Mục tiêu quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ công là gì

Chúng ta đều biết rằng, Nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng bao gồm hai chức năng cơ bản: chức năng quản lý và chức năng phục vụ. Hai chức năng này hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng phục vụ là chủ yếu, chức năng quản lý xét đến cùng cũng nhằm phục vụ. Với chức năng phục vụ, như đã phân tích ở các phần trên, Nhà nước có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội. Bên cạnh đó, với chức năng quản lý, Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý và điều tiết xã hội nói chung, trong đó có vấn đề dịch vụ công. Nhà nước bằng quyền lực của mình, thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ công, qua đó làm tăng hiệu quả cung ứng dịch vụ công trong toàn xã hội.

– Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tự quản của cộng đồng tham gia cung ứng dịch vụ công.

Vai trò này vượt ra khỏi phạm vi quản lý Nhà nước thuần túy, xuất phát từ việc xác định trách nhiệm cao nhất và đến cùng của Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công không có nghĩa là Nhà nước phải trực tiếp cung ứng toàn bộ các dịch vụ này. Thực hiện vai trò này, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích tư nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội của người dân tham gia cung ứng dịch vụ công. Cơ chế, chính sách ấy bao gồm: vạch rõ những lĩnh vực dịch vụ cần khuyến khích sự tham gia của khu vực phi Nhà nước, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, các điều kiện vật chất, các chính sách đào tạo, kiểm tra và kiểm soát,… Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý chung cho tất cả các đơn vị cung ứng dịch vụ công, đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà cung ứng dịch vụ công.

– Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài nhà nước cung ứng dịch vụ công.

Nhà nước là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hội về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ công, kể cả các dịch vụ công được thực hiện bởi các công ty tư nhân hay các tổ chức kinh tế-xã hội. Trong khi đó, đối với các công ty tư nhân, các tổ chức, cá nhân đảm nhận các dịch vụ công, lợi ích của chính bản thân họ không phải bao giờ cũng thống nhất với lợi ích của Nhà nước, của xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải tạo ra cơ chế để các tác nhân bên ngoài nhà nước khi đảm nhận các dịch vụ công thực hiện mục tiêu xã hội. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ công để đánh giá hoạt động của các đơn vị cung cấp, giám sát và kiểm tra hoạt động của các cơ sở này. Điều cốt lõi là Nhà nước phải cân nhắc, tính toán và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, của xã hội với lợi ích của tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • chức năng điều tiết xã hội và chức năng cung cấp dịch vụ
  • Quan hệ Nhà nước - Tư nhân trong cung cấp dịch vụ công
  • quản lý cung ứng dịch vụ công
  • trách nhiệm của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công
  • vai trò của nhà nước trong khuyến khích dịch vụ công
  • ,

    Trong một nền văn minh hiện đại như ngày nay các dịch vụ công chính là công cụ thiết yếu của đảm bảo quyền lợi của con người, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.

    Nhằm hiểu rõ hơn về dịch vụ công là gì? Dịch vụ hành chính công là gì? Đặc điểm dịch vụ công? Các hình thức cung ứng dịch vụ công? Thực trạng dịch vụ công tại Việt Nam? Quý độc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây.

    >>>> Tham khảo: Dịch vụ công thiết yếu là gì?

    Dịch vụ công là gì?

    Dịch vụ công là những dịch vụ do nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền cơ quan khác thực hiện để phục vụ cộng đồng, nhằm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu, cần thiết nhất của con người trong cuộc sống thường ngày.

    Tại nghị định 32/2019/ND-CP cũng có đề cập tới khái niệm này cụ thể như sau:

    “Là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện”

    Như vậy có thể hiểu rằng dịch vụ công là một chức năng của nhà nước, bao gồm việc cung cấp những hàng hóa, sản phẩm dưới bất kỳ hình thức nào vì lợi ích công cộng.

    Các loại dịch vụ công ở Việt Nam

    Tại Việt Nam, dịch vụ công được chia thành 03 loại như sau:

    Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp

    Dịch vụ sự nghiệp công,gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,… Xu hướng trên thế giới hiện nay là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm, chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội.

    Dịch vụ công trong lĩnh vực công ích

    Dịch vụ công ích, là các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… Một số hoạt động khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm như: vệ sinh môi trường, cung ứng nước sạch.

    Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công

    Dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…

    Dịch vụ công trực tuyến là gì?

    Dịch vụ công trực tuyến là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng mạng lưới internet để cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc thực thi pháp luật, và các dịch vụ khác mà không nhằm mục đích lợi nhuận.

    Dịch vụ công trực tuyến đang đã và đang được triển khai trên toàn quốc hướng đến đảm bảo thực hiện các công việc:

    – Cung cấp thông tin cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ, phí, lệ phí, thời gian thực hiện các dịch vụ công.

    – Cho phép người có tài khoản tải các văn bản trên cổng thông tin dịch vụ công.

    – Có thể gửi trực tiếp các văn bản qua hệ thống internet.

    – Có thể thực hiện thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.

    – Có thể được trả kết quả trực tuyến.

    Đặc điểm dịch vụ công?

    Dịch vụ công là gì, thể hiện qua những đặc điểm chính sau:

    – Bao gồm các dịch vụ nhằm phục vụ lợi ích chung trong các lĩnh vực như:

    + Giáo dục đào tạo.

    + Giáo dục nghề nghiệp.

    + Y tế.

    + Văn hóa.

    + Thể thao.

    + Du lịch.

    + Thông tin truyền thông.

    + Công thương.

    + Xây dựng.

    + Lao động thương binh và xã hội.

    + Tư pháp.

    + Lĩnh vực khác.

    – Được nhà nước đảm bảo thực hiện như sau:

    + Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước từ nguồn ngân sách thường xuyên.

    + Được hỗ trợ tài chính để thực hiện.

    + Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc giao cho khu vực địa phương thực hiện.

    – Đáp ứng được các nhu cầu, quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức cá nhân trong xã hội.

    – Đảm bảo được sự công bằng, hiệu quả của các hoạt động cung cấp dịch vụ công đến công dân.

    Các hình thức cung ứng dịch vụ công?

    Các hình thức cung ứng dịch vụ công như sau:

    – Nhà nước cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công.

    – Nhà nước giao cho các khu vực tự cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công.

    – Nhà nước liên kết với tư nhân thực hiện cung ứng tài chính, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công.

    Đây là một số những hình thúc cung ứng dịch vụ công trên thế giới, đối với Việt Nam sử dụng các thức cung ứng là Nhà nước cung ứng tài chính và tổ chức thực hiện, đồng thời cũng giao cho các cấp chính quyền, địa phương thực hiện.

    Thực trạng cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam?

    Cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều những thay đổi thể hiện qua:

    – Chúng ta đã từng bước cải cách xây dựng được hệ thống hành chính công trên cả nước.

    – Thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ công trên cả nước.

    – Đặt việc cải cách dịch vụ công đi đôi với cải cách hành chính.

    – Ứng dụng nhiều các ứng dụng khoa học công nghệ, điện tử tin học vào công cuộc đổi mới.

    Bên cạnh đó cũng còn gặp phải nhiều các vấn đề bất cập như:

    – Việc cung cấp dịch vụ công chưa thực sự đạt hiệu quả tốt.

    – Các thông tin cung cấp chưa thực sự được công khai minh bạch.

    – Hệ thống các văn bản pháp luật quá lớn, phức tạp.

    – Năng lực chuyên môn người cung cấp dịch vụ công chưa cao.

    – Người được hưởng ưu đãi dịch vụ công còn chưa thực sự công bằng, bình đẳng.

    Trên đây là những chia sẻ về dịch vụ công là gì, nếu còn những thắc mắc liên hệ Số điện thoại tư vấn 19006557 để hiểu rõ hơn.

    Video liên quan

    Chủ Đề