Nguồn gốc bánh trung thu Việt Nam

Bánh trung thu là món đặc trưng không thể thiếu mỗi dịp rằm tháng tám ở những quốc gia tổ chức ăn mừng ngày lễ truyền thống này. Tuy nhiên, câu hỏi bánh trung thu có nguồn gốc từ đâu, xuất hiện từ bao giờ... hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác từ giới nghiên cứu.

Ảnh minh họa - Nguồn: internet

Với người Trung Quốc, có giả thuyết cho rằng từ thời Ân, Chu, ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, gọi là bánh Thái sư. Đây có thể coi như là "thuỷ tổ" của bánh trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào [walnut], dưa hấu làm nguyên liệu cho loại bánh này, nên nó được gọi là bánh hồ đào.

Đến thời Đường, ở thành phố Tràng An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm Trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thưởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh không hay nên đặt tên là bánh nguyệt [mặt trăng] cho thơ mộng hơn. Từ đó về sau người Trung Quốc gọi nó là bánh mặt trăng. 

Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh, ngắm trăng vào ngày này. Tuy nhiên, trong dân gian, việc ăn bánh trung thu lúc đó chưa phổ cập. 

Có giả thuyết cho rằng tập quán ăn bánh mặt trăng mỗi dịp Trung thu bắt đầu từ cuối thời Nguyên, khi Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn nổi dậy. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, họ cho làm những cái bánh hình tròn, phía trong nhét tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là thời điểm trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám.

Những cái bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc. Phương pháp này tỏ ra hết sức hiệu nghiệm, tin tức hô hào khởi nghĩa được truyền đi khắp nơi. Về sau, người Trung Quốc lấy việc làm bánh này vào ngày rằm tháng Tám để kỷ niệm sự kiện ấy, tạo thành phong tục.

Ở Việt Nam, bánh trung thu truyền thống gồm có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Với hình dáng tròn đầy, ngập các loại nhân, bánh trung thu thể hiện sự viên mãn, sung túc. Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa đoàn viên. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình.

Ngoài ra, người dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia cũng ăn bánh trung thu mỗi dịp rằm tháng Tám âm lịch, bánh của mỗi nước đều có nét riêng về hình thức và hương vị.

Đến ngày Tết Đoàn viên, những chiếc bánh trung thu luôn là lựa chọn của người dân Việt Nam để thờ cúng tổ tiên và cùng thưởng thức bên các thành viên gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu nguồn gốc và ý nghĩa bánh trung thu. Hãy cùng VinID tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Nguồn gốc của bánh trung thu

Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện vào cuối thời Nguyên [những năm 1300]. Tương truyền rằng, vào cuối thời Nguyên, trong 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để có thể truyền tin bí mật trong những cuộc chiến tranh, người dân đã nghĩ ra cách làm bánh hình tròn và nhét thông tin bên trong. Trong tờ giấy ghi rõ thời gian bắt đầu trận đấu là vào rằm tháng 8, thời điểm trăng sáng và cao nhất.

Sự lan rộng của những chiếc bánh đã giúp tin tức cuộc khởi nghĩa được lan truyền nhanh chóng. Từ đó, người dân Trung Quốc đã lấy việc làm bánh trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm cho sự kiện này.

Bánh trung thu có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước

Sau đó, món bánh này đã truyền đi nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông – trong đó có Việt Nam. Món bánh trung thu ngày càng đa dạng và được thay đổi theo khẩu vị, sở thích của mỗi quốc gia.

2. Ý nghĩa bánh trung thu

Ở Trung Quốc, Tết Trung thu là ngày lễ để mọi người ăn mừng và nhớ về chiến thắng của cuộc đấu tranh chống lại giai cấp thống trị.

Tại Việt Nam, ngày rằm tháng 8 được xem là ngày nông dân mở tiệc ăn mừng cho một mùa vụ bội thu, cảm ơn trời đất. Ngoài ra, ngày này cũng mang ý nghĩa đoàn viên, gắn kết các thành viên trong gia đình.

Chính vì vậy, bánh trung thu được làm với hình vuông hoặc tròn để thay lời cảm ơn thiên nhiên.

  • Chiếc bánh hình tròn thể hiện hình ảnh vầng trăng tròn đầy, mang ý nghĩa một cuộc sống viên mãn và đại diện cho sự đủ đầy, sung túc của gia đình trong ngày Tết Đoàn viên.
  • Bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc của con người.

Ở Việt Nam, bánh trung thu có hai loại là bánh dẻo và bánh nướng.

  • Bánh dẻo: được làm bằng bột nếp, nhân bánh thường có vị ngọt, sử dụng hạt đậu xanh hoặc hạt sen mang đến vị ngọt ngào, thanh khiết.
Bánh dẻo tượng trưng cho cuộc sống viên mãn, đủ đầy
  • Bánh nướng: được làm từ bột mì lên men với nhân bánh đa dạng như đậu xanh, thập cẩm, khoai môn, trứng muối… Bánh là sự kết hợp giữa hai hương vị mặn ngọt, mang ý nghĩa sau những khó khăn, chúng ta sẽ được nếm trải vị ngọt để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bánh nướng thể hiện cho cuộc sống vượt qua khó khăn, hướng đến những điều tốt đẹp

3. So sánh sự khác biệt giữa bánh trung thu ngày xưa và hiện nay

3.1. Bánh trung thu truyền thống

Bánh trung thu truyền thống trở thành một loại bánh gắn liền với người dân Việt Nam bao đời nay. Bánh được làm từ các nguyên liệu kết hợp quen thuộc như: đậu xanh hoặc thịt nạc, lạp xưởng, vừng, lạc, đường mỡ…

Bánh trung thu truyền thống gắn liền với dân tộc Việt
>>> Khám phá sự khác biệt giữa Trung thu xưa và nay 

Chủ Đề