Nhà ở xã hội có sổ hồng vay ngân hàng

Xin hỏi nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư có được cấp sổ hồng không? Sau khi đã thanh toán xong tiền nhà, sau này sổ hồng có được thế chấp để vay vốn làm ăn không?

Anh Nguyễn Văn Công, quận Thủ Đức, TP.HCM

Đáp: Luật sư Trần Thái Bình – văn phòng luật sư LNT & Partners

Hiện nay, các đối tượng sở hữu nhà ở hợp pháp, khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 8, 9 Luật nhà ở 2014; Điều 5, 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận, công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.

Các đối tượng được quy định tại Điều 49, Luật nhà ở 2014 còn phải thỏa mãn các điều kiện tại Điều 51 Luật này để được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội. Nhà ở được cấp giấy phải là nhà ở có sẵn.

Về thế chấp sổ, ngoài trường hợp “Người mua, thuê nhà thế chấp với Ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó” thì người mua, thuê nhà ở xã hội chỉ được thế chấp nhà ở xã hội khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

Đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua theo hợp đồng đã ký kết với bân bán, bên cho thuê mua;

Thời gian tính từ thời điểm đã thanh toán hết khoản tiền nêu tại điều trên đến thời điểm thế chấp đã trên 5 năm;

Người mua, thuê mua nhà đã được cấp giấy chứng nhận

Về nhà ở tái định cư: Trừ trường hợp nhà ở tái định cư là nhà ở xã hội như đã nêu tại điều 2. [a], chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện tham gia giao dịch tại quy định tại điều 118 Luật nhà ở năm 2014 là có thể thế chấp nhà mà không bị hạn chế về mục đích. Cụ thể, nhà ở tái định cư đó cần phải:

Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ khi thuộc trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận.

Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu có thời hạn;

Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

ĐĂNG NGUYÊN

Tôi có mua một ngôi nhà ở xã hội ở Hà Nội, chưa có sổ đỏ. Hiện nay vợ tôi muốn kinh doanh một số mặt hàng nhưng lại không đủ tiền để nên chúng tôi định thế chấp căn nhà này để vay ngân hàng. Vậy tôi có thể vay tiền được không? Và nếu được thì thủ tục như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Sao Việt, theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 4, điều 19 nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý xã hội quy định về quyền thế chấp nhà ở xã hội của người của người mua, người thuê nhà như sau:

- Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp [trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó] và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.

- Người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy theo quy định trên thì bạn không thể thế chấp căn nhà ở xã hội của bạn để vay vốn kinh doanh được. Bạn chỉ được thế chấp nhà ở xã hội trong trường hợp sau:

- Người mua, thuê nhà ở xã hội thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó;

- Nhà ở xã hội phải thỏa mãn các điều kiện:

+ Nhà ở xã hội đã được người mua, thuê nhà trả hết tiền theo hợp đồng đã ký kết;

+ Thời gian tính từ thời điểm người mua, thuê mua trả hết tiền mua, thuê mua nhà theo hợp đồng đã ký kết với bên bán, bên cho thuê mua đến thời điểm thế chấp đã được trên 5 năm;

+ Người mua, thuê mua nhà đã được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc muốn được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: 

Bài viết này CenHomes sẽ trả lời những thông câu hỏi được nhiều người quan tâm về luật củanhà ở xã hộinăm 2020.

Câu hỏi 1: Nhà ở xã hội có được bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng không?

Trả lời:

Quy định về nguyên tắc cho thuê, mua bán nhà ở xã hội tại điều 62 Luật nhà ở có ghi rõ:

  1. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.
  2. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.
  3. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
  4. Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
  5. Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, nhà ở xã hội được bán, cho thuê và chuyển nhượng sau 5 năm và phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà.

Chọn mua nhà ở xã hội cần tìm hiểu rõ những quy định về pháp luật

Câu hỏi 2: Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Trả lời:

Theo Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP:

Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp [trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó] và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong trường hợp mua và sử dụng chưa đến 5 năm và chỉ được phép thế chấp và bán sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu hỏi 3: Nhà ở xã hội có sổ đỏ [sổ hồng] không?

Trả lời:

Theo quy định của nhà nước thì hợp đồng mua bán, nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng sẽ được chủ đầu tư trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của nhà nước thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bạn đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Hiệu lực được áp dụng từ tháng 6/2016. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể nhận được "sổ đỏ" nhà ở xã hội sau khi thanh toán 100% tiền giá trị nhà.

Câu hỏi 4: Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?

Trả lời:

Nhà ở xã hội cũng có nhưng quy đinh theo tiêu chuẩn như nhà ở thương mại, cụ thể theo Điều 55 Luật nhà ở 2014 quy định. Thời hạn sử dụng nhà ở dựa theo hai yếu tố:

  • Cấp độ của công trình xây dựng.
  • Kết quả kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở.

Cách tính thời hạn theo cấp độ công trình xây dựng theo đơn vị quản lý chất lượng được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD như sau:

  • Công trình cấp 4 có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.
  • Công trình cấp 3 có niên hạn sử dụng từ 20 đến dưới 50 năm.
  • Công trình cấp 2 có niên hạn sử dụng từ 50 đến 100 năm.
  • Công trình cấp 1 có niên hạn sử dụng trên 100 năm.

Cụ thể, các cấp công trình được phân cấp như sau:

Như vậy, CenHomes đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm. Nếu bạn còn những câu hỏi khác chưa được giải đáp thì hãy liên hệ đến hotline để được chuyên gia CenHomes tư vấn. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề