Nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội

a]  Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao dộng xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản; tiếp theo đó là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị: văn hóa, tư tưởng, v.v. xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

b] Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. C.Mác nhận định: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên".

Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản xuất toàn xã hội do sự canh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa tạo ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Trong xã hội này, giai cấp công nhân sống bằng việc bán sức lao động cho nhà tư bản, do vậy khi sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để khắc phục tình trạng trên, giai cấp tư sản đã tổ chức ra các cácten, xanhđica, tơrớt côngxoócxiom; nhà nước tư sản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khi gặp khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi... Tuy nhiên, mọi biện pháp đó đều không thể giải quyết được căn bản vấn để khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà phải là kết quả giác ngộ của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Giai cấp công nhân trên cơ sở tiếp nhận lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, tự mình tổ chức ra chính đảng cách mạng, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân đứng lên thực hiện lật đổ chế độ xã hội cũ, chế độ áp bức bóc lột để xây dựng xã hội mới. Khi nói về điều kiện nổ ra của cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin đã viết: "Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp đó [giai cấp công nhân - TG] đã thấm nhuần được những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng về vai trò lịch sử của công nhân Nga, khi các tư tưởng đó đã được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc chiến tranh kinh tế phân tán hiện nay của công nhân thành một cuộc đấu tranh giai cấp tự giác, thì lúc đó NGƯỜI CÔNG NHÂN NGA, đứng đầu tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chế độ chuyên chế và đưa GIAI CẤP VÔ SẢN NGA sát cánh với giai cấp vô sản trong TẤT CẢ CÁC NƯỚC, thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai, tiến tới CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA THẮNG LỢI".

Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra, nhưng có giành được thắng lợi hay không phải có thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Bên trong mỗi quốc gia, cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi khi giai cấp thống trị đã suy yếu tới tột độ, chúng xâu xé lẫn nhau, khi mà giai cấp lãnh đạo cách mạng đã trưởng thành và đã đủ sức lãnh đạo cách mạng, đưa cách mạng đi đến thắng lợi, khi mà tầng lớp trung gian đã giác ngộ cách mạng, đã sẵn sàng hy sinh cho cách mạng. Điều kiện bên ngoài là phong trào cách mạng được sự đồng tình của giai cấp công nhân và những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Họ kiên quvết đấu tranh chống lại những âm mưu xâm lược, can thiệp của những lực lượng phản động quốc tế.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, và do đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Giai đoạn hiện nay phong trào công nhân đang gặp những khó khăn rất lớn, do vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa có điều kiện nổ ra.

Loigiaihay.com

ĐIỀU KIỆN của cách mạng xã hội chủ nghĩa*KháiniệmcáchmạngXHCNTheo nghĩa rộng: Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thếchế độ cũ - trực tiếp nhất là chế độ TBCN - bằng chế độ XHCN và CSCN, trongcuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúngnhân dân lao động khác xây dựng một xã hội tốt đẹp nhất từ trước đến nay.* CM XHCN chưa thể xảy ra ở các nước tư bản hiện nay KHÔNG PHẢI bởi chủnghĩa tư bản đã xóa bỏ được các nguyên nhân của cuộc cách mạng này MÀ VÌ:những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp chỉ khiến cho cách mạng XHCN TẤT YẾUsẽ xảy ra, song sự bùng nổ của nó lại phụ thuộc vào sự xuất hiện và chín muồi củanhững ĐIỀU KIỆN khách quan và chủ quan cần thiết, làm xuất hiện TÌNH THẾcách mạng.- Điều kiện KHÁCH QUAN của cuộc CM XHCN:+ Điều kiện khách quan của cuộc CM XHCN là sự phát triển của LLSX trong xãhội tư bản đã đạt đến một trình độ xã hội hóa cao thúc đẩy mâu thuẫn của nó vớiQHSX TBCN đã lỗi thời, lạc hậu ngày càng trở nên gay gắt.+ Cùng với mâu thuẫn nội tại thuộc về bản chất của chế độ, CNTB cũng tạo raxung quanh nó rất nhiều những mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt và do đó cũngtạo ra những nhân tố khách quan khác cho sự bùng nổ của CM XHCN.- Điều kiện CHỦ QUAN của cuộc CM XHCN:+ Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất của CM XHCN là GIAI CẤPCÔNG NHÂN phải lớn mạnh, phải trưởng thành về mặt chính trị, phải tổ chứcđược chính đảng của giai cấp mình, phải thực hiện được sự liên minh với nhữnggiai cấp, tầng lớp lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.+ CHÍNH ĐẢNG của giai cấp công nhân phải thực sự cách mạng, trong sạch, vữngmạnh, phải rèn luyện giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, có khả năng tập hợpquần chúng nhân dân [khả năng lãnh đạo và tập hợp lực lượng], có khả năng đậptan một âm mưu thâm độc và sự chống phá của kẻ thự [khả năng chiến đấu].>> Khi những điều kiện trên đã phát triển đến độ chín muồi thì làm xuất hiệnTÌNH THẾ CÁCH MẠNG.- SONG TÌNH THẾ cách mạng KHÔNG phải bỗng nhiên mà có [cũng như cáchmạng không phải nổ ra trong bất kỳ tình thế cách mạng nào], mà nó là kết quả củamột quá trình vận động của các điều kiện khách quan và chủ quan ở các nước tưbản - đó là: mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX; mối quan hệ giữa các giai cấp; sosánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng; bối cảnh lịch sử, nhất là nhântố chủ thể của cách mạng là giai cấp công nhân phải thực sự lớn mạnh. TRONGKHIĐÓ,HIỆNNAY:• Giai cấp TƯ SẢN vẫn còn rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong việc ngăn chặnphong trào đấu tranh của người lao động, biết áp dụng mọi biện pháp có thể đểđiều chỉnh, kìm hãm sự phát triển của các mâu thuẫn khiến cho các nguyên nhâncủa cuộc CM XHCN vẫn tồn tại, nhưng không làm xuất hiện những điều kiện cầnthiếtchosựbùngnổcủacáchmạng.• Giai cấp CÔNG NHÂN ở các nước tư bản hiện nay - chủ thể của cách mạng dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội [hoặc do sự hạn chế và ý thức giác ngộ cáchmạng, ý thức về vai trò lịch sử của mình...], ít nhiều có ảo tưởng về những cải thiệnmà họ được dự phần; Đảng cộng sản ở những nước đó cũng chưa mạnh, chưa đủsức lãnh đạo giai cấp, chưa có cương lĩnh, đường lối chiến lược, sách lược đúngđắn, chưa tập hợp được đụng đảo quần chúng nhân dân lao động...>> Những điều kiện khách quan và chủ quan nêu trên làm cho tình thế cách mạngchưa xuất hiện ở những nước tư bản, do đó, ở những nước TBCN hiện nay vẫnchưa:]đủđiềukiệnđểnổramộtcuộccáchmạng.

Cách mạng xã hội là một phạm trù triết học.

Cách mạng xã hội là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội cũ sang hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.

Nghĩa hẹp

Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chính quyền đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

Nguyên nhân này còn được gọi là nguyên nhân sâu xa. Nội dung của nguyên nhân này đó là mâu thuẫn gay gắt giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự hạn chế của quan hệ sản xuất lỗi thời mà lực lương sản xuất này tham gia.

Chủ quan

Nguyên nhân chủ quan của cách mạng xã hội là sự trưởng thành về mặt tổ chức và mặt nhận thức của giai cấp cách mạng.

Trong mọi cuộc cách mạng xã hội, để có thể xây dựng một hình thái kinh tế-xã hội mới, giai cấp cách mạng cần phải giành chính quyền từ tay của giai cấp phản cách mạng và sử dụng chính quyền đó. Như vậy, ta có thể thấy vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Cách mạng xã hội trải qua 2 giai đoạn chính:

  • Giành chính quyền.
  • Xây dựng chính quyền mới.

Cách mạng xã hội là động lực của sự phát triển của xã hội. Karl Marx cho rằng cách mạng xã hội là "đầu tàu của lịch sử ".

  • Cách mạng xã hội là cách để thay thế hình thái kinh tế-xã hội, tiến đến hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.
  • Cách mạng xã hội là cách giải quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản, từ đó tiến tới một xã hội phát triển.

  1. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 166, 167
  2. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 167, 168
  3. ^ a b Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 167
  4. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 168, 169

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cách_mạng_xã_hội&oldid=67954398”

Video liên quan

Chủ Đề