Người nước ngoài có thể mua nhà ở việt nam không

Người nước ngoài có được mua nhà, đất tại Việt Nam không? Mua nhà để phục vụ mục đích kinh doanh thương mại được không? Luật Minh Gia làm rõ liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài thông qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn Luật Đất đai, Luật Nhà ở

Pháp luật đất đai hiện hành không cấm người nước ngoài sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thực hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng đủ những điều kiện nhất định.

Do đó, nếu bạn là người nước ngoài và bạn có nhu cầu sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến Luật Đất đai, Luật Nhà ở bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi một số câu hỏi: 1. Nếu tôi là cá nhân người nước ngoài thì có được mua 1 tòa nhà? Nếu tôi mua nó phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình thì có được không?

2. Tôi muốn mua 1 mảnh đật khoản 1000m2 ở vùng ven Hồ Chí Minh để làm kho chứa hàng thì có được không? Và điều kiện để tôi có thể mua đất và nhà tại Việt Nam là gì? Nhờ luật sư tư vấn dùm. Xin cảm ơn. 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Luật này;

b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;

d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

e) Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

h) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;

i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

k) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;

Như vậy, nếu bạn là cá nhân người nước ngoài thì không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn vẫn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được nhập cảnh hợp pháp và hình thức sở hữu thông qua Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam hoặc Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, Luật nhà ở năm 2014 quy định:

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

------------------

Câu hỏi thứ 2 - Thủ tục đăng kí khai sinh cho trẻ sinh tại Việt Nam mà bố mẹ là người nước ngoài

Chào luật sư, Làm ơn cho mình hỏi mình quốc tịch Đài loan và chồng mình quốc tịch Úc và mình sẽ sinh con ở Việt Nam. Mình muốn chọn quốc tịch Úc cho con thì giấy chọn quốc tịch Úc cho con phải đem đến đại sứ quán Úc công chứng đúng không? Và có cần 2 vợ chồng cùng đi nộp giấy không vì chồng mình không có ở Việt NamMong nhận được câu trả lời. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Điều 35 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký khai sinh

"Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

...

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;"

Điều 36 Luật hộ tịch năm 2014 quy định Thủ tục đăng ký khai sinh

"1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này."

Theo quy định, lựa chọn quốc tịch cho trẻ em khi bố mẹ đều là nước ngoài thì phải có văn bản thỏa thuận của bố mẹ về việc lựa chọn quốc tịch chon con.

Nếu hai anh, chị lựa chọn quốc tịch Úc cho con thì phải có văn bản thỏa thuận của hai vợ chồng có chữ ký của hai người và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Úc.

Khi đầy đủ hồ sơ đăng ký khai sinh cho con thì chị có quyền tự mình đi nộp hồ sơ đăng ký khai sinh.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Hướng dẫn thủ tục pháp lý, điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam - cập nhật quy định mới nhất do Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn.

Người nước ngoài có thể mua nhà ở việt nam không

Rever vừa nhận được thắc mắc về thủ tục, điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, được gửi từ anh Mạnh Hải (ngụ TP.HCM):

Tôi là môi giới bất động sản mới vô nghề nên tiếp vài trường hợp khách thuê/mua nhà là người nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều người dù có nhu cầu mua nhà ở thực nhưng vẫn ngần ngại thủ tục pháp lý khi người ngoại quốc mua nhà, do đó họ chọn thuê nhà. Vậy những đối tượng này có được mua nhà tại nước ta hay không? Nếu được thì cần những điều kiện gì và thủ tục mua nhà gồm những gì?

Tôi chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Đoàn Luật sư TP.HCM) giải đáp:

Người nước ngoài có thể mua nhà ở việt nam không

Chào bạn, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Nhà ở 2014
  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở

Cơ sở pháp lý cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.

Và khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Vì vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể mua nhà ở tại Việt Nam.

Người nước ngoài có thể mua nhà ở việt nam không

Luật pháp Việt Nam cho phép người nước ngoài mua nhà

Một số trường hợp ngoại lệ người nước ngoài không thể mua dự án bất động sản tại Việt Nam

Tuy nhiên, lưu ý rằng không phải tất cả các dự án tại Việt Nam người nước ngoài đều được mua mà sẽ có Danh mục nêu cụ thể các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu do Sở Xây dựng công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử. Căn cứ: điểm a, khoản 1 điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, khoản 2 điều 76 nghị định này cũng nêu rõ hơn về vấn đề này: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này”.

Người nước ngoài có thể mua nhà ở việt nam không

Điều kiện để người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam

Cá nhân nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau thì sẽ được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

- Cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. (Khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014)

- Cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam (Khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)

- Cá nhân nước ngoài phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định pháp luật Việt Nam, không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch (điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014)

- Cá nhân nước ngoài chỉ được mua và sở hữu nhà ở không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm biệt thự, nhà ở liền kề thì trên khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua không quá 250 căn nhà (điểm a Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014)

- Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán thì cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây (Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)

  • Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
  • Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;
  • Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

- Cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn nếu có nhu cầu. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và các quyền của chủ sở hữu như công dân Việt Nam. (điểm c Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở).

Người nước ngoài có thể mua nhà ở việt nam không

Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ Luật Nhà ở 2014, thủ tục để cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam được quy định:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  • Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp đồng phải có các nội dung theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014; phải được công chứng, chứng thực. Căn cứ: Điều 121, khoản 1 Điều 122 và khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2014.
  • Bước 3: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở 2014, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo mẫu quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (Mẫu 04/ĐK)
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh hình thành nhà ở hợp pháp

Hồ sơ sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nơi có nhà ở. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hay chưa đầy đủ thành phần theo quy định của pháp luật thì sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền tiếp nhận sẽ có thông báo hoàn trả và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định của pháp luật.

  • Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
  • Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận

Người nước ngoài có thể mua nhà ở việt nam không

Có thể bạn quan tâm:

Rever phối hợp Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng