Nguyên nhân dê đẻ non

Quá trình mang thai bình thường kéo dài khoảng 40 tuần. Nếu chuyển dạ đẻ trước 37 tuần thì được coi là đẻ non. Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý so với trẻ sinh đủ tháng. Biết được nguyên nhân để có cách phòng ngừa được nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân dê đẻ non

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây sinh non

Có tới 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Số còn lại là do:

- Do thai: Vỡ ối non; Đa thai; Đa ối; Viêm màng ối do nhiễm trùng; Thai dị dạng. Thai dị dạng thường là nguyên nhân chính gây chuyển dạ sinh non và nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ), hoặc thiểu ối (không có thận).

- Do bệnh lý của mẹ

+ Mẹ bị hở eo tử cung, có tiền căn sản giật nặng, tử cung dị dạng, cân nặng.

+ Tuổi của mẹ quá thấp hoặc quá cao.

+ Có tiền sử sinh non.

+ Nghề nghiệp và điều kiện làm việc.

+ Cao huyết áp do thai đôi khi cần chấm dứt thai kỳ sớm do tình trạng bất ổn của mẹ và thai nhi.

+ Viêm đài bể thận, nhất là khi bị sốt.

+ Viêm ruột thừa thường sẽ chuyển dạ sinh non.

+ Tiền căn sảy, nạo thai.

+ Tỷ lệ sinh non cao ở những sản phụ có tình trạng kinh tế xã hội thấp.

+ Mẹ hút thuốc, uống rượu, chế độ sinh hoạt không lành mạnh và bị stress trầm trọng.

- Do nhau

+ Nhau tiền đạo, bong non, nhau cài răng lược.

+ Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ.

2. Dấu hiệu sinh non

Cơn chuyển dạ sinh non có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ tuần thứ 20 đến 37 của thai kỳ. Chúng có xu hướng không dừng lại và trở nên thường xuyên, dồn dập hơn và khiến bạn càng ngày càng khó chịu. Những dấu hiệu sinh non dễ nhận thấy:

- Các dấu hiệu sinh non sẽ có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút.

- Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%.

- Vỡ ối, chuột rút trên vùng xương mu.

- Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định trong nhiều lần khám liên tiếp.

- Triệu chứng như cảm cúm: Liên tục buồn nôn, ói mửa kéo dài hơn 8 giờ.

- Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu và triệu chứng giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non như ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trì nặng bụng, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy...

3. Các biện pháp phòng ngừa sinh non

Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ, vì vậy các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả:

- Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.

- Không nên nhịn tiểu thường xuyên và sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.

- Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.

- Giữ chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

- Khám thai đều đặn.

- Có thể đặt nhẹ tay trên bụng để phát hiện những cơn gò tử cung bất thường và đi khám điều trị dự phòng sinh non kịp thời.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

3. Nguyên nhân gây sinh son do nhau thai bất thường

Nhau bám thấp

Nguyên nhân dê đẻ non

Nhau thai bám thấp nghĩa là nhau thai bám ở đoạn dưới tử cung và có thể che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Cụ thể, nếu nhau thai cách cổ tử cung dưới 20 mm sẽ được xem là nhau bám thấp. Mặt khác, nếu nhau thai che phủ toàn bộ cổ tử cung sẽ được gọi là nhau tiền đạo. Cả hai trường hợp này đều làm tăng nguy cơ sinh non, thường là can thiệp y khoa do biến chứng xuất huyết trong 3 tháng cuối.

Nhau bong non

Đây là tình trạng mà bánh nhau bong sớm một phần hoặc hoàn toàn khỏi thành tử cung trước khi bé ra đời vì nguyên nhân nào đó. Các triệu chứng điển hình của nhau bong non bao gồm đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo và xuất hiện các cơn co thắt, tim thai rối loạn kiểu đe doạ hoặc thậm chí mất tim thai.

Nhau thai là bộ phận giúp truyền dưỡng chất từ mẹ sang em bé. Do đó, sản phụ gặp phải tình trạng nhau bong non rất dễ sinh non hoặc nghiêm trọng hơn là trẻ có thể tử vong từ trong bụng mẹ, gây các biến chứng lên sức khỏe thai phụ. Đối với trường hợp nhau bong non xảy ra, giải pháp là phải chấm dứt thai kỳ ngay tức khắc để ngăn ngừa rủi ro.

4. Nguyên nhân gây sinh non liên quan đến các vấn đề của nước ối

Nguyên nhân sinh non vì dư thừa nước ối

Đa ối (Polyhydramnios) hay còn gọi là tình trạng dư thừa nước ối có thể làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ. Việc có quá nhiều nước ối khiến tử cung căng quá mức nên cũng dễ gây sinh non. Tuy nhiên, các kết quả chẩn đoán đa ối không phải lúc nào cũng mang tính nghiêm trọng. Mẹ vẫn có thể ngăn ngừa rủi ro bằng cách đi khám thai đầy đủ và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ. Hiện nay, hầu hết em bé đều được sinh ra khỏe mạnh dù mẹ bị đa ối trong thai kỳ.

Vỡ ối non

Nguyên nhân dê đẻ non

Vỡ ối non là tình trạng ối vỡ trước khi chuyển dạ, xảy ra khi thai nhi vẫn chưa đủ 37 tuần. Khoảng 50% phụ nữ bị vỡ ối non sẽ chuyển dạ chỉ trong 1 tuần sau đó. Hơn nữa, mẹ bầu với tuổi thai càng lớn càng có nguy cơ chuyển dạ sớm khi bị vỡ ối non. Có thể nói, vỡ ối non dẫn đến sinh non là tình trạng khá phổ biến. Vì vậy, nếu mẹ phát hiện vỡ ối thì cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

5. Nguyên nhân gây sinh non do tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý

Nguyên nhân sinh non do mẹ bị tiền sản giật

Tiền sản giật là sự rối loạn đa cơ quan mà biểu hiện thường là sự kết hợp của huyết áp tăng và protein trong nước tiểu của mẹ bầu (protein niệu). Tiền sản giật thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ. Nếu nghiêm trọng bác sĩ có thể đề xuất mẹ sinh con sớm hơn dự kiến nhằm đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và thai.

Tiểu đường thai kỳ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non cao hơn so với mẹ có chỉ số đường đường huyết ổn định. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nếu được chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt mức đường huyết thì mẹ vẫn trải qua thai kỳ khỏe mạnh và sinh con thuận lợi.

Ứ mật thai kỳ (Intrahepatic cholestasis of pregnancy – ICP)

Nguyên nhân dê đẻ non

Ứ mật thai kỳ có triệu chứng đặc trưng là khiến mẹ bầu bị ngứa dữ dội, nước tiểu màu đậm và vàng da. Đây là một dạng rối loạn gan thường phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba mà không có cách nào điều trị ngoài viện chấm dứt thai kỳ. Do đó, bác sĩ thường đề xuất mẹ sinh sớm bằng phương pháp mổ hay khởi phát chuyển dạ thay vì chờ đợi chuyển dạ tự nhiên để ngăn ngừa biến chứng.

6. Nguyên nhân sinh non liên quan đến nhiễm trùng

Nhiễm trùng tử cung

Một số vi khuẩn như E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B có thể xâm nhập vào tử cung và gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một số bệnh lý như viêm âm đạo do vi khuẩn, chlamydia, trichomona, bệnh lậu, giang mai và HIV đều có thể ảnh hưởng đến tử cung. Mẹ mắc một những bệnh lý này trong thai kỳ thường có nguy cơ sinh non.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu còn gọi là nhiễm trùng tiểu có thể gây sinh non nếu không được điều trị. Mặc dù đây không phải là trường hợp khẩn cấp nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Nhiễm trùng tiểu cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh rủi ro cho mẹ và bé.

Ngoài những nguyên nhân sinh non kể trên, chị em cần lưu ý đến một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến mẹ dễ sinh non như tuổi tác cao, thừa cân, tâm lý căng thẳng, uống rượu bia, hút thuốc, từng sảy thai, nạo phá thai nhiều lần… Có thể nói, hầu hết các thói quen có hại cho sức khỏe đều là yếu tố khiến mẹ dễ sinh non. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên thay đổi theo hướng tích cực nếu có lối sống không lành mạnh, cùng với đó là luôn khám thai đúng lịch – đầy đủ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và sinh con thuận lợi nhé!