Nêu những tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu bệnh hại

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

[trang 30 sgk Công nghệ 7]: Tại sao phải lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?

Trả lời:

Vì phòng bệnh ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.

[trang 30 sgk Công nghệ 7]: Em hãy ghi ào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống cây chống sâu, bệnh theo mẫu bảng sau:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng.
– Làm đất.
– Gieo trồng đúng thời vụ.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh

Trả lời:

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
– Vệ sinh đồng ruộng. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Làm đất. – Diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
– Gieo trồng đúng thời vụ. – Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh.
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. – Tăng cường sức chống chịu cho cây.
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. – Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Hạn chế sâu bệnh.

[trang 31 sgk Công nghệ 7]: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh.

Trả lời:

– Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

– Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công.

[trang 32 sgk Công nghệ 7]: Quan sát hình 23, em hãy cho biết thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu bệnh bằng những cách nào?

Trả lời:

Các cách sử dụng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học:

– 23a : phun thuốc.

– 23b : rắc thuốc vào đất.

– 23c : trộn thuốc vào hạt giống.

Lời giải:

Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng bệnh là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ để nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh.

Lời giải:

– Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại có ba cách:

       + Phun thuốc.

       + Rắc thuốc vào đất.

       + Trộn thuốc vào hạt giống.

– Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

       + Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.

       + Phun đúng kĩ thuật [đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,…].

Lời giải:

– Tùy vào từng địa phương có thể sử dụng những biện pháp phòng chống sâu bệnh hại khác nhau. Thường thì biện pháp hóa học được sử dụng nhiều nhất.

– Ở địa phương em đã dùng các biện pháp:

       + Biện pháp hóa học.

       + Biện pháp sinh học.

       + Biện pháp thủ công.

Lời giải:

– Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

       + Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

– Biện pháp thủ công:

       + Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công, khi sâu bệnh quá nhiều thì không thể sử dụng.

– Biện pháp hóa học:

       + Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.

       + Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.

– Biện pháp sinh học:

       + Ưu điểm: Hiệu quả cao không gây ô nhiễm.

       + Nhược điểm: Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh.

– Biện pháp kiểm dịch thực vật:

       + Ưu điểm: Ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm.

       + Nhược điểm: Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới.

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi phổ biến cho nhóm các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông, lâm nghiệp nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt các loại sâu hại hay dịch bệnh tác động tiêu cực đến cây trồng và điều hòa sinh trưởng cho thực vật nhằm đạt năng suất tối đa. Sử dụng hóa chất mang đến mùa màng bội thu, song đi kèm với đó là những tác hại khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người.

Nguyên nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là để diệt trừ sâu hại, bảo vệ mùa màng

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường 

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ đem đến các tác hại khó hồi phục với môi trường xung quanh.

- Môi trường tự nhiên luôn tìm được cách cân bằng giữa hai nhóm động vật có lợi và có hại cho cây trồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ phá hủy thế cân bằng đó bằng cách tiêu diệt hàng loạt động vật bất kể chúng có lợi hay phá hoại mùa màng.

- Sau khi sử dụng hóa chất, các loại thiên địch của sâu hại thường rơi vào tình trạng thiếu thức ăn và chết dần hoặc ngộ độc, suy yếu trong khi số lượng sâu hại dễ dàng phục hồi trước ảnh hưởng của thuốc. Quá trình này liên tục diễn biến sẽ dẫn đến dịch hại trên quy mô lớn mang đến tác động khó lường cho nông nghiệp và gây tổn thất nặng nề cho người sản xuất.

Hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái

- Thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả diệt trừ sâu bọ hữu ích. Tuy nhiên, đối với một số loài nhất định thuốc sẽ kích thích khả năng thích nghi khiến sâu hại trở nên kháng thuốc và hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, người sản xuất bắt buộc phải tăng nồng độ thuốc hơn mức cho phép, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nông sản thu hoạch.

- Hóa chất sẽ ngấm vào đất thông qua các ống xenlulozo của cây và tích tụ trong đất cùng với các khoáng chất khác. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thuốc sẽ giết chế hệ vi sinh vật tạo nên sự màu mỡ khiến đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất nông sản và khiến nông sản nhiễm độc.

Tham khảo thêm:

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người

Không chỉ tác động đến môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Các hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật thường tồn tại trên bề mặt lá và trong đất trồng trong một khoảng thời gian nhất định. Với nồng độ lớn, hóa chất sẽ được rễ cây hấp thụ cùng với khoáng chất và nước, tích tụ trong lá, hoa và quả khiến lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp vượt quá mức quy định. Các chất này nếu đi vào cơ thể con người có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc tích tụ dần tạo thành bệnh ung thư.

- Hóa chất có trong thức ăn với liều lượng lớn có thể khiến người dùng nhiễm độc cấp tính. Biểu hiện của tình trạng nhiễm độc này thường là nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, ảo thị, căng cơ, co giật, hôn mê, suy hô hấp, suy tim và nặng nhất là tử vong.

Thuốc bảo vệ thực vật có thể gây các bệnh nan y cho con người

- Tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài có thể dẫn đến các tổn thương cơ thể ở một số cơ quan nội tạng như cơ quan tiêu hóa, tim, gan, da, mắt. Qua một thời gian nhất định, hàm lượng chất độc tồn dư vượt quá mức xử lý của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu bạch cầu, tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập và gây tác hại đáng kể đến sức khỏe của con người.

Hiểu rõ hơn nữa những ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật và môi trường

Những thông tin trong bài viết về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khỏe con người hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Truy cập website labvietchem.com.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa.

Tìm kiếm liên quan: 

biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật

- tác hại của thuốc diệt cỏ đối với con người

Video liên quan

Chủ Đề