Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lái đò

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có vị trí vẻ vang trong văn học nước nhà. Với ngòi bút độc đáo, tài hoa,
uyên bác, ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc. Tiêu biểu là tùy bút Người lái đò Sông Đà kết quả chuyến
đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Bằng ngòi bút tài hoa và sắc sảo, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công
hình tượng người lái đò, không chỉ xuất hiện với tư thế của một người anh hùng dũng cảm, dày dạn kinh
nghiệm mà ông còn mang phong cách của một nghệ sĩ tài hoa.
Nếu như, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, Sông Đà là một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ thì ông lái đò
Lai Châu lại là một nghệ sĩ điêu luyện trong nghệ thuật vượt thác ghềnh. Đoạn trích đã miêu tả người lái đò tài
trí, dũng cảm với tay lái lão luyện, tài hoa. Từ đó, ta thấy được nghệ thuật khác họa nhân vật của Nguyễn Tuân.
Ông lái đò quê ở Lai Châu miền đất của cái đẹp, của thử thách, một vùng đất mới, gắn bó và lớn lên
bên bờ Sông Đà. Tuy đã gần 70 nhưng ông vẫn rất dẻo dai, bền bỉ, có một sức khỏe phi thường rắn rỏi để làm
cái nghề chở đồ dọc Sông Đà suốt hơn 10 năm qua. Tác giả không đặt tên cho nhân vật mà gọi bằng một danh
từ chung người lái đò bởi thế nên ông còn là hình ảnh biểu tượng cho những người dân Tây Bắc trong công
cuộc xây dựng đất nước vào những năm 60 của thế kỉ trước.
Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, người lái đò như một vị tướng sĩ tài ba trên mặt trận. Lái đò
vốn là một công việc bình thương nhưng lái đò ở Sông Đà thì khác. Nó thật sự là một cuộc chiến sinh tử để
giành giật lấy sự sống, người lao động bình thường bỗng trở nên phi thường. Đoạn trích đã đặt nhân vật người
lái đò vào một tình huống thật đặc biệt, vào một hoàn cảnh cực kì khắc nghiệt. Đây là một cuộc chiến không
cân sức, một bên là Sông Đà dữ dội với ba vòng thạch trận hiểm độc, một bên là con người nhỏ bé với vũ khí là
chiếc cán chèo và một con đò đơn độc.Sông Đà dữ dội nhưng người lái đò thông minh, ông linh hoạt xử lí mọi
tình huống và chinh phục được sự hung dữ của dòng sông bằng sự hiểu biết kinh nghiệm từng trải và lòng dũng
cảm, kiên cường của mình. Ngược xuôi hơn 100 lần trên Sông Đà, nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng những
luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở nên ông không hề lo sợ trước những vòng vây thạch trận. Ở
vòng vây thứ nhất, nó mở ra năm cửa trận, có bốn của tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông.
Lúc này, Sông Đà đươc nhân hóa như một loài thủy quái nham hiểm và hung dữ. Những hòn đá tiền vệ phối
hợp với đá với nước thác rep hò làm thanh viện. Mặt nước hò la vang dậy, ùa vào mà bẻ gãy cán chào. Sóng
nước như thể quân liều mạng lúc thì đá trái lúc lại thúc gối vào bụng, hông thuyền, chiếc thuyền mỏng mang có
lúc tưởng chừng như đã bị nhấm chìm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng kiến thức của lĩnh vực võ thuật, quân
sự, thể thao cùng nghệ thuật nhân hóa để nêu bật sự hung hãn của dòng sông, nó tấn công người lái đò dữ dội.
Ông lái đò rơi vào thế bị động, chiếc thuyền của người lái đò trở nên mỏng manh, nhỏ bé giữa dòng nước dữ,
có lúc tưởng như bị nhấn chìm dưới lòng sông. Nhưng ông lái đò vẫn bình tĩnh, ông đò cố nén vết thương, hai
chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, ông bình tĩnh, tự tin chỉ huy những tay lái khác. Giữa tiếng sóng nước vang
trời vẫn nghe rõ tiếng người cầm lái, ông lái con thuyền vượt qua cửa ải thứ nhất. Ông đã chiến thắng vòng một
của thạch trận Sông Đà bằng lòng dũng cảm tuyệt vời.
Ở vòng vây thứ hai, mức độ nguy hiểm tăng lên, tăng thêm nhiều cửa tử cửa sinh lại bố trí lệch qua
phía bờ hữu ngạn. Sông Đà bấy giờ hóa thành một đối thủ dữ dằn, nham hiểm. Ở vòng này, con thuyền của
người lái đò đã đến gần với dòng thác dữ dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá Bốn năm
bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Những động từ mạnh
được sử dụng liên tiếp cùng phép tu từ so sánh và nhân hóa rất độc đáo giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm
thiêng hung hãn. Từ thế bị động, ông lái đò chuyển sang thế chủ động, ông lão nắm chắc binh pháp của thần
sông thần đá, ông thuộc lòng mọi cửa tử, cửa sinh cùng với ý chí kiên cường, ông nắm chắc lấy cái bờm
sóng đúng luồng, ghì cương lái, lúc rải bơi chèo, lúc đè lên các con sóng để mở đường tiến lên vượt qua cửa ải.
Ông hiểu rằng cưỡi lên thác Sông Đà phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ, hiểu rằng muốn chiến thắng dòng sông
hung bạo, ngoài lòng dũng cảm, người lái đò còn phải có một tay lái lão luyện, mưu trí. Bằng nghệ thuật nhân
hóa cùng phép liên tưởng tài tình, nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh người lái đò giỏi nghề với lòng quả
cảm và tay lái lão luyện trong trận chiến với sóng thác Sông Đà. Trong lời văn của Nguyễn Tuân, ta như nghe
thấy lời thán phục, trầm trồ của chính tác giả.
Trong trận đồ bát quái của Sông Đà, trong trùng vi thạch trận mà Sông Đà bày ra, có lẽ vòng thạch trận
thứ ba là cam go nhất. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở

Video liên quan

Chủ Đề