Nguyên nhân làm đất bị chua Công nghệ 10

Câu hỏi: Đất nông nghiệp phần lớn là chua và rất chua vì:

A. Tầng mùn dày, hoạt động VSV yếu.

B. Tầng mùn mỏng, hoạt động VSV yếu.

Bạn đang xem: Đất nông nghiệp phần lớn là chua và rất chua vì | Công nghệ 10

C. Tầng mùn dày, hoạt động VSV mạnh.

D. Tầng mùn mỏng, hoạt động VSV mạnh.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Tầng mùn mỏng, hoạt động VSV yếu.

Đất nông nghiệp phần lớn là chua và rất chua vì có tầng mùn mỏng, hoạt động VSV yếu.

Hãy cùng THPT Ninh Châu làm rõ hơn vì sao Đất nông nghiệp phần lớn là chua và rất chua nhé!

1. Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp [Agricultural land] là những vùng đất, khu vực thích hợp cho việc sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,…Loại đất này được Nhà nước giao cho người dân với mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

2. Phân loại đất nông nghiệp

Căn cứ vào Luật đất đai 2013, tùy theo mục đích sử dụng mà đất nông nghiệp được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm:

1- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

2- Đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi

3- Đất trồng cây lâu năm

4- Đất rừng sản xuất

5- Đất rừng phòng hộ

6- Đất rừng đặc dụng

7- Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối

8- Đất nông nghiệp khác theo quy định Chính phủ.

Trong 8 nhóm đất trên, có một loại hình đất nông nghiệp khác được nhà nước quy định, bao gồm các loại đất như sau:

– Đất được sử dụng để xây nhà kính và các loại nhà khác, với mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.

– Đất được sử dụng để xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật nuôi, được phát luật cho phép.

– Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu, thí nghiệm.

– Đất ươm tạo cây và con giống, trông hoa, cây cảnh.

3. Đất chua là gì ?

Đất chua là hiện tượng đất bị thay đổi tính chất hóa học do quá trình canh tác nông nghiệp hoặc ảnh hưởng từ tính chất vùng đất đặc thù. Đất bị chua còn được hiểu là đất có nhiều axit và độ pH từ 6.5 trở xuống. Trị số pH cho biết nồng độ ion H+ trong môi trường như thế nào. Từ đó người nông dân có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình đất trồng và có biện pháp xử lý phù hợp. 

4. Nguyên nhân làm cho đất chua

Đất chua có thể chịu ảnh hưởng bởi quá trình tự nhiên và yếu tố canh tác của con người. Trong đó yếu tố canh tác được xem là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này. Một số nguyên nhân cụ thể như:

Do đặc tính, kết cấu của đất như đất thịt nhẹ, đất cát khi gặp trời mưa lớn hoặc nước tưới thừa dễ rửa trôi các chất kiềm như Canxi, Magie, Kali xuống ao, hồ xung quanh và ngấm sâu xuống tầng đất bên dưới. Tính kiềm của đất mất đi sẽ làm môi trường đất mất cân bằng, từ đó đất có độ chua nhiều hơn. 

Do cây hút các chất dinh dưỡng như N, P, K, khoáng chất trung, vi lượng trong thời gian dài và không có biện pháp bổ sung phù hợp. 

Do lạm dụng bừa bãi quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng thời gian dài. Đặc biệt là các loại phân có tính chua sinh lý bón lâu năm vào đất và không có biện pháp cải tạo. Ví dụ như phân bón khoáng chứa gốc axit như Kali Clorua, Kali Sunfat, Supe lân. 

Do quá trình phân giải các chất hữu cơ tự nhiên sinh ra các axit. Làm hòa tan các chất có tính kiềm trong môi trường.

5. Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng và vi sinh vật

Đối với cây trồng

Đất chua sẽ làm ức chế hoạt động sinh trưởng của cây trồng. Cây trồng khó hấp thụ các chất khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển. Từ đó làm giảm năng suất cây trồng đáng kể. Nồng độ độc tố Al tự do trong môi trường tăng cao, có khả năng gây độc cho cây trồng. Làm cho rễ bị bó lại và không phát triển được nữa. Với các loại cây không ưa đất chua thì tình trạng này có thể làm chậm quá trình ra hoa, tỷ lệ đậu quả không cao, cây phát triển còi cọc và có thể bị chết. 

Đối với vi sinh vật

Các nhóm vi sinh vật có lợi trong đất hầu như không thể sinh trưởng được trong môi trường đất có độ chua cao. Việc giảm sút số lượng vi sinh vật để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Các hợp chất khó tan được vi sinh vật phân giải cho cây sử dụng giờ đây sẽ tích tụ lại trong đất. Điều này lại tiếp tục gây hại cho cây trồng và môi trường xung quanh.

6. Biện pháp cải tạo đất chua

– Bón vôi là biện pháp vừa tiết kiệm vừa hiệu quả và được sử dụng phổ biến. Biện pháp này giúp cân bằng độ pH của đất, cải thiện tính chua nhanh chóng. Tùy thuộc vào tình hình đất trồng mà bón lượng vôi phù hợp. Nên sử dụng vôi xám vì có chứa Canxi và Magie có tính kiềm sẽ trung hòa axit trong đất. Ngoài ra bón vôi cũng giúp giảm thiểu độc tố cho cây trồng.

– Sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh bón cho đất. Ngoài tác dụng giúp cải tạo đất chua, phân hữu cơ cũng là giải pháp thân thiện với môi trường.

– Không sử dụng phân vô cơ có tính chua sinh lý. Nên lựa chọn phân lân nung chảy, phân ure, DAP thay thế.

– Quản lý nguồn nước tưới phù hợp, dòng chảy không quá mạnh vì có thể rửa trôi chất dinh dưỡng. 

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Công Nghệ 10

Nêu nguyên nhân gây xói mòn đất.

Đề bài

Nêu nguyên nhân gây xói mòn đất.

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân của xói mòn đất:

- Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất

- Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi

- Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ -> tốc đô dòng chảy lớn nên tốc độ xói mòn đất càng lớn.

Loigiaihay.com

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Bài viết nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Công nghệ 10 hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

  • A/ Lý thuyết bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn
    • I - Cải tạo và sử dụng đất mặn
    • II - Cải tạo và sử dụng đất phèn
  • B/ Trắc nghiệm bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

A/ Lý thuyết bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

I - Cải tạo và sử dụng đất mặn

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất

Chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau

1/ Nguyên nhân hình thành

Có 2 nguyên nhân chính hình thành đất mặn:

- Do nước biển tràn vào

- Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên làm đất nhiễm mặn

2/ Đặc điểm, tính chất của đất mặn

- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%

- Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4

- Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm

- Nghèo mùn, nghèo đạm

- Hoạt động của vi sinh vật yếu

3/ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn

a/ Biện pháp cải tạo:

* Biện pháp thuỷ lợi:

- Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý

- Nhằm ngăn nước biển tràn

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn

* Biện pháp bón vôi

- Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất

- Sau đó tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi

-Trồng cây chịu mặn:

+ Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác

+ Làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp

b/ Sử dụng đất mặn

- Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa [lúa đặc sản], cói

- Nuôi trồng thuỷ sản

- Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường

II - Cải tạo và sử dụng đất phèn

1/ Nguyên nhân hình thành

- Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh

- Các xác sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh [S]

- Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh [S] sẽ kết hợp với sắt [Fe] trong phù sa để tạo thành hợp chất pyrit [FeS2], trong điều kiện thoát nước, thoáng khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric [H2SO4] làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy, tầng chứa FeS2 còn được gọi là tầng sinh phèn

2/ Đặc điểm, tính chất đất phèn

- Có thành phần cơ giới nặng

- Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ

- Đất rất chua, pH 7.

  • pH > 4.
  • Câu 14: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng:

    1. Tăng chất dinh dưỡng cho đất.
    2. Bổ sung chất hữu cơ cho đất.
    3. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm.
    4. Khử mặn.

    Câu 15: Đi làm ruộng về móng chân bị vàng. Theo em đất này thuộc loại đất nào?

    1. Đất mặn.
    2. Đất phèn.
    3. Đất xám bạc màu.
    4. Đất mặn và đất phèn.

    Câu 16: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, tháo nước thường xuyên thường sử dụng để cải tạo loại đất nào?

    1. Đất phèn
    2. Đất chiêm trũng
    3. Đất phù sa
    4. Đất mặn

    Câu 17: Tầng sinh phèn là tầng đất có chứa nhiều:

    1. FeS2
    2. Cation canxi
    3. Cation natri
    4. H2SO4

    Câu 18: Ở Việt Nam, đất phèn phân bố chủ yếu ở...........và cây trồng phát triển mạnh trên đất phèn là..........

    1. Đồng bằng sông Cửu Long; cây Tràm
    2. Miền Bắc; cây Đước
    3. Đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt
    4. Miền Nam; cây Mắm và cây Sú

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Đáp án

    B

    D

    A

    C

    D

    A

    D

    D

    D

    A

    Câu

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    Đáp án

    A

    A

    B

    C

    B

    A

    A

    A

    --------------------------------------------------------------

    Với nội dung bài Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những nội dung có trong bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta biết được về vị trí, nguyên nhân hình thành và tính chất của đất mặn và đất phèn, cách cải tạo và sử dụng đất mặn, cách cải tạo và sử dụng đất phèn... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 18 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án giúp bạn đọc có thể trau dồi lại kiến thức của bài học. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

    Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp như: Công nghệ lớp 10, Giải bài tập Công nghệ 10, Giải SBT Công nghệ 10, Tài liệu học tập lớp 10.

    Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

    Video liên quan

    Chủ Đề