Nai và hươu khác nhau chỗ nào

Theo quan niệm của hầu hết mọi người, những chú nai và hươu cùng là một loài. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau cả về hình dáng và đặc tính. Chính vì vậy, chúng mới có những cái tên khác nhau. 

Nai và hươu khác nhau chỗ nào


2. Nguồn gốc của họ hươu nai

Nai có tên gọi tiếng anh là Sambar deer, tên khoa học của chúng là Rusa unicolor. Những chú nai là một trong những loài động vật thuộc phân họ Hươu – chính vì điều này khiến nhiều người nhầm lẫn.

Chú nai đầu tiên được tìm thấy bởi Kerr vào năm 1782. Loài này được tìm thấy nhiều ở các nước thuộc khu vực châu Á trong đó có Việt Nam.

3. Đặc điểm của con nai vàng

Nai là loài có kích thước và vóc dáng cơ thể tương đối lớn. Kích cỡ cơ thể của chúng to hơn so với một số loại hươu cùng dòng.

Những chú nai khi trưởng thành, cơ thể của chúng dài khoảng 1.8m, chiều cao của chúng vào khoảng 1.4 – 1.6m, cân nặng của chúng dao động trong khoảng 1.7 – 2 tạ 1 con.

Nai có phần đầu nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ kích thước cơ thể của chúng. Những chú nai thường có phần mặt há dài, miệng rộng. Nai có hàm răng và răng rất phát triển, lưỡi khá to và dài. Những chú nai có chiếc mũi khá to thường có màu đen và có mi mắt. Mắt của nai khá to, hơi lồi và đen nhánh. Một đặc điểm vô cùng thú vị về đôi mắt của nai.Khi chúng sợ hãi hoặc lo sợ phần tuyến dưới của mắt sẽ phình to ngang so với con ngươi mắt của chúng. Chiếc tai của loài nai to khá tròn, được bố trí ở phần đỉnh đầu. Đối với nai đực, trên đỉnh đầu của chúng sẽ có 2 chiếc sừng lớn.Mỗi chiếc sừng lại được chia thành 3 nhánh nhỏ, phần trên nhẵn và phần gần da đầu hơi xù xì. Sừng của nai đực thường dài từ 70 – 80cm, sừng dài nhất khoảng 125cm.

Nai và hươu khác nhau chỗ nào

Thân hình của loài nai khá tròn và săn chắc. 4 chân của chúng cao, thon dài giúp di chuyển nhanh hơn nhất là leo lên trên những triền núi.

Vì nai thuộc bộ móng guốc, dưới bàn chân của chúng là những chiếc móng chất sừng rất cứng. Phần đuôi của chúng khá ngắn, chỉ dài khoảng 5 – 7cm.

Toàn bộ thân hình của những chú nai được phủ một lớp lông mỏng. Chạy dọc phần sống lưng của chúng đến tận đuôi là một sọc màu nâu sẫm.

Màu phổ biến của những chú nai thường là màu nâu đen, nâu sẫm hoặc nâu đỏ.

Phần lưng sẽ có màu đậm hơn, phần bụng thường có màu trắng vàng. Màu lông của con cái thường nhạt hơn so với lông của con đực.

Một chú nai sinh sống trong môi trường tự nhiên có thể sống đến 12 năm. Khi được nuôi nhột chúng có thể sống đến 28 năm.

4. Thức ăn của con nai?

Nai là một loài động vật chuyên ăn thực vật. Chúng thường đi kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn yêu thích của những chú nai là phần lá non, cây thân mềm, cây bụi, cỏ non và trái cây rụng.

Loài nai chỉ ăn thực vật tươi, đối với lá rụng và cành cây khô chúng sẽ không ăn.

Chính vì vậy, loài động vật này thường có xu hướng di cư vào mùa khô để tìm kiếm thức ăn và nước uống.

5. Môi trường và tập tính sống của nai

Nai đực là những cá thể chỉ sống cô đơn 1 mình, khi đến mùa ghép đôi chúng mới tụ tập thành đàn. Đối với con nai cái, chúng thường sống thành bầy đàn, trung bình một đàn có khoảng 5 – 6 con.

Nai và hươu khác nhau chỗ nào

Nai vàng được phân bố rộng rãi ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nơi tập trung nhiều cá thể nai sinh sống nhất phải nói đến khu vực châu Á.

Tại châu Á, chúng được phân bổ chủ yếu ở Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Loài nai sinh sống chủ yếu ở Việt Nam là loài nai đen.

6. Khả năng Sinh sản ở hươu nai

Nai là loài sinh sản theo hình thức hữu tính, tức là phải có hình thức ghép đôi giữa con đực và con cái. Nai sinh sản bằng cách đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

Mùa giao phối và sinh sản của nai vào đầu mùa thu cho đến hết mùa xuân năm sau. Thời gian mang thai của một chú nai cái vào khoảng 8 tháng.

Một số cá thể mang thai với thời gian dài hơn lên đến 9 tháng.

Thông thường, một lần sinh sản nai cái chỉ đẻ được 1 con, ở một số trường hợp đặc biệt chúng có thể đẻ được 2 con. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh đôi là vô cùng hiếm.

Nai con sau khi được sinh ra sẽ có cân nặng từ 5 – 8kg, vừa mới sinh ra chúng thường không đứng lên được.

Ở một số dòng nai, khi sinh ra trên cơ thể chúng có những đốm sáng nhưng chỉ khoảng 1 – 2 tuần là sẽ mất đi.

Nai con sau khi được sinh ra sau khoảng nửa ngày, chúng có thể đứng được và bắt đầu bú mẹ. Bắt đầu từ 5 – 15 ngày tuổi, chúng có thể ăn các loại cỏ non.

Xem thêm: Phiên Bản Mới Clash Of Clans Bản Mới Nhất V14, ‎Clash Of Clans Trên App Store

Sau khoảng 1 tháng chúng bắt đầu xuất hiện tập tính nhai lại đặc trưng của rất nhiều loài ăn cỏ.

✳️✳️✳️ HƯỚNG DẪN: Cách bắt rắn hổ mang

7. Phân biệt con hươu và con nai

Hươu và nai, đây là 2 loài động vật có hình dáng tương đồng với nhau khiến rất nhiều người bị nhầm lẫn.

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số đặc điểm, giúp các bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 loài động vật này.

Tên gọi

Chỉ cần nghe tên gọi của chúng là các bạn có thể thấy khác biệt. Một loài là nai và một loài là hươu.

Nguồn gốc

Cả nai và hươu đều là những loài động vật thuộc chi bộ hươu. Tuy nhiên, về họ và tổ tiên của 2 loài hoàn toàn khác biệt.

Nai và hươu khác nhau chỗ nào

Đặc điểm

Về hình dáng của nai và hươu có khá nhiều nét tương đồng, tuy nhiên vẫn có nhiều cách để phân biệt dễ dàng.

Con nai: chỉ cần nhìn phần gạc là các bạn có thể phân biệt rõ ràng. Đối với nai sẽ có sừng dài, dày và chia thành nhiều nhánh nhỏ.

Cơ thể của nai săn chắc và kích thước cơ thể lớn hơn rất nhiều. Màu sắc của nai cũng rất đa dạng và trên cơ thể của chúng không có những đốm sao hoặc sọc màu trắng.

Trên lưng của chúng có duy nhất 1 đường lông dựng trải dọc từ cổ xuống hết đuôi.

Phần lông của nai dày và rậm hơn so với hươu. Phần tai của nai hơn tròn và kích cỡ lớn. Phần mõm của nai hơi nhọn.

Con hươu: phần gạc của hươu nhỏ và ngắn hơn rất nhiều, gạc của hươu chỉ chia thành 2 nhánh ở đầu. Cơ thể của hươu nhỏ hơn rất nhiều so với nai.

Màu sắc của hươu chỉ có màu nâu đỏ, trên lưng của chúng có những sọc trắng hoặc đốm trắng (tùy thuộc vào từng dòng hươu).

Đôi tai của hươu cũng khá lớn nhưng lại hơi nhọn không được tròn như nai. Mõm của những chú hươu thường vuông hơn so với nai.

8. Ăn nhung nai (hươu) có tác dụng gì? Có béo hay không?

Nhung nai còn có tên gọi khác là gạc nai. Từ xưa, nhung nai hay nhung hươu được cho là những vị thuốc quý để chữa bệnh. Dưới đây là tổng hợp những tác dụng của gạc nai.

Trong thành phần của nhung nai chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 1 gram nhung nai chứa: canxi, phốt pho, chất keo, testosteron, axit amin, khoáng chất, protit, protein….

Tất cả những chất này đều là những tinh chất vô cùng có lợi cho sức khỏe của con người.

Nai và hươu khác nhau chỗ nào

Theo nhiều nghiên cứu, huyết nhung (nhung yên ngựa) đây được cho là loài nhung quý nhất và đắt nhất. Nhung nai sau khi cắt xong cần chế biến luôn, nếu để lâu sẽ dễ bị thối và hỏng.

Theo Tây y: theo nghiên cứu của Tây y, việc sử dụng nhung nai vô cùng tốt cho cơ thể con người.

Sử dụng nhung nai với liều lượng vừa phải giúp cho cơ bắp phát triển, tinh thần sảng khoái, ăn ngủ tốt, lợi tiểu và tăng nhu động của dạ dày – ruột – tá tràng….

Theo Đông y: theo như quan niệm của y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, việc sử dụng nhung hươu cực kỳ tốt cho sức khỏe của nam giới.

Xem thêm: Những Cách Bố Trí Đội Hình Mô Phỏng Fifa 3 Được Các Hlv Yêu Thích Nhất

Gạc nai có tác dụng sinh tinh, bổ huyết, chữa liệt dương – yếu sinh lý, chữa bệnh lậu…

Hơn thế nữa, việc sử dụng gạc nai giúp làm giảm đau nhức xương khớp, chắc khỏe xương, chống co giật và chữa ung bướu.

Lưu ý: bất cứ một vị thuốc nào, nếu sử dụng liều vừa phải sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều sẽ trở thành liều thuốc độc đối với cơ thể.

Nếu sử dụng nhung nai quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng co giật mạnh, đông huyết, tim đập nhanh, hạ huyết áp… vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.

Nhung nai tuy tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng được. Những đối tượng sau không nên sử dụng nhung nai: người gầy yếu, người bị nóng trong người, thiếu máu hoặc nhiệt độ cơ thể cao hơn so với người bình thường…

Đặc biệt những người bị mắc viêm phế quản, sốt, ho có đờm và mắc bệnh truyền nhiễm tuyệt đối không được sử dụng nhung nai. Đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ.