Nghị định lương vùng 2023

 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

 Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2020 tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/tháng tùy theo từng vùng, cụ thể như sau:

- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.420.000 đồng/tháng [tăng 240.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 157];

Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: 3.920.000 đồng/tháng [tăng 210.000 đồng/tháng];

Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.430.000 đồng/tháng [tăng 180.000 đồng/tháng];

Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng [tăng 150.000 đồng/tháng].

Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a] Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b] Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

a] Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b] Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c] Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d] Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ] Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e] Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g] Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h] Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Xem toàn văn Nghị định tại đây

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội dành cả ngày hôm nay, 27-10 để thảo luận về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 [trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý].

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Một trong những nội dung được Quốc hội thảo luận tại phiên họp là việc Chính phủ trình phương án tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do Ngân sách Nhà nước chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội; điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Đây là mức tăng lương cao nhất từ trước đến nay nhằm bảo đảm giữ chân nguồn nhân lực trong khu vực công, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân.

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận sáng 27-10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với đề xuất này của Chính phủ, đề nghị Chính phủ xem xét việc tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng [Đoàn Hà Nam] đề nghị Chính phủ thực hiện việc nâng lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, song cũng cần xem xét và cân đối để sớm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương để góp phần giúp bộ máy nhà nước hoạt động có động lực và giảm bớt các hệ lụy rời bỏ khu vực công vì lý do tiền lương.

Cùng với việc nâng lương cơ sở, theo đại biểu Phạm Hùng Thắng, cũng cần sớm điều chỉnh mức trợ giúp xã hội [hiện nay đang là 360 nghìn đồng/tháng] bởi đây là mức tiền rất thấp đối với các đối tượng được trợ giúp.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Thái Thu Xương [Đoàn Hậu Giang] đề xuất tăng lương cơ sở từ ngày 1-1-2023.

Đại biểu Thái Thu Xương cho biết, thời gian gần đây, nhất là khi lương tối thiểu vùng được Chính phủ trình phương án tăng thì giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh, sách giáo khoa, xăng dầu, viện phí, học phí… tăng liên tục.

Trong khi đó, tiền lương thực tế của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2019 đến nay chưa tăng. Lương tối thiểu vùng của người lao động cũng tăng không cao, chỉ 6% - thấp hơn nhiều so với số chỉ số trượt giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP.

“Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng yếu thế, người làm công ăn lương, gây tâm lý đối với nhóm đối tượng này”, đại biểu nói.

Theo nữ đại biểu, cử tri và cán bộ, công chức, viên chức rất vui mừng khi Chính phủ quyết định trình Quốc hội việc tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt.

“Theo ý kiến của đại đa số cán bộ, công chức, viên chức đề xuất Chính phủ tăng lương từ ngày 1-1-2023 vì theo phương án trình của Chính phủ là tăng lương từ ngày 1-7-2023, nếu tính khoảng cách giữa hai lần tăng lương là 4 năm”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, Chính phủ cần kiềm chế lạm phát, kiềm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng; lương tăng một đồng, giá tăng hai đồng. Nếu như vậy thì đời sống người dân nói chung và đối tượng yếu thế càng khó khăn hơn.

Cùng với đó, đại biểu tỉnh Hậu Giang kiến nghị nghiên cứu, xem xét sửa đổi Nghị định 56 ngày 4-7-2011 của Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập; trong đó nâng mức lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40-70% tăng lên mức 100%.

Đồng thời, xem xét nâng lương khởi điểm đối với đối tượng là bác sĩ mới ra trường nhằm thu hút nguồn nhân lực ngành y tế công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng và y tế cơ sở.

THẢO NGUYỄN – CHIẾN THẮNG

Chủ Đề