Nghị quyết hội nghị nhà chung cư

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau. Hội nghị chung cư thường niên được tổ chức bao nhiêu lần một năm? Và được tổ chức như thế nào? Chủ sở hữu riêng căn hộ chung cư có quyền biểu quyết tại hội nhị thường niên không? Rất mong nhận được sự giải đáp từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức như thế nào?” sau đây.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Căn cứ pháp lý

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai năm 2023

Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?

Quy định phá hoại tài sản người khác bị xử phạt như thế nào?

  • Thông tư 02/2016/TT-BXD
  • Thông tư 06/2019/TT-BXD

Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức như thế nào?

Hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định tại Điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:

Điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu

– Hội nghị của tòa nhà chung cư phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua [không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua]; trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm này mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao;

– Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua [không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua] và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.

Điều kiện về số lượng người tham dự cuộc họp hội nghị nhà chung cư lần đầu

Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức như thế nào?

– Đối với hội nghị của tòa nhà chung cư. Thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Trường hợp không đủ số người tham dự quy định tại Điểm này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà chung cư tổ chức hội nghị nhà chung cư;

– Đối với hội nghị của cụm nhà chung cư thì phải đảm bảo số lượng đã đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này tham dự; trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư, trừ trường hợp tòa nhà trong cụm tổ chức họp hội nghị nhà chung cư riêng theo quy định tại Điểm a Khoản này.

Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định các nội dung

+ Quy chế họp hội nghị nhà chung cư [bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường];

+ Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, tên gọi của Ban quản trị, số lượng, danh sách thành viên Ban quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị [nếu nhà chung cư có thành lập Ban quản trị]; kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;

+ Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư [nếu có];

+ Các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở quy định của Quy chế này và thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành;

+ Các khoản kinh phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp trong quá trình sử dụng nhà chung cư;

+ Các nội dung khác có liên quan.

UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu khi có một trong các trường hợp

+ Nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng quá thời hạn 12 tháng. Và đã có đủ 50% số căn hộ được bàn giao theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư và có đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị;

+ Trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

+ Chủ đầu tư chấm dứt hoạt động do bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì kinh phí tổ chức hội nghị này do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp.

– Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ hoặc nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu. Kết quả của hội nghị nhà chung cư lần đầu do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do chủ đầu tư tổ chức.

Chủ sở hữu riêng căn hộ chung cư có quyền biểu quyết tại hội nghị chung cư không?

Tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định:

2. Đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư được quy định như sau:

a] Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư [nếu có] và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b] Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường. Và hội nghị nhà chung cư thường niên thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện chủ đầu tư [nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư], đại diện đơn vị quản lý vận hành [nếu nhà chung cư phải thuê đơn vị quản lý vận hành] và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư theo nguyên tắc 1 m2 diện tích sở hữu riêng tương đương với 01 phiếu biểu quyết.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì chủ sở hữu riêng căn hộ chung cư. Thì sẽ được biểu quyết theo nguyên tắc 1 m2 diện tích sở hữu riêng tương ứng với 01 phiếu biểu quyết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức như thế nào? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm …. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm:

  • Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
  • Chủ đầu tư phải xin cấp sổ hồng chung cư cho người mua khi nào?
  • Trích đo thửa đất có phải là giấy tờ căn cứ làm được Sổ đỏ không?
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà thờ họ

Câu hỏi thường gặp

Cuộc họp hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức khi nào?

 Khoản 1 Điều 15 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư quy định: “1. Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức mỗi năm một lần khi có tối thiểu 30% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự hoặc có số lượng ít hơn do các chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất….”

Hội nghị nhà chung cư là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Nhà ở 2014 thì hội nghị nhà chung cư được quy định cụ thể như sau:
“Điều 102. Hội nghị nhà chung cư
1. Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu nhà chung cư không tham dự.

Hội nghị nhà chung cư bất thường diễn ra khi nào?

Các trường hợp được tổ chức hội nghị bất thường khi: Thay thế trưởng ban và phó ban quản trị do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích; Miễn nhiệm hoặc bãi miễn toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới; Ban quản trị nhà chung cư đề nghị thay thế đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư; Các trường hợp khác khi có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

Chủ Đề