liều thuốc tinh thần tiếp thêm động lực cho thầy cô vững chân đứng trên bục giảng thực hiện sự nghiệp trồng người là cần thiết và cấp thiết đáp ứng thực tế đời sống để thầy cô giáo duy trì nhiệt huyết, nâng cao chất lượng giảng dạy là thiết thực.

Tất cả thầy cô giáo rất mong chờ sớm được tăng lương từ 1.1.2023.

Tin liên quan

  • Trả lương giáo viên như thế nào là phù hợp?
  • Lương khởi điểm của giáo viên thấp: Bộ GD-ĐT đang xây dựng chính sách lương mới
  • Bộ GD-ĐT: 16.000 giáo viên nghỉ việc trong năm 2022 gây ảnh hưởng không nhỏ

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

GS Ngô Bảo Châu: Sợ toán là thiệt thòi rất lớn trong cuộc đời

Tại buổi ra mắt Trường Toán Minh Việt diễn ra trực tuyến hôm nay 5.11, GS Ngô Bảo Châu, GS Phùng Hồ Hải đã chia sẻ những trăn trở, quan điểm không đồng tình về cách dạy toán, thi toán trong trường phổ thông hiện nay.

Tại sao môn văn dưới góc nhìn xã hội lại bị giảm sút uy tín?

Theo GS Huỳnh Như Phương, hiện nay có xu hướng dạy văn ở phổ thông như là cách thu hẹp, rút gọn dạy văn ở ĐH. Ngược lại, dạy văn ở ĐH là cách kéo dài và mở rộng dạy văn ở phổ thông…

Bảo hiểm y tế rồi sách, đồng phục: Xin đừng bắt thầy cô phải thu tiền nữa!

Bạn đọc cho rằng cơ quan chức năng về bảo hiểm y tế hãy trả lại chuyên môn cho thầy cô giáo, đừng bắt nhà trường phải đi thu tiền của học sinh.

Học toán để làm gì?

Ngày 5.11, học sinh tiểu học và THCS tại TP.HCM tham gia ngày hội toán học với các trò chơi để hiểu thêm về toán và cuộc sống.

Sẽ không còn đào tạo từ xa đối với nhóm ngành sức khỏe và giáo viên?

Bộ GD-ĐT yêu cầu không thực hiện đào tạo từ xa đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và giáo viên, cũng như các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long khởi công xây dựng nhà thi đấu đa năng

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật [SPKT] Vĩnh Long tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm thành lập, khai giảng năm học mới và khởi công xây dựng nhà thi đấu đa năng.

Giảng viên bị sa thải sau khi quát tháo, đuổi sinh viên khỏi lớp

Một giảng viên dạy lịch sử của ĐH công lập Tennessee [Mỹ] đã bị sa thải sau khi video được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông quát tháo và đuổi một sinh viên khỏi lớp.

Đã có 89% phụ huynh học sinh đề nghị bỏ sổ liên lạc điện tử

Theo kết quả khảo sát do Báo Thanh Niên thực hiện, 89% phụ huynh học sinh cho rằng sổ liên lạc điện tử chỉ để nhắn tin đóng tiền, báo bài là không cần thiết.

Phó hiệu trưởng tiếp tục phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, được giao tiếp tục phụ trách trường để giải quyết những vấn đề quan trọng.

Vì sao nhà trường phải đi thu tiền bảo hiểm y tế học sinh?

Một thầy hiệu trưởng quá áp lực chuyện chỉ tiêu 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế đã phải gọi tên những học sinh chưa đóng tiền bảo hiểm, để rồi phụ huynh em này giận dữ vác dao vào trường.

Ứng viên giáo sư trẻ nhất 2022: 'Nếu được chọn lại, tôi vẫn quay về Việt Nam'

Đó là tâm sự của ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2022, PGS-TS Lê Văn Cảnh khi được hỏi về sự lựa chọn quay lại Việt Nam sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Anh năm 2010.

Hướng nghiệp theo cách mới: Học sinh có việc làm đúng ngành từ phổ thông

Nhiều học sinh có đam mê từ sớm đang tìm đến những câu lạc bộ [CLB] trường học để được hướng nghiệp, phát triển kỹ năng, thậm chí nhận được việc làm thêm từ khi học phổ thông.

Chủ Đề