Nghiên cứu khoa học về tài sản cố định

iLỜI CAM ĐOANTác giả xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatác giả. Số liệu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chưa được côngbố tại bất cứ công trình khoa học nào.Hà nội, ngày tháng nămTác giảNguyễn Thị Phương ThúyiiLỜI CẢM ƠNSau một thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Sau đại học – Trường Đại họcThương mại và với nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành bản luận văn này.Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô giáo trongtrường Đại học Thương Mại, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứutại trường, để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc phục vụ quá trình nghiêncứu đề tài luận văn này.Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô giáo - Phó Giáo sư - Tiếnsỹ Lê Thị Thanh Hải - người trực tiếp hướng dẫn giúp tôi rất nhiều trong quá trình địnhhướng đề tài nghiên cứu, chỉnh lý, sửa chữa, có nhiều ý kiến chỉ dẫn, tạo mọi điều kiệnđể tôi học hỏi nâng cao trình độ, hoàn thiện luận văn thạc sỹ của mình.Tôi cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của 10 doanh nghiệp cơ khí trênđịa bàn thành phố Hà Nội đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra, khảo sát,thu thập và cung cấp thông tin của đơn vị làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp vàhoàn thành luận văn cao học này.Tôi xin chân thành cảm ơn!Cao học viênNguyễn Thị Phương ThúyiiiMỤC LỤCSơ đồ 1.1 Kế toán chi tiết TSCĐ..........................................................................................29Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất thép cuộn..............................................................................38Sơ đồ 2.2: Mô hình bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn....................39Sơ đồ 2.3: Bộ máy quản lý tại công ty thông tin M3...........................................................41Sơ đồ 2.4. Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán của các DN cơ khí.............................................45DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOivDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTKý hiệuBCTCBCKQKDCCDCDNGTGTSXKDTNHHTSCĐTSCĐHHTSCĐVHChú thíchBáo cáo tài chínhBáo cáo kết quả kinh doanhCông cụ, dụng cụDoanh nghiệpGiá trị gia tăngSản xuất kinh doanhTrách nhiệm hữu hạnTài sản cố địnhTài sản cố định hữu hìnhTài sản cố định vô hìnhvDANH MỤC SƠ ĐỒSơ đồ 1.1 Kế toán chi tiết TSCĐ..........................................................................................29Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất thép cuộn..............................................................................38Sơ đồ 2.2: Mô hình bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn....................39Sơ đồ 2.3: Bộ máy quản lý tại công ty thông tin M3...........................................................41Sơ đồ 2.4. Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán của các DN cơ khí.............................................451PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài.Tài sản cố định [TSCĐ] là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vậtchất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sựsống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệpTSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nóthể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanhnghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện naynhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tốquan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.TSCĐ là nền tảng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, môitrường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt với những tiến bộ của khoa học kỹthuật, việc quản lý và sử dụng TSCĐ trong DN đòi hỏi phải ngày càng được tổ chứckhoa học và hợp lý hơn. Quản lý và sử dụng tốt TSCĐ không chỉ có tác dụng nângcao chất lượng năng lực hoạt động, tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quantrọng khắc phục những tổn thất do hao mòn TSCĐ gây ra.Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ công nghệ, cơsở vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sảnxuất, nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động của doanh nghiệp nói riêngvà của nền kinh tế đất nước nói chung. Đứng trên góc độ kế toán việc phản ánh đầyđủ quá trình khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để cácdoanh nghiệp tiền hành SXKD có hiệu quả, nó khẳng định vai trò vị trí của doanhnghiệp trước nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay.Đối với các DN nói chung và DN sản xuất nói riêng TSCĐ là nhân tố đẩymạnh quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao năng suất của ngườilao động. Do vậy TSCĐ được xem là thước đo của trình độ công nghệ, năng lực sảnxuất và khả năng cạnh tranh của DN, chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ màDN tạo ra. Mặt khác trong các doanh nghiệp TSCĐ còn là thước đo trình độ quản lýcủa DN, nó khẳng định uy thế, quy mô và tiềm lực vốn của DN.2Đặc thù của các doanh nghiệp cơ khí là sản xuất nhiều loại sản phẩm khácnhau với nhiều máy móc thiết bị tham gia trực tiếp và đóng vai trò quan trọng trongquá trình sản xuất, kinh doanh. TSCĐ chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị tàisản của DN. Mặt khác, kế toán TSCĐ trong những năm qua ở các DN cơ khí vẫncòn những bất cập, hạn chế như chưa có sự quản lý một cách khoa học về TSCĐ đểnâng cao hiệu quả sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụngđúng công suất TSCĐ trong các doanh nghiệp cơ khí là phần quan trọng trong việcgiảm giá thành sản phẩm nhưng thực tế vẫn chưa hợp lý.Về công tác kế toán TSCĐ tại các DN cơ khí trên địa bàn thành phố Hà Nộicòn nhiều tồn tại cần hoàn thiện như: cách phân loại TSCĐ chưa thống nhất với tínhchất tham gia của TSCĐ, phương pháp khấu hao TSCĐ chưa hợp lý, việc quản lývà phân cấp TSCĐ ở các doanh nghiệp cơ khí chưa được thuận lợi cho công tácđánh giá hiệu quả TSCĐ.Với những lý do trên, việc hoàn thiện kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp sảnxuất nói chung và DN cơ khí nói riêng là cần thiết. Do đó, tôi chọn đề tài “Kế toántài sản cố định tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Hà Nội”.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.Trên thực tế đã có rất nhiều các luận án, luận văn, báo cáo của rất nhiều cáctác giả ở cả trong và ngoài nước nghiên cứu về những hoạt động liên quan đếnTSCĐ như:Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp ngành cơkhí chế tạo máy trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả Tô Anh Dũng, do TS.Nguyễn Phú Giang hướng dẫn năm 2009. Đề tài đã trình bày được những vấn đề cơbản về kế toán TSCĐ trong các DN sản xuất kinh doanh nói chung, thực trạng kếtoán TSCĐ tại các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy trên địa bàn Hà Nội, từđó đánh giá những ưu điểm, tồn tại đang diễn ra tại các DN. Từ đó đưa ra những ýkiến nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ trên phương diện kế toán tài chính về các mặthạch toán, sổ sách, chứng từ, phân công trách nhiệm trong quản lý nhằm tăng hiệuquả sử dụng TSCĐ tại các DN ngành cơ khí chế tạo máy trên địa bàn Hà Nội. Tuy3nhiên, luận văn mới chỉ tập trung được một số DN chuyên sản xuất máy công cụloại nhỏ mà chưa bao quát được các DN ngành cơ khí chế tạo máy loại lớn để có cáinhìn tổng quát hơn về tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ đặc thù của ngành cơ khí.Luận văn thạc sĩ: Kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp xây lắp nhỏ vàvừa trên địa bàn Hà Nội, tác giả Trần Thị Hòa, do TS. Nguyễn Tuấn Duy hướng dẫnnăm 2012. Đề tài đã trình bày khái quát những nội dung cơ bản của hạch toánTSCĐ trên phương diện kế toán tài chính, phân tích đặc điểm hoạt động, quy mô vàvai trò của các DNXL nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội từ đó nêu được thực trạngcông tác kế toán TSCĐ và đã đưa ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp về quảnlý tài sản cố định và các giải pháp về kế toán TSCĐ nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐvề tại các DNXL vừa và nhỏ tại Hà Nội. Tuy nhiên luận văn mới chỉ tập trung đượcmột số DN chuyên thi công xây lắp các công trình công nghiệp, các DNXL nhỏ vàvừa có vốn khá lớn mà chưa tập trung đi sâu nghiên cứu được các DN có quy mônhỏ đến siêu nhỏ.Luận văn thạc sỹ “Kế toán TSCĐ tại Tổng công ty cổ phần thiết bị điện ViệtNam” của tác giả Chu Thị Thanh Vân [2013], ĐH Thương Mại. Tác giả đề xuất cácgiải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Tổng công ty cổ phần thiết bị điện ViệtNam trên 2 góc độ: Kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trên góc độ kế toán tàichính, tác giả đã đưa ra 3 nhóm giải pháp: Các giải pháp hoàn thiện theo hướng tuânthủ theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán Việt Nam, các giải pháp hoàn thiệnkế toán tài sản cố định và các giải pháp trên góc độ Quản lý TSCĐ. Các giải phápđưa ra đã góp phần giải quyết triệt để những nhược điểm trong kế toán TSCĐ tạicác doanh nghiệp, công ty trực thuộc Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam. Tuynhiên, luận văn chỉ đưa ra các giải pháp chung cho các doanh nghiệp, vẫn chưa đềcập đến các giải pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong cácdoanh nghiệp.Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty liên doanhkhách sạn Kinh Thành” của tác giả Dương Thị Lệ Thủy – Học viện tài chính[2012]. Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công4ty liên doanh khách sạn Kinh Thành. Qua đó đánh giá được ưu nhược điểm trongcông tác kế toán TSCĐ tại công ty. Từ những tồn tại đó tác giả đã đề xuất các giảipháp hoàn thiện về hệ thống chứng từ kế toán TSCĐ, hệ thống tài khoản kế toánTSCĐ, hệ thống sổ kế toán TSCĐ,tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, hoàn thiện về tríchkhấu hao TSCĐ. Các giải pháp này đã góp phần giải quyết những nhược điểm trongkế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác kế toán TSCĐ chỉ giới hạntrong đơn vị tác giả nghiên cứu là công ty liên doanh khách sạn Kinh Thành. Đề tàichưa đề cập đến kế toán quản trị mà chỉ tập trung vào kế toán tài chính.Bàn về trích khấu hao TCSĐ [ Lê Thị Hồng – Tạp chí tài chính số 6 – năm2013]. Trong bài viết của mình tác giả cũng chỉ rõ sự thống nhất và không thốngnhất giữa Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và tríchkhấu hao tài sản cố định [TSCĐ] và Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày20/10/2009. Những khác biệt về giá trị tài sản, phương pháp trích khấu hao, chi phíthành lập doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả cũng kiến nghị với các cơ quan banhành chế độ chính sách kế toán cần khoa học và hợp lý giúp cho doanh nghiệp đỡgặp lúng túng trong việc áp dụng các quy định về tính khấu hao TSCĐ.Những công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu được về thực trạng kế toántài sản cố định tại các doanh nghiệp cơ khí với nhiều loại hình khác nhau như doanhnghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc khấu hao tài sản cố định tại các doanhnghiệp cơ khí. Tuy nhiên các đề tài này vẫn chưa phản ánh hết được tình hình tàisản cố định tại các doanh nghiệp như các công ty cổ phần và các doanh nghiệp cơkhí chế tạo các loại máy lớn để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình quản lý và sửdụng TSCĐ đặc thù của ngành cơ khí.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.- Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản vềkế toán TSCĐ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.- Mục tiêu nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng kế toán TSCĐ ở cácdoanh nghiệp cơ khí trên địa bàn Hà Nội, tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong kếtoán TSCĐ tại đơn vị khảo sát. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kếtoán TSCĐ tại các công ty này.54. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài.+ Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những lý luận chung về kế toánTSCĐ và thực trạng kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thànhphố Hà Nội+ Phạm vi nghiên cứu:Đề tài chỉ nghiên cứu kế toán TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình thuộc quyềnsở hữu của doanh nghiệp, không nghiên cứu TSCĐ thuê tài chính. Trên phươngdiện kế toán tài chính lấy số liệu kế toán tài chính năm 2016 đến năm 2017 tại 10công ty cơ khí tại khu Công nghiệp Bình Phú , Phùng Xá của huyện Thạch Thất vàSơn Tây, Hà Nội. Trong đó tập trung chủ yếu vào 3 công ty là: Công ty TNHHThương Mại Trường Thịnh, Công ty thông tin M3, Công ty cổ phần sản xuất vàthương mại Đa Liên5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.Phương pháp luận: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài tác giả đã ápdụng các biện pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và dựa trên quan điểm duyvật lịch sử để xem xét vấn đề nghiên cứu là kế toán tài sản cố định từ lý luận đếnthực tiễn tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.Phương pháp thu thập dữ liệua. Phương pháp điều tra: trong quá trình thu thập dữ liệu cho bài báo cáo thìtác giả tiến hành phát phiếu khảo sát [ phụ lục số 01] tới nhà quản lý và nhữngngười trực tiếp thực hiện công tác kế toán TSCĐ ở các đơn vị khảo sát. Nội dungcủa phiếu khảo sát gồm các câu hỏi dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm để giúp ngườiđược khảo sát thuận lợi trong quá trình trả lời. Phương pháp này ít tốn kém thờigian, công sức, đặc biệt khi đối tượng khảo sát là số lớn, tính bảo mật thông tin cao.Nội dung của các phiếu khảo sát là hệ thống các câu hỏi liên quan đến các yếu tốảnh hưởng tới kế toán TSCĐ và cách thức tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công táckế toán tại các công ty.6Tổng số phiếu khảo sát gửi đến các công ty là 100 phiếu.Kết quả tổng hợp từ các phiếu khảo sát [ phụ lục số 02]b. Phương pháp phỏng vấn: tác giả phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, nhânviên kế toán tại: Công ty TNHH Thương Mại Trường Thịnh, công ty thông tin M3,công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đa Liên . Khi phỏng vấn trực tiếp thì thểhiện được tính linh hoạt trong câu hỏi và câu trả lời giúp người phỏng vấn có đượccác thông tin rất quý báu, phong phú, phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề.Trong khuôn khổ thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành phỏng vấn với nội dunglà các câu hỏi có liên quan đến đặc điểm TSCĐ tại doanh nghiệp, định hướng pháttriển của công ty trong những năm tới. Kết quả phỏng vấn trực tiếp sẽ là cơ sở quantrọng tạo nên sự thành công của đề tài. [ nội dung câu hỏi phỏng vấn và danh sáchphỏng vấn, kết quả phỏng vấn phụ lục số 03, 04]c. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu làđể thu thập những kiến thức từ bao quát đến chuyên sâu một cách chính xác vềnhững vấn đề lý luận chung kế toán TSCĐ trên góc độ kế toán tài chính. Tác giả đãthực hiện phương pháp này thông qua việc nghiên cứu các giáo trình chuyên ngành,chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành,tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết liên quan đến đề tàinghiên cứu.d. Phương pháp phân tích dữ liệuThông qua số liệu đã thu nhận được từ các đơn vị khảo sát, tác giả tiến hành sosánh và đối chiếu giữa chế độ kế toán và thực tiễn, phân tích tài liệu, diễn đạt kếtquả và đưa ra kết luận. Đây là giai đoạn phân tích để xem xét sự phù hợp của chế độkế toán Việt Nam với thực trạng kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp cơ khí. Từ đólàm cơ sở cho các kiến nghị, đề xuất của luận văn.6. Câu hỏi nghiên cứu.Để hoàn thành mục tiêu của luận văn tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu:- Lý luận về kế toán TCSĐ tại các doanh nghiệp?- Kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp cơ khí có những gì giống và khác với kếtoán TSCĐ tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung?7- Thực trạng kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phốHà Nội như thế nào?- Kế toán TSCĐ theo các quy định hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu quản lýcủa các DN cơ khí hay chưa, có phù hợp với thực tế công tác kế toán tại các doanhnghiệp hay không?- Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ tại các doanhnghiệp trên?- Giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ tại cácdoanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Hà Nội?7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.- Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa và tổng kết cơ sở lý luận vềTSCĐ.- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá được thực trạng về kế toán TSCĐ tạicác doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Căn cứ vào đặc điểm vànhững tồn tại của công tác kế toán TSCĐ tại Công ty, luận văn đưa ra những giảipháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác kế toán TSCĐ tạiCông ty, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐ, cung cấp chính xác,kịp thời những thông tin phục vụ cho công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sửdụng TSCĐ tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.8. Kết cấu luận văn.Ngoài phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, danh mục từ viết tắt, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:Chương 1 : Những lý luận cơ bản về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp cơ khí trên địabàn thành phố Hà Nội.Chương 3: Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp cơ khí trên địabàn thành phố Hà Nội.8CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP1.1. Các khái niệm cơ bản1.1.1 Tài sảnTheo chuẩn mực kiểm toán số 01 tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểmsoát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng máy móc thiếtbị vật tư hàng hóa, hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền bằngsáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểmsoát của doanh nghiệp.Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tếtrong tương lai như tài sản thuê tài chính.Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiệnđã qua như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịchhoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.Tóm lại tài sản là nguồn lực thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài củadoanh nghiệp đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp và có thể xácđịnh được giá trị.1.1.2 Tài sản cố địnhĐối với các doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cầnphải có một số vốn nhất định. Số vốn này được hình thành từ chủ sở hữu của doanhnghiệp hoặc từ các nguồn tài trợ bên ngoài và được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chấtđáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong số tài sản được đầutư sử dụng đó không thể không có TSCĐ.Theo giáo trình kế toán tài chính của tác giả Ngô Thế Chi học viện tài chínhthì ” TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sảnkhác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nóđược chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ratrong các chu kỳ sản xuất”9Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Tài sản cố định hữu hình là nhữngtài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: Tài sản cố định vô hình là những tàisản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệpnắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đốitượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, gồm: Quyền sửdụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phépkhai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượngquyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành củakhách hàng, thị phần và quyền tiếp thị...1.1.3 Nguyên giá tài sản cố địnhNguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ và đưaTSCĐ vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Nguyên giá TSCĐ không thay đổi trongsuốt thời gian sử dụng TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ được xác định phụ thuộc vàonguồn hình thành tài sản.Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệpphải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵnsàng sử dụng.Nguyên giá tài sản cố định vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệpphải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sửdụng theo dự tính.1.1.4 Khấu hao tài sản cố địnhĐể tính giá trị hao mòn TSCĐHH và TSCĐVH trong từng kỳ SXKD, DN phảixác định rõ giá trị phải khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấuhao TSCĐHH và TSCĐVH. Các chỉ tiêu này được xác định như sau:* Giá trị phải khấu hao của TSCĐHH và TSCĐVH bằng nguyên giá TSCĐHHvà TSCĐVH trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Trong thực tế để đơngiản cho công tác tính toán, DN thường xác định giá trị thanh lý ước tính của10TSCĐHH bằng 0 nên giá trị khấu hao TSCĐHH cũng chính là nguyên giáTSCĐHH. Giá trị thanh lý ước tính của TSCĐVH được ước tính khi TSCĐVHđược hình thành đưa vào sử dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thờigian sử dụng hữu ích ước tính của một tài sản tương tự và đã hoạt động trong cácđiều kiện tương tự. Giá trị thanh lý ước tính của TSCĐVH không tăng lên khi cóthay đổi về giá cả hoặc giá trị. Giá trị phải khấu hao của TSCĐHH và TSCĐVHđược phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Việctrích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐHH và TSCĐVH vào sử dụng.* Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH: sẽ được xác định thông qua việcxem xét đến các yếu tố:a. Mức độ sử dụng ước tính của DN đối với TS đó. Mức độ sử dụng đượcđánh giá thông qua công suất và sản lượng dự tính.b. Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sửdụng tài sản như: Số ca làm việc, chế độ sửa chữa bảo dưỡng tài sản.c. Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền côngnghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sảnđó tạo ra.d. Giới hạn có tính pháp lý trong công việc sử dụng tài sản.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH do DN xác định chủ yếu dựa trênmức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên do chính sách quản lý tài sản củadoanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựatrên kinh nghiệm của doanh nghiệp với các tài sản cùng loại. Doanh nghiệp chỉđược thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản.* Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐVH: Thời gian sử dụng hữu ích tối đacủa TSCĐ vô hình là 20 năm. Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu íchcủa TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưngphải xác định được cụ thể. Các nhân tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời giansử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, gồm: [1] Các nhân tố kinh tế quyết địnhkhoảng thời gian thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; [2] Các nhân tố pháp lý11giới hạn khoảng thời gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này. Thờigian sử dụng hữu ích là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên.* Phương pháp khấu hao TSCĐHH: DN lựa chọn phương pháp khấu haoTSCĐHH đảm bảo phương pháp đó phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sảnmang lại cho DN. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào kết quả kinh doanhtrong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác. Phương pháptrích khấu hao do DN xác định để áp dụng cho từng TSCĐHH phải được thực hiệnnhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổiphương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cáchthức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố địnhchỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sửdụng. DN không được tiếp tục khấu hao đối với những TSCĐHH đã khấu hao hếtgiá trị nhưng vẫn còn sử dụng trong hoạt động SXKD.1.2 Lý luận chung về tài sản cố định và yêu cầu quản lý tài sản cố địnhtrong các doanh nghiệp1.2.1 Đặc điểm tài sản cố địnhBất kể DN hoạt động trong lĩnh vực nào thì TSCĐ cũng là bộ phận tài sản đầutư dài hạn quan trọng, phản ánh năng lực SXKD và ảnh hưởng đáng kể đến hiệuquả kinh doanh của DN. Nghiên cứu đặc điểm của TSCĐ chi phối tổ chức công táckế toán TSCĐ trong DN, lựa chọn mô hình quản lý TSCĐ cũng như phương pháptính khấu hao TSCĐ. TSCĐ trong DN có những đặc điểm sau :- TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thuộc quyền quản lý, sử dụng của DN.Chính vì vậy DN phải quản lý, theo dõi TSCĐ cả về mặt hiện vật và giá trị để phụcvụ tốt nhất cho hoạt động SXKD. Mỗi DN có đặc điểm và nhu cầu khác nhau nênviệc đầu tư cho TSCĐ cũng nên lựa chọn cho phù hợp với tình hình thực tế của DN.- TSCĐ được sử dụng trong nhiều năm hoặc nhiều kỳ SXKD của DN. KhiTSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD như vậy giá trị của nó sẽ được chuyển dầnvào chi phí tính giá thành sản phẩm nên TSCĐ cần được thường xuyên bảo dưỡng,sửa chữa để giúp quá trình SXKD hoạt động hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, DN cũng12phải lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý giúp DN thu hồi được giá trị đã đầu tưvào TSCĐ.- TSCĐ hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái hiện vật lúc ban đầu cho đến khi bịhư hỏng hoàn toàn. DN thực hiện thu hồi giá trị TSCĐ hữu hình đã đầu tư để tái sảnxuất thông qua việc trích khấu hao.- TSCĐ có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn khôngđồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể bị hư hỏng từng bộ phận.- TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của DN. Chính vì vậy DNcần phải quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.Từ những đặc điểm trên có thể thấy TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của DN,TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào hoạt động của đơn vị. TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng tạo khảnăng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động từ đó giảm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm dịch vụ.Mặt khác TSCĐ còn là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu giúp DN đạt được cácmục tiêu về hoạt động tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ đặtra đối với mỗi DN là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐ nhằm đạt hiệu quảcao. Đồng thời nhờ việc quản lý tốt TSCĐ doanh nghiệp sẽ phát triển sản xuất, tạora nhiều sản phẩm, hạ giá thành, tăng vòng quay vốn và đổi mới trang thiết bị, đápứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.1.2.2 .Phân loại tài sản cố định* Phân loại theo hình thái biểu hiệnTheo cách phân loại này thì TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ hữu hình vàTSCĐ vô hình- TSCĐ hữu hình là những loại tài sản có hình thái vật chất cụ thể, thỏa mãncác tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực kế toán số 03 [VAS03].Theo tính chất của tài sản, TSCĐ hữu hình bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; máymóc, thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn câylâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm và TSCĐ hữu hình khác.13- TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chât cụ thể, thể hiện một sốtiền nhất định đã đầu tư nhằm thu được lợi ích trong tương lai. Theo Chuẩn mực kếtoán Việt Nam về TSCĐ vô hình [VAS 04]: TSCĐ vô hình là tài sản không có hìnhthái vật chất nhưng xác đinh được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong hoạtđộng SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.Cách phân loại này giúp cho DN có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức hạchtoán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp đặcđiểm kĩ thuật của từng nhóm TSCĐ.* Phân loại theo mục đích sử dụngTheo cách phân loại này thì TSCĐ trong DN bao gồm: TSCĐ dùng cho mục đíchkinh doanh; TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; TSCĐbảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước. TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh đượcchi tiết theo hoạt động, có thể có TSCĐ cho hoạt động sản xuất sản phẩm, TSCĐ phụcvụ hoạt động bán hàng và TSCĐ phục vụ cho quản lý hành chính…Việc phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng giúp kế toán có thể phân bổ chiphí khấu hao theo đối tượng sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của từnghoạt động trong doanh nghiệp và gắn trách nhiệm vật chất của các cá nhân, bộ phậnliên quan đối với việc quản lý, sử dụng TSCĐ trong DN.* Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữuQuyền sở hữu tài sản bao gồm đầy đủ các quyền quản lý, sử dụng, chiếm hữuvà định đoạt tài sản. Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ trong DN bao gồm hai loại:TSCĐ thuộc quyền sở hữu DN và TSCĐ thuê ngoài.- TSCĐ thuộc quyền sở hữu DN là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm vàhình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốnliên doanh, các quỹ DN và các TSCĐ được biếu tặng. Đối với TSCĐ thuộc loại nàyDN có toàn quyền quyết định trong các trường hợp: thanh lý, nhượng bán, biếutặng, góp vốn, thế chấp [trừ trường hợp TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay]14- TSCĐ thuê ngoài bao gồm các TSCĐ doanh nghiệp đi thuê của các tổ chức,cá nhân, DN khác để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản.Tùy theo bản chất của các điều khoản thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế, thuê tài sảnđược chia thành hai loại là thuê hoạt động và thuê tài chính.+ Tài sản thuê hoạt động là những tài sản DN đi thuê của tổ chức, cá nhânkhác để sử dụng trong một thời gian nhất định mà khi kết thúc hợp đồng không cósự chuyển giao quyền sở hữu. Trong thời gian hợp đồng thuê có hiệu lực, DN đithuê có quyền quản lý, sử dụng nhưng không có quyền sở hữu, không ghi tăng tàisản và không tính khấu hao cũng như không được thay đổi kết cấu của tài sản đithuê. DN cho thuê không ghi giảm tài sản trên báo cáo tài chính, khấu hao tài sảntrong thời gian cho thuê là một khoản chi phí kinh doanh cho thuê tài sản.+ Tài sản thuê tài chính là những tài sản thuê mà trong đó bên cho thuê có sựchuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê.Cách phân loại này giúp cho DN có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức hạchtoán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp đặcđiểm kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ.1.2.3 Yêu cầu quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp1.2.3.1 Yêu cầu quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệpQuản lý TSCĐ trong DN đóng vai trò hết sức quan trọng giúp DN theo dõi vàquản lý chặt chẽ số vốn đã đầu tư, có biện pháp và kế hoạch sử dụng hợp lý tài sản,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN. Quản lý TSCĐ cần được thực hiện trên tấtcả các mặt hiện vật, giá trị và chất lượng của tài sản. Do đó nội dung yêu cầu quảnlý TSCĐ bao gồm:* Quản lý tình hình biến động của TSCĐ trong quá trình kinh doanh:TSCĐ của DN tăng do rất nhiều nguyên nhân: do mua sắm, xây dựng, nhậngóp vốn, tặng biếu, nhận điều chuyển, phát hiện thừa trong kiểm kê... Nhưng chủyếu là tăng do mua sắm, xây dựng và nhận vốn góp. Tuy nhiên điều quan trọngtrong quản lý tăng TSCĐ đó là việc xác định nguyên giá TSCĐ cho hợp lệ dựa trêncác chứng từ có liên quan.15TSCĐ giảm có thể là do thanh lý, nhượng bán, góp vốn liên doanh, phát hiệnthiếu trong kiểm kê, chuyển thành công cụ dụng cụ... nhưng chủ yếu vẫn là giảm dothanh lý, nhượng bán; góp vốn và thiếu khi kiểm kê. Và điều quan trọng trong quảnlý giảm TSCĐ đó là xác định GTCL và giá trị khấu hao lũy kế của TSCĐ tính thờiđiểm giảm.* Quản lý khấu hao TSCĐ:Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài như vậyđể hạch toán khấu hao TSCĐ DN cần phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, lựachọn phương pháp khấu hao thích hợp cho từng loại, nhóm TSCĐ, các định thờigian sử dụng dự kiến của từng loại TSCĐ và xây dưng tiêu thức phân bổ chi phíkhấu hao trong trường hợp TSCĐ phục vụ nhiều đối tượng [bộ phận, công việc, sảnphẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng]* Quản lý tình hình sửa chữa, nâng cấp TSCĐ:Khi tham gia vào quá trình SXKD, TSCĐ bị hao mòm dần và có thể bị hưhỏng một vài bộ phận. Để duy trì hoạt động của TSCĐ thì phải tiến hành bảodưỡng, sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận bị hư hỏng.Việc sửa chữa TSCĐ ở các DN tùy thuộc quy mô, tính chất của việc sửa chữađược chia thành hai loại đó là sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là sửa chữa mang tính chất bảo dưỡng hoặcthay thế những chi tiết, bộ phận nhỏ của TSCĐ.* Quản lý quá trình thanh lý TSCĐ:Tài sản cố định hữu hình thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụngđược mà DN xét thấy không thể [hoặc có thể] sửa chữa để khôi phục hoạt độngnhưng không có lợi về mặt kế toán hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuậtkhông phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán.Bên cạnh đó, việc quản lý TSCĐ phải được tuân thủ theo những nguyên tắcnhất định như sau :- Mọi TSCĐ trong DN phải có bộ hồ sơ riêng. TSCĐ phải được phân loại,thống kê đánh số và có thẻ riêng, theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ vàđược phản ánh trên sổ theo dõi TSCĐ.16- TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị cònlại trên sổ sách kế toán:Giá trị còn lạitrên sổ kế toán=Nguyên giá của tài-Số hao mòn luỹ kế củasản cố địnhTSCĐcủa TSCĐ- DN phải quản lý khấu hao đối với TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn thamgia vào hoạt động SXKD.- Định kỳ cuối mỗi năm tài chính phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trườnghợp thừa, thiếu phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ mà TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả vềmặt hiện vật và giá trị. Do đó, cần phải kiểm tra chặt chẽ tình hình hao mòn, việcthu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất hoặc hiện đại hoá TSCĐ.1.2.3.2 Nhiệm vụ kế toán tài sản cố địnhĐể cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho công tác quản lý TSCĐ trên cơ sởtuân thủ các nguyên tắc quản lý TSCĐ, hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp phảiđảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau:+ Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạngvà giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong doanhnghiệp và từng nơi sử dụng, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TSCĐ hợplý, hiệu quả.+ Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuấtkinh doanh của các bộ phận sử dụng TSCĐ. Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tưhình thành từ việc trích khấu hao TSCĐ có hiệu quả.+ Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phản ánh chính xác chiphí thực tế sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng đốitượng sử dụng TSCĐ. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ.+ Tổ chức hạch toán TSCĐ đầy đủ, đúng chế độ quy định. Kiểm tra và giámsát tình hình tăng giảm TSCĐ.17+ Tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước. Lập báocáo về TSCĐ, phân tích tình hình trang bị, huy động, sử dụng TSCĐ nhằm nâng caohiệu quả kinh tế của TSCĐ.1.3. Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp1.3.1 Quy định về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp1.3.1.1 Kế toán TSCĐ theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nama, Theo chuẩn mực kế toán Việt NamKế toán TSCĐHH và TSCĐVH trong DN đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắctrong chuẩn mực số 01, quy định chung của chuẩn mực số 03 – VAS 03 và chuẩnmực số 04 – VAS 04. Có thể khái quát quy định của các chuẩn mực này trên các nộidung sau: Tiêu chuẩn ghi nhậnCác tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn [4] tiêuchuẩn ghi nhận sau:[1] Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;[2] Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;[3] Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;[4] Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.Khi xác định tiêu chuẩn thứ nhất, doanh nghiệp phải xác định mức độ chắcchắn của việc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Đốivới những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an toàn trong sản xuất và bảo vệmôi trường thì mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế như các TSCĐ khácnhưng chúng cũng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được lợi ích kinh tếkhác. Ví dụ như các nhà máy sản xuất có thải các chất khí thải độc ra môi trường thìrất nên xây dựng các hệ thống lọc khí độc hại trước khi thải ra ngoài môi trường, cónhư vậy mới góp phần phát triển một cách bền vững và thân thiện với môi trường,từ đó tạo thiện cảm tốt hơn với người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm.Tiêu chuẩn thứ hai về việc nguyên giá tài sản phải được ghi nhận một cáchđáng tin cậy, phải được xác định dựa trên các bằng chứng cụ thể là các chứng từ hóađơn được cung cấp từ nhà thầu hoặc người bán .18Tiêu chuẩn thứ ba xác định thời gian sử dụng tài sản ước tính trên 1 năm tức làtài sản phải tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp từ 1năm trở lên và phải mang lại lợi ích kinh tế trong khoảng thời gian đó. Điều này lýgiải vì sao các hàng hóa tồn kho mặc dù có giá trị lớn và mang lại lợi ích cho doanhnghiệp nhưng do quá trình tham gia hoạt động của chúng thường ngắn hơn 1 nămnên không được ghi nhận là TSCĐ của doanh nghiệp.Tiêu chuẩn thứ tư yêu cầu một tài sản được ghi nhận là một TSCĐ hữu hìnhthì phải thỏa mãn về mặt giá trị tài sản. Cụ thể là giá trị của tài sản đó phải đủ lớntheo đúng quy định hiện hành. Ghi nhận giá trị ban đầu của TSCĐGhi nhận giá trị ban đầu của TSCĐHH: TSCĐHH phải được ghi nhận banđầu theo nguyên giá. TSCĐHH trong doanh nghiệp có thể được hình thành theonhiều phương thức và từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy vào từng hình thức đầu tư đểcó được TSCĐHH thì nguyên giá của TSCĐHH sẽ được xác định theo từng nộidung cụ thể, nhưng dù là được hình thành theo phương thức nào thì nguyên giáTSCĐHH vẫn phải được xác định dựa trên nguyên tắc: Nguyên giá TSCĐHH làtoàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi trả để có được TSCĐHH vào trạng thái sẵnsàng sử dụng.Ghi nhận chi phí của TSCĐVH: Các chi phí liên quan đến TSCĐVH phảiđược ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp chiphí hình thành một phần nguyên giá TSCĐVH hình thành trong quá trình sáp nhậpdoanh nghiệp có tính chất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêuchuẩn ghi nhận là TSCĐVH thì chi phí đó hình thành một bộ phận của lợi thếthương mại vào ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầuĐối với TSCĐHH:Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trongtương lai do việc sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điềukiện trên phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ.19Đối với TSCĐVH:Trong quá trình sử dụng tài sản, những chi phí liên quan đến TSCĐ vô hìnhphát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ,trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được vốn hóa tức là tính vào nguyêngiá TSCĐ vô hình: [a] Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi íchkinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu; [b] Chi phíđược đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầuSau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ được xác định theonguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ được đánh giá lạitheo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phảiđược điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đượcxử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước. Khấu hao:Giá trị phải khấu hao của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thờigian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi íchkinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạchtoán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trịcủa các tài sản khác.- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ: do doanh nghiệp xác định chủ yếudựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tàisản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắnhơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ước tính thời gian sửdụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanhnghiệp đối với các tài sản cùng loại.- Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐphải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thayđổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điềuchỉnh mức khấu hao.20- Xem xét lại phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao TSCĐ phảiđược xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổiđáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thìđược thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành vàcác năm tiếp theo.- Phương pháp khấu hao TSCĐ: DN lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐđảm bảo phương pháp đó phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản mang lại choDN. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào kết quả kinh doanh trong kỳ, trừkhi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác. Phương pháp trích khấu hao doDN xác định để áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán trong suốtquá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấuhao, doanh nghiệp phải có giải trình rõ ràng. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thayđổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng. DN không đượctiếp tục khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sửdụng trong hoạt động SXKD. Hiện nay theo chuẩn mực kế toán có đưa ra 3 phươngpháp khấu hao TSCĐ để DN lựa chọn bao gồm: Phương pháp khấu hao theo đườngthẳng; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; Phương pháp khấu hao theo sốlượng sản phẩm.[1] Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp khấu hao mà mứckhấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích củaTSCĐ. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá trị phải khấu hao và thời gian sửdụng hữu ích của TSCĐ để xác định mức trích khấu hao bình quân hàng năm choTSCĐ bằng Nguyên giá TSCĐ chia cho Thời gian trích khấu hao. Sau khi tínhđược mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ, tính mức khấu hao trung bìnhtháng ta lấy mức trích khấu hao trung bình năm chia cho 12 tháng. Trong thực tế,để đơn giản tính toán, kế toán có thể xác định số khấu hao trích trong tháng bằngsố khấu hao TSCĐ trích tháng trước + số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng – sốkhấu hao TSCĐ giảm trong tháng.

Video liên quan

Chủ Đề