Nhu cầu là một trong những của sự phát triển nhân cách

Mục lục bài viết

  • 1. Hình thành nhân cách là gì ?
  • 2. Phát triển nhân cách là gì ?
  • 3. Các yếu tố chi phối nhân cách con người ?
  • 3.1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền
  • 3.2. Hoàn cảnh sống
  • 3.3. Nhân tố giáo dục
  • 3.4. Nhân tố hoạt động
  • 3.5. Nhân tố giao tiếp

Như đã chia sẻ trong bài viết Nhân cách - Đôi lời bàn luận về nhân cách con người, nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp không chỉ của tâm lý học nói riêng mà còn của nhiều ngành khoa học nói chung. Dưới mỗi cách nhìn, nhân cách hiện lên với những thuộc tính và cấu trúc đặc thù. Vấn đề nhân cách hình thành và phát triển như thế nào cũng là vấn đề khiến bao nhà nghiên cứu đau đầu tìm tòi, nghiên cứu trong một thời gian dài. Trước khi đi vào trao đổi về vấn đề này, cần lưu ý một số khái niệm sau:

- Các khái niệm về Con người, Nhân cách, Cá nhân, Chủ thể, Cá tính, Xu hướng, Nhu cầu đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết Nhân cách - Đôi lời bàn luận về nhân cách con người mời quý bạn đọc tham khảo.

Một số khái niệm mới được đề cập trong bài viết này gồm có:

1. Hình thành nhân cách là gì ?

Nhân cách không phải có sẵn. Con người ngay từ khi sinh ra, bản thân chung ta không được trang bị thứ gọi là nhân cách. Như A.N Leontiv - một trong những người sáng tạo ra trường phái tâm lý học Xô Viết dựa trên khái niệm trừu tượng về tính cách - đã nói nhân cách của con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành. Vậy "hình thành nhân cách" được hiểu như thể nào? Hình thành là một động từ thể hiện sự nảy sinh, sự xuất hiện của một cái mới là kết quả của quá trình vận động như học tập, thích nghi, giao tiếp,... Vậy, hình thành nhân cách được hiểu là cách mà nhân cách con người xuất hiện và là kết quả của quá trình vận động không ngừng. Nhân cách sinh ra từ hoạt động và thông qua hoạt động chúng ta có thể đánh giá được nhân cách của một cá nhân là như thế nào.

2. Phát triển nhân cách là gì ?

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin, phát triển là quá trình vận động đi lên của một sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn. Tương tự như vậy, Phát triển nhân cách được hiểu là quá trình thay đổi của nhân cách từ thấp tới cao, từ chưa hoàn hiện tới hoàn thiện. Theo nhiều nghiên cứu, quá trình phát triển nhân cách được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách [con người]. Tuy nhiên thực tế, định nghĩa về tuổi trưởng thành ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại có những cách hiểu khác nhau. Luật hình sự, Luật dân sự và nhiều ngành luật khác có khái niệm về thành niên và chưa thành niên với cột mốc là 18 tuổi nhằm xác định độ tuổi trưởng thành - gọi là mốc trưởng thành về mặt sinh lý. Còn trưởng thành về tâm lý? Trưởng thành về tâm lý là thứ khó đạt hơn, thậm chí có khi còn không xác định được chính xác độ tuổi trưởng thành về mặt tâm lý. Có người 18, đôi mưới tuổi đã dày dạn kinh nghiệm, sóng gió cuộc đời cái gì cũng kinh qua. Nhưng có người 30, 40 tuổi hay nhiều tuổi hơn vẫn va chạm, vấp ngã. Cho nên để mà nói theo khía cạnh tâm lý, quá trình phát triển nhân cách gần như không có điểm dừng cố định. Cứ mỗi kinh nghiệm được rút ra, nhân cách chúng ta lại đi lên một tầm mới. Cuộc sống là sự chảy trôi, vận động không ngừng nên nhân cách con người cũng nằm trong sự chảy trôi phát triển không ngừng đó.

3. Các yếu tố chi phối nhân cách con người ?

Thông thường, phát triển luôn có xu hướng đi lên, mang tính tích cực. Nhưng theo một chiều hướng khác, việc phát triển, đôi khi không chỉ là đi lên mà còn có thể là đi xuống, mang tích tiêu cực. Các nhân tố chi phối tới sự hình thành và phát triển nhân cách cũng vì thế mà xuất hiện. Sự đa dạng trong cuộc sống mỗi con người kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nhân cách, để mà kể tên thì đôi ba dòng chưa chắc kể hết. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố được coi là cốt lõi, quan trọng nhất, ảnh hưởng và chi phối nhiều nhất tới việc hình thành và phát triển nhân cách gồm có 5 nhân tố:

- Nhân tố di truyền;

- Hoàn cảnh sống;

- Nhân tố giáo dục;

- Nhân tố hoạt động;

- Nhân tố giao tiếp.

3.1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền

Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.

Bẩm sinh là những biểu hiện sinh học ngay từ khi sinh ra con người đã có. Di truyền là những thuộc tính sinh học của cha, mẹ hoặc các thể hệ trước ghi nhận trong Gen truyền lại con cái. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền trong đó có các giác quan và não. Bất cứ một chức năng tâm lý nào cũng mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Thực tế mọi cá thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn nữa, hoạt động tâm sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ. Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng lứa tuổi và từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Khi sinh ra, mỗi người đã có 1 bộ gen riêng cho mình và nó rất hiếm khi trùng với người khác. Do vậy, mỗi người có khí chất, thiên hướng, khả năng tư duy… cũng khác nhau.

Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, bẩm sinh – di truyền mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách nhưng không phải là yếu tố quyết định chiều hướng và giới hạn phát triển nhân cách. Nói đúng hơn thì Bẩm sinh và Di truyền sẽ tham gia vào quá trình hình thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Trong giai đoạn đầu, chúng thể hiện vai trò tiền đề cho sự hình thành, phát triển nhân cách.

Nói vui một chút, bạn không thừa hưởng bộ Gen ưu tú của cha, mẹ cũng không khiến cho nhân cách của bạn xấu đi. Nhân cách tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Quan trọng là định hướng phát triển của bạn như thế nào mà thôi.

3.2. Hoàn cảnh sống

Bàn về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống, C.Mác đã viết: "Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh". Hoàn cảnh là tập hợp tất cả những yếu tố khách quan tác động tới con người. Nhân cách nằm trong con người nên cũng chịu ảnh hưởng tác động của hoàn cảnh mà con người đó đang sống. Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.

Hoàn cảnh tự nhiên, ví dụ như lãnh thổ sống của từng dân tộc, sông ngòi, đất, khoáng sản, mưa, gió… Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của những phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên và một có nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên. Nhân cách như một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán, những cái vốn có trong bản thân mỗi người đã liên hệ với những điều kiện tự nhiên ấy, kết hợp với phương thức sống của chính bản thân nó.

Hoàn cảnh xã hội là môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục,... Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó còn có thể lựa chọn phương thức sống và các cách phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Và trong tất cả các mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể. Trước những biểu hiện thông qua hành động, ứng xử của nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, có thể được coi là phản ánh về sự đánh giá của mọi người về hoạt động tập thể của các hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng và có ý thức. Nó có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.

3.3. Nhân tố giáo dục

Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Giáo dục mang lại những thứ mà yếu tố bẩm sinh, di truyền hoặc môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, bù đắp những thiếu hụt, uốn nắn những phẩm chất, tâm lý do phát triển tự phát của môi trường, xã hội.

3.4. Nhân tố hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định. Nó được hình thành và phát triển cùng sự hình thành và phát triển của ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thứcThông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp “bản sắc” của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.

3.5. Nhân tố giao tiếp

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát triển của một cá nhân dược quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp.

Nhờ giao tiếp, nhân cách của con người được thể hiện phần nào đó. Con người không chỉ nhận thức được các mối quan hệ xã hội, nhận thức được những con người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách.

Tóm lại, mỗi nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân đều có một vai trò riêng và đều quan trọng trong việc phối hợp hình thành nhân cách cá nhân. Để xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh, tích cực, tiến bộ. Mỗi con người cần hiện thiện, trau đồi nhân cách cao đẹp của chính mình. Để hoàn thiện nhân cách, con người trước tiên cần phải tự mình ý thức được vai trò của mình trong xã hội, vận dụng tổng hòa các ảnh hưởng trong giáo dục nhân cách, rèn luyện bản thân, bài trừ thói hư tật xấu, góp phần làm trong sạch xã hội.

Nguồn: Sưu tầm một số câu nói nổi tiếng.

Video liên quan

Chủ Đề