Nhà lãnh đạo và nhà quản trị của một nhóm khác nhau ở cho

Trong một công ty tổ chức hay doanh nghiệp luôn cần có sự quản lý và lãnh đạo. Trong mô hình tổ chức của doanh nghiệp, lãnh đạo và quản lý là một trong những thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn với nhau dù bản chất của chúng khác nhau.

Bài viết sau đây, chúng tôi xin đưa ra nội dung để giải đáp vấn đề Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý đến bạn đọc quan tâm và theo dõi.

Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo hay còn được biết đến với cụm từ Leadership. Lãnh đạo là cụm từ đã quá quen thuộc trong công việc và cuộc sống và công việc của con người. Trong bất kì công ty, tổ chức nào cũng cần có lãnh đạo. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo. Tuy nhiên có thể hiểu lãnh đạo thì có thể hiểu lãnh đạo là một quy trình, một nghệ thuật tác động hoặc gây ảnh hưởng đến con người [cá nhân hoặc nhóm] sao cho họ tự nguyện, hăng hái thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu của lãnh đạo là cá nhân hoặc nhóm sẽ tự nguyện và hang hái thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của người lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém.

Một nhà lãnh đạo hiệu quả có các đặc điểm sau: sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và quản lý mạnh mẽ, tư duy sáng tạo và đổi mới , kiên trì đối mặt với thất bại, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, cởi mở để thay đổi, và sự chững chạc và phản ứng trong thời gian khủng hoảng.

Quản lý là gì?

Cũng như khái niệm lãnh đạo thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý. Theo quan điểm của Hard Koont thì “Quản lý là xây dựng và duy trì một nơi tốt giúp con người hoàn thiện một hướng dẫn kết quả mục đích đang định” hay  Peter F Druker: “Suy cho cùng, cai quản là thực tiễn. Bản chất của nó k nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó k nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.

Theo quan điểm của Peter. F. Dalark cho rằng “ Định nghĩa thống trị phải được hạn chế bởi nơi bên ngoài nó. Theo đó, quản lý gồm có 3 tính năng chính là: Quản tại sao anh nghiệp, cai quản giám đốc, quản lý công việc và nhân công”.Tựu chung lại thì có thể hiểu quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt dược mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng.

Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau tuy nhiên trên thực tế vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm do nhiều bạn đọc chưa hiểu vấn đề. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được thể hiện rõ qua một số điểm sau:

Thứ nhất: Trong công việc phạm vi quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý khác nhau. Nhà lãnh đạo là những người nghĩ ý tưởng, nhà quản lý thực thi các ý tưởng ấy. Trong công ty doanh nghiệp hay tổ chức thì nhà lãnh đạo có vai trò định hướng về các mục tiêu và tầm nhìn của công ty doanh nghiệp đó. Họ luôn hướng đến một bức tranh lớn hơn và đưa ra những cách thức mới để hiện thực hóa những tầm nhìn. Trong khi đó quản lý thực hiện các ý tưởng lớn cho các nhà lãnh đạo, xây dựng các bước chi tiết để hoàn thành mục tiêu và chỉ định nhân sự cụ thể thực hiện các kế hoạch đó.

Thứ hai: Vai trò đối với công việc. Nhà lãnh đạo luôn cần tìm ra hướng đi mới, tìm ra sự khác biệt và chấp nhận những rủi ro trong các kế hoạch công việc như một chuyện hiển nhiên. Trong khi đó, các nhà quản lý có nhiệm vụ giảm thiểu những rủi ro ở mức tối thiểu. Họ bảo đảm nhân viên đang thực hiện đúng theo những qui định của công ty và dựa trên các kế hoạch để giảm thiểu tối đa rủi ro cho công ty doanh nghiệp.

Với nhân viên, người lãnh đạo luôn là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên. Còn quản lý lại là người trực tiếp bên cạnh, giám sát thúc đẩy quá trình làm việc và kết quả của nhân viên.

Không chỉ vậy, thông thường lãnh đạo luôn hướng mọi người và công việc vào những mục tiêu tương lai, định hướng các kế hoạch. Còn nhà quản lý thực hiện tốt những công việc hiện tại sao cho hiệu quả nhất.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ: “nhà lãnh đạo và người quản lý”, dù đôi khi, trong vài trường hợp chúng có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, nhà quản lý giỏi không nhất thiết là người lãnh đạo vĩ đại và ngược lại nhà lãnh đạo có thể không thực hiện chức năng quản lý.

Khái niệm nhà lãnh đạo và người quản lý

Nhà lãnh đạo là người có tầm nhìn xa, luôn khuyến khích và động viên những người xung quanh, đồng thời nhìn thấy tiềm năng phát triển của từng cá nhân. Họ thường xuyên tạo ra các thay đổi tích cực bằng cách mang đến nhiều thách thức cho đội nhóm. Ngoài ra, nhà lãnh đạo còn là những nhà huấn luyện xuất sắc, có khả năng hướng dẫn kỹ năng chuyên môn và duy trì năng lượng tích cực trong tổ chức.

Quản lý là người chịu trách nhiệm thiết lập, đánh giá các hoạt động ưu tiên và giải quyết vấn đề của tổ chức, thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong một môi trường thay đổi, nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra.

Các kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo và quản lý

Kỹ năng lãnh đạo hàng đầu

Nhà lãnh đạo hiệu quả là người hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Họ biết cách chia sẻ mục tiêu và truyền cảm hứng cho các thành viên trong tổ chức, hướng đến bức tranh toàn cảnh về những điều sẽ đạt được trong tương lai. Do đó, mỗi nhà lãnh đạo đều sở hữu các kỹ năng chính sau đây:

  • Động lực: người lãnh đạo mạnh mẽ luôn thúc đẩy nhân viên đạt được những gì họ nghĩ là không thể, bằng cách sẻ chia năng lượng và sự nhiệt tình đến các thành viên.
  • Sáng tạo: nhạy cảm với các thay đổi và thách thức bên ngoài là yếu tố cần thiết của các nhà lãnh đạo, vì vậy sáng tạo không ngừng giúp họ theo đuổi mục tiêu tốt hơn, nhưng họ không đơn thuần chỉ tập trung vào sự sáng tạo của chính mình mà còn hỗ trợ và nuôi dưỡng sự sáng tạo của nhân viên.
  • Huấn luyện: nguyên lý của lãnh đạo là giúp nhóm/tổ chức phát triển hết khả năng có thể. Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo luôn hướng dẫn và đào tạo thay vì chỉ định công việc cho từng thành viên.
  • Giải quyết vấn đề: là kỹ năng quan trọng trong quá trình ra quyết định, vì vậy nhà lãnh đạo phải có khả năng giải quyết các vấn đề cấp chiến lược và khái niệm.
  • Chấp nhận rủi ro: một phần của việc nắm giữ vai trò lãnh đạo là biết khi nào chấp nhận rủi ro và đâu là thời điểm nên khuyến khích các thành viên trong nhóm chấp nhận rủi ro. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất thách thức hiện trạng để thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong tổ chức.

Xem thêm: Nhà lãnh đạo và quản lý: Sự khác biệt là gì?

Các kỹ năng chính của nhà quản lý

Nhà quản lý giỏi là người cung cấp sự rõ ràng và định hướng trong nhóm. Họ như xương sống và hoạt động như bộ máy hỗ trợ các thành viên trong tổ chức. Tương tự con tàu, nếu các nhà lãnh đạo là người luôn nhìn về phía chân trời, thì các nhà quản lý là người đọc bản đồ.

Các kỹ năng chính của quản lý gồm:

  • Nhận xét: các nhà quản lý tuyệt vời hỗ trợ phát triển kỹ năng của từng cá nhân trong nhóm thông qua hoạt động nhận xét, phản hồi và hướng dẫn mang tính xây dựng.
  • Phát triển chuyên môn: ngoài thúc đẩy nhóm hoàn thành tốt các công việc chính, nhà quản lý còn đưa ra lời khuyên và hướng dẫn các thành viên xác định mục tiêu, mục đích trong mỗi hạng mục, từ đó bổ sung kiến thức và phát triển hơn trong từng dự án.
  • Phân việc: người quản lý giỏi là người không tự mình hoàn thành tất cả công việc mà là người biết cách phân chia hạng mục phù hợp cho từng cá nhân.
  • Tổ chức và lập kế hoạch: 2 kỹ năng quan trọng của một dự án bất kỳ. Với những kỹ năng này, người quản lý có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về công việc sắp tới và hỗ trợ các thành viên điều chỉnh thứ tự ưu tiên cũng như thời hạn hoàn thành.
  • Giải quyết vấn đề: tương tự như các nhà lãnh đạo tài ba, nhà quản lý giỏi cũng cần năng lực xử lý vấn đề. Nhưng có phần khác hơn trong lãnh đạo, nhà quản lý thường tập trung giải quyết các vấn đề làm cản trở công việc và thay đổi dòng thời gian hoàn thành dự án trong nhóm.
  • Xây dựng đội nhóm: nhà quản lý không chỉ biết nhìn vào từng cá nhân mà còn phải nhận ra giá trị của nhóm. Bất cứ khi nào có thể, hãy tổ chức các hoạt động giúp nhóm khắn khít hơn. Khi các thành viên trong nhóm hiểu nhau, họ sẽ thoải mái hơn khi hợp tác và làm việc cùng nhau.

3 Điểm khác biệt giữa nhà lãnh đạo và quản lý

Các nhà quản lý và lãnh đạo sở hữu rất nhiều điểm chung, nhưng họ thường tiếp cận vấn đề theo các cách khác nhau. Dưới đây là 3 cách mà nhà lãnh đạo và quản lý xử lý trong một tình huống nhưng khác nhau về chức năng.

Xây dựng và truyền đạt tầm nhìn chiến lược

Một trong những phẩm chất chính để trở thành lãnh đạo của một doanh nghiệp là hỗ trợ thiết lập và truyền đạt tầm nhìn đến các thành viên trong tổ chức. Nhà lãnh đạo luôn hướng đến mục tiêu lớn, bao gồm hoạt động thiết lập mục tiêu hàng quý và hàng năm, sau đó truyền tải đến từng bộ phận, nhóm.

Tiếp đến, các nhà quản lý nắm lấy tầm nhìn chiến lược từ lãnh đạo và kết nối chúng với công việc thường ngày của nhóm. Cụ thể, người quản lý được trao quyền phân chia công việc hàng ngày, hỗ trợ và thúc đẩy các thành viên nhóm đạt mục tiêu ngắn hạn trong chiến lược phát triển mục tiêu dài hạn.

Biến ý tưởng thành hiện thực

Các nhà lãnh đạo không chỉ tập trung vào việc thực hiện, họ còn tập trung vào tối ưu hóa các ý tưởng. Ưu tiên của họ là suy nghĩ về các chiến lược lâu dài, chia sẻ chúng với những người liên quan và thúc đẩy hoàn thành để mang lại giá trị cho tổ chức.

Ngược lại, nhiệm vụ của nhà quản lý là tập trung vào việc làm thế nào để biến ý tưởng thành hiện thực. Cụ thể, họ đi phân tích dự án, phân bổ nguồn lực và thiết lập ngân sách phù hợp. Đồng thời, họ cũng hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện từng công việc thông qua quản lý các mục hoàn thành hàng ngày. Cuối cùng, một người quản lý giỏi sẽ trao quyền cho các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc có tác động cao.

Phát triển văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là cách gắn kết và làm cho nhân viên cảm thấy gắn bó, được hỗ trợ và trao quyền trong từng công việc thường nhật. Đầu tư vào văn hóa công ty thông qua các trò chơi xây dựng nhóm, cơ hội học hỏi và phát triển, cũng như quy trình làm việc tích cực có thể khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và giữ chân họ lâu hơn.

Vậy nhà lãnh đạo và quản lý tham gia vào quá trình này ở đâu?

Công việc của nhà lãnh đạo là hình thành và tạo ra văn hóa công ty. Còn người quản lý là người tiếp nhận và áp dụng văn hóa được đưa ra. Ngoài ra, người quản lý có trách nhiệm đại diện cho nhu cầu của nhóm ở cấp độ tổ chức. Một khi quản lý chia sẻ phản hồi, công việc của nhà lãnh đạo là tiếp nhận, xem xét và áp dụng phản hồi vào các quy trình của công ty để cải thiện văn hóa nếu phù hợp. Lắng nghe và giải quyết phản hồi của nhóm là một phần quan trọng của văn hóa công ty lành mạnh – nhưng theo Anatomy of Work Index, chỉ có 15% nhân viên tri thức hiện cảm thấy hoàn toàn được tổ chức của họ lắng nghe.

Nhà lãnh đạo là người có ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh trong từng hành động, định hướng và chiến lược. Nhà lãnh đạo cũng không nhất thiết phải nắm giữ một chức danh công việc cụ thể. Cuối cùng, cả các nhà lãnh đạo và quản lý nên hướng tới việc tiếp tục cải thiện các kỹ năng hợp tác và giao tiếp để hỗ trợ tốt hơn trong vai trò của họ tại doanh nghiệp.

Nếu bạn cảm thấy mình phù hợp với vai trò người quản lý hoặc nhà lãnh đạo nhưng còn thiếu chuyên môn kinh doanh, hãy tham gia ngay khóa học MBA Online của Pi Institute để bổ sung kiến thức toàn diện nhanh nhất, comment thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Phẩm chất của người lãnh đạo

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề