Nghị định 15/2021/nđ-cp pdf

Bên cạnh đó, cá nhân có nhu cầu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép xây dựng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng; Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động xây dựng; Giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng; Giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Nghị định 42/2017/NĐ-CP, hết hiệu lực một phần Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Nghi định số 15/2021/NĐ-CP, ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

  • Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
  • 15/2021/NĐ-CP
  • Nghị định
  • Đầu tư - Xây dựng
  • 03/03/2021
  • 03/03/2021
  • Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
  • Tải về

Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng là một nghị định của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng vào ngày 03/03/2021. Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Nghị định 42/2017/NĐ-CP, hết hiệu lực một phần Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Mời các bạn xem và tải Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:15/2021/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị địnhNơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân PhúcNgày ban hành:03/03/2021Ngày hiệu lực:03/03/2021Ngày công báo:19/03/2021Số công báo:Từ số 453 đến số 454Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Đây là nội dung tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chính phủ.

Theo đó, cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng được điều 66, 67 Nghị định 15 và các điều kiện sau:

Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của:

– Ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng I.

– Ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng II.

– Ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng III.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Ngày 03/03/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Cụ thể, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau: Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Bên cạnh đó, cá nhân có nhu cầu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép xây dựng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng; Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động xây dựng; Giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng; Giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng thẩm quyền.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Điều 49 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, được quy định chi tiết nhằm quản lý các hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này như sau:

1. Theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này.

2. Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quy định tại Nghị định này như sau:

a] Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;

b] Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.

3. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

a] Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b] Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất];

c] Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng [trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư].

Điều 6. Ứng dụng mô hình thông tin công trình và các giải pháp công nghệ số

1. Khuyến khích áp dụng mô hình thông tin công trình [sau đây gọi tắt là BIM], giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số khi quyết định dự án đầu tư xây dựng.

2. Tệp tin BIM là một thành phần trong hồ sơ thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn thành công trình đối với các dự án, công trình xây dựng áp dụng BIM. Nội dung và mức độ chi tiết của mô hình thông tin công trình thực hiện theo thỏa thuận của các bên có liên quan đến việc ứng dụng BIM trong hợp đồng xây dựng.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng.

Tải xuống Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Mời bạn xem và tải Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng tại đây:

Loading…

Taking too long?

Reload document

| Open in new tab

Download

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật Đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề chia thừa kế nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833102102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Chủ Đề