Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đại học xây dựng

Trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay và tương lai sắp tới, lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp được coi là một trong những mũi nhọn của sự phát triển kinh kế.

Ngành Công nghệ kỹ thuật [CNKT] Xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành đào tạo ra các kỹ sư xây dựng, phục vụ cho công tác thiết kế, thi công xây dựng các công trình nhà phục vụ dân dụng và công nghiệp như các loại nhà ở, khu đô thị; các loại chung cư và nhà văn phòng cao tầng; các loại công trình công cộng như sân vận động, triển lãm nghệ thuật; các công trình văn hóa như đình, chùa; các công trình phục vụ giao thông như nhà ga, bến xe; các công trình phục vụ sản xuất như nhà xưởng, kho bãi… Các kỹ sư xây dựng tốt nghiệp ngành CNKT Xây dựng dân dụng và công nghiệp có khả năng tham gia vào toàn bộ quy trình dự án, từ thiết kế đến thi công, quản lý dự án đến khai thác bảo trì công trình. Có khả năng ứng dụng các quy trình tiên tiến như BIM vào thiết kế, nắm được các công nghệ thiết kế và thi công tiên tiến mới nhất hiện nay.

2. SINH VIÊN ĐƯỢC HỌC GÌ KHI THEO HỌC NGÀNH NÀY ?

Chương trình đào tạo ngành CNKT Xây dựng dân dụng và công nghiệp cung cấp cho sinh viên kỹ năng thiết kế các hạng mục của công trình xây dựng, kỹ năng điều hành thi công và tổ chức thi công công trình từ đầu đến khi hoàn thiện bàn giao. Kỹ năng sử dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, tổ chức thi công. Khả năng tìm tòi phát hiện những vấn đề bất cập trong ngành nghề và đề xuất giải pháp xử lý. Đáp ứng được các yêu cầu của kỹ sư xây dựng sau khi ra trường. Trong quá trình học tập, sinh viên tham gia thực hiện 07 đồ án môn học và 01 đồ án tốt nghiệp. Các kỹ năng có được từ các đồ án này sẽ giúp sinh viên hoàn toàn tự tin khi ra trường, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng.

  • Tổng thời gian đào tạo: 4,5 năm
  • Tổng số tín chỉ tích lũy: 156 tín chỉ
  • Số học phần: 50 học phần
  • Số đồ án môn học: 07 đồ án
  • Đồ án tốt nghiệp: 01

3. HỌC NGÀNH CNKT XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP RA LÀM GÌ?

4. MỨC LƯƠNG NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP?

Ngành Cơ khí chế tạo có mức lương cạnh tranh, tùy thuộc vào vị trí công tác và năng lực chuyên môn. Mức lương phổ biến của ngành dao động trong khoảng 10 ÷ 15 triệu.

5. NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP CÓ THỂ HỌC Ở ĐÂU?

Ở Hà Nội các em có thể theo học tại:

  • Khoa Công trình, trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
  • Khoa Xây dựng, trường Đại học Xây dựng.
  • Khoa Xây dựng, trường Đại học Kiến trúc.

6. Điều kiện đăng ký xét tuyển

Các tổ hợp môn xét tuyển:

  1. Toán, Lý, Hóa
  2. Toán, Lý, Anh
  3. Toán, Hóa, Anh
  4. Toán, Văn, Anh

Phương thức xét tuyển: Thí sinh có nguyện vọng có thể đăng ký theo 03 phương thức gồm:

  1. Xét tuyển thẳng kết hợp
  2. Xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia.
  3. Xét tuyển học bạ

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của chất lượng đời sống con người trong đó thiết yếu nhất vẫn là nhu cầu về ăn, ở và đi lại. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhu cầu đó đã kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng cao. Việc nhân lực ngành này còn “thiếu” và “yếu” khiến cho công tác đào tạo nhân lực ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp được quan tâm và chú trọng phát triển. Vậy Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ? Tốt nghiệp ra trường làm gì ? Đó là băn khoăn của rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh đặt ra khi lựa chọn ngành học cho mình và con em mình. Cùng giải đáp những băn khoăn này của rất nhiều người thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ? Tốt nghiệp ra trường làm những công việc gì ? Đó là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh khi chọn ngành

Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ?

Xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành chuyên về lĩnh vực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công cũng như quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp nhằm mục đích phục vụ đời sống con người. Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể kể đến như: nhà ở, trung tâm thương mai, bệnh viện, trường học, khách sạn – nhà hàng…

Sinh viên theo học ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức về toán, vật lý và hóa học ứng dụng, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, cấp thoát nước công trình, vẽ mỹ thuật, máy xây dựng và tổ chức thi công

Các trường đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp

Để đáp ứng những nhu cầu về nhân lực rất lớn của lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, có rất nhiều trường đại học và cao đẳng uy tín đang đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp: có thể kể đến như: Đại học Giao thông vận tải, Đại học xây dựng, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh, Đại học Thành Đô, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng số 1.

Tại các trường này, sinh viên ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp bên cạnh được trang bị các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp…

Học ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ra trường làm gì?

 Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động tp Hồ Chí Minh thì số lượng người lao động trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc khoảng 11.000 người mỗi năm, chiếm 4% tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của tp Hồ Chí Minh. Việt Nam đã tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Điều đó đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam đặc biệt là lao động trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tại, chế biến thực phẩm, may mặc… Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng cũng như lĩnh vực xây dựng và kiến trúc nói chung luôn luôn rộng mở.

Tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công trường xây dựng, trong công xưởng cũng như làm việc tại các văn phòng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Kỹ sư xây dựng làm việc tại các công trường thường phụ trách các mảng liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát hoặc thẩm định các công trình, hoặc nghiệm thu các dự án công trình… Tại các văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể làm việc với vai trò của một Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng, nghiệm thu các thiết kế – công trình của các công ty, hoặc làm việc với vai trò nghiên cứu như một chuyên gia, giảng viên ngành xây dựng…

Với những thông tin nêu trên về ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như việc làm sau khi ra trường của sinh viên theo học ngành này, những băn khoăn nêu trên của bạn đã được giải đáp phần nào. Hi vọng rằng những thông tin đó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn trường và ngành học phù hợp với bạn trong ngưỡng cửa của kỳ thi tuyển sinh Đại học – cao đẳng năm 2018. Chúc các bạn thành công

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành này được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết. 

Ngành học Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là học gì? Sau này ra trường làm gì ? Đó là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và thí sinh đặt ra khi lựa chọn ngành học này. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này nhé.

Ngành học Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ?

Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là ngành chuyên khảo sát thiết kế, thi công, khai thác và quản lý các công trình phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau và phục vụ dân sinh như: nhà ở, văn phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn,...; nhà xưởng, nhà kho, các công trình giao thông, thủy lợi, công cộng.

Theo học ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về:

- Toán – hóa ứng dụng, vật lý kỹ thuật

- Các phần mềm và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này như : trắc địa, thủy lực, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, cơ lưu chất, kết cấu nhà cao tầng...;

-  Các kỹ năng thiết kế, giám sát, tổ chức thi công,...

- Các đồ án môn học: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, nhà xưởng công nghiệp, tổ chức thi công

- Các phần mềm bổ trợ: Autocad, phần mềm cho BIM: Revit, Naviswork, Tekla... Dành cho các bạn nâng cao thì còn có lập trình VBA cho Excel, lập trình C#

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc như: tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,...


Với đặc thù là một ngành kỹ thuật khá khô khan, công việc vất vả nhiều tính toán, đo đạc, thi công, đòi hỏi người kỹ sư xây dựng phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc, thường xuyên đi công tác xa. Do đó ngành này thường được coi là kén nữ, chỉ phù hợp với nam giới. Tuy nhiên, chế độ ưu đãi tốt, mức thu nhập ổn định cùng với cơ hội việc làm đa dạng trở thành lý do khiến ngành này vẫn luôn có sức hút với đông đảo các bạn trẻ.

Cơ hội việc làm của ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty xây dựng, tư vấn, thiết kế trong và ngoài nước; các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo trong lĩnh vực xây dựng.

Công việc của một kỹ sư xây dựng chủ yếu chia thành 2 nhóm: Thi công và thiết kế

1. Thi công:

Kỹ sư xây dựng ra trường có thể làm việc tại các công trường hoặc công xưởng trực tiếp thi công, giám sát. 

  • Ngoài công trường: Các vị trí như kỹ sư thi công, đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng vật liệu, hướng dẫn công nhân làm việc tuân theo bản vẽ, thực hiện công tác trắc đạc. Ngoài ra còn có thể làm kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường.

  • Công xưởng:  Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…

Nếu là kỹ sư mới ra trường, chấp nhận làm việc thi công tại công trường thì mức lương bạn nhận có thể từ 6-8 triệu VND. Dù khá vất vả và chịu áp lực, nhưng bù lại bạn sẽ học thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.

2. Thiết kế

Không chỉ trực tiếp làm việc tại công trường, kỹ sư xây dựng còn có thể làm việc tại văn phòng, trở thành kỹ sư thiết kế. Có thể đảm nhận các công việc như thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết kỹ thuật, thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công...

Đặc biệt, nếu trở thành kỹ sư thiết kế kết cấu cho các công ty lớn, tùy vào trình độ ngoại ngữ bạn có thể nhận mức lương lên đến 700 – 800 USD mỗi tháng.

Bên cạnh đó, kỹ sư xây dựng dân dụng có thể làm các vị trí như quản lý chất lượng, lập kế hoạch, dự án đầu tư, dự toán kinh phí, thiết lập hồ sơ đấu thầu và mời thầu, kiểm định chất lượng, quản lý giám sát các dự án xây dựng,...

Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế, khi đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển thì nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, các công trình nhà ở, khách sạn,...lại càng được đẩy mạnh. . Khoảng cách cung – cầu nhân lực nhỏ cũng khiến cho mức độ cạnh tranh trong ngành dễ chịu hơn. Do đó, có thể nói sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng dân dụng - Công nghiệp nói riêng và ngành Xây dựng nói chung không bao giờ thất nghiệp. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể hiểu rõ về ngành Xây dựng dân dụng – Công nghiệp cũng như cơ hội việc làm của ngành.

Video liên quan

Chủ Đề