Những bất cập trong giáo dục tiểu học hiện nay

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị

I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC HIỆN NAY

1. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành [Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006]

Thực hiện các môn học bắt buộc:

- Lớp 1, 2, 3: Có 10 môn [Tiếng việt, Toán , Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục, Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp]; số tiết trên tuần của Lớp 1: 23, Lớp 2 và 3: 24, [chưa tính tiết tự chọn].

- Lớp 4, 5: Có 11 môn [thêm các môn Khoa học, Lịch sử - Địa lý, bớt môn Tự nhiên và Xã hội]; số tiết trên tuần Lớp 4, 5: 26 [chưa tính tiết tự chọn].

- Có 03 môn học tự chọn gồm Tiếng Anh, Tin học và Tiếng dân tộc.

2. Một số kết quả nổi bật

a] Được đánh giá cao trong khu vực

- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% [đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore]

- Tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08 %, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN.

- Học sinh tiểu học Việt Nam tham gia kỳ đánh giá quốc tế PASEC 10 năm 2011 đạt kết quả rất cao [cao nhất trong cộng đồng các nước nói tiếng Pháp]

- Học sinh tiểu học Việt Nam tham gia các cuộc thi trong khu vực và quốc tế đều đạt thứ hạng cao như: thi Toán APMOS, IMC, thi Robotics, Cờ vua,...

- Giáo dục tiểu học Việt Nam bảo đảm được các mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tạo nền móng vững chắc cho học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở.

b] Các mục tiêu Quốc gia đối với giáo dục tiểu học được duy trì, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

- Hiện nay, 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó có 16 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 [theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT].

- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,10%.

- Tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08 %.

c] Cơ sở vật chất được quan tâm và đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi và thực hiện đổi mới giáo dục ở cấp tiểu học.

Toàn quốc hiện có 13.995 trường tiểu học [với 17.609 điểm trường], trong đó số trường tiểu học công lập là 13.735 [giảm 1.052 trường so với năm học trước] và 260 trường ngoài công lập; tỉ lệ trung bình trường tiểu học/xã là 1,25; tỉ lệ trung bình điểm trường/trường tiểu học là 1,26; nhiều trường tiểu học có từ 3 đến 5 điểm trường [chủ yếu ở các vùng miền núi].

- Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên toàn quốc đạt 66%, trong đó có 1.946 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt tỉ lệ 13,9%.

- Toàn quốc có 247.976 phòng học kiên cố, đạt 71.1%; phòng bán kiên cố, đạt 24%, vẫn còn trên 5% phòng học tạm và mượn.

- Hiện tại ở cấp Tiểu học tỷ lệ phòng học trung bình chung cả nước là 0,89 [Miền núi phía Bắc 0,90; Tây Nguyên 0,85; Tây Nam Bộ 0,7] để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tỷ lệ phòng học phải đạt 1,0 [1 lớp/1 phòng học]. Tỷ lệ học sinh tiểu học 2 buổi/ngày trên toàn quốc hiện nay đạt gần 80%. Nhiều địa phương đã đạt tỉ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày như: Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam. Tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ ngày thấp tập trung ở 02 khu vực: các tỉnh miền núi hoặc có đông học sinh dân tộc; khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp. Những tỉnh có tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp là Tuyên Quang [44,5%], Đồng Nai [30,2 %], Hưng Yên [20%]...

d] Đánh giá chất lượng đội ngũ

- Cả nước có gần 400 ngàn giáo viên tiểu học, tỷ lệ giáo viên biên chế gần 85% nên rất yên tâm công tác và tâm huyết với nghề.

- Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo và trên chuẩn đạt 99,9%, [Đại học và trên Đại học đạt 60%].

- Tỉ lệ giáo viên/lớp, bình quân cả nước đạt 1,38 giáo viên/lớp nên đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày.

đ] Đổi mới hiệu quả các phương thức dạy học

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình hiện hành theo hướng đổi mới, dạy học Tiếng Anh và Tin học đã được đặc biệt chú trọng. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 30 và Thông tư 22 đã phát huy hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

- Giáo dục Tiểu học đã vận dụng các thành tựu về khoa học giáo dục của thế giới vào điều kiện thực tế của Việt Nam một cách hiệu quả như: Phương pháp Bàn tay nặn bột, Phương pháp dạy học Mỹ thuật của Đan Mạch, mô hình Trường học mới,...

- Toàn quốc đã có 92% học sinh khối 3-5 được học tiếng Anh; môn Tin học đạt gần 70%.

- Việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30 và Thông tư 22 đã bước đầu nhận được sự đồng thuận và sự hợp tác, tham gia của phụ huynh học sinh.

Quyền Vụ trưởng Vụ GDTH Thái Văn Tài báo cáo

3. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Giáo dục tiểu học cũng nhận ra một số vấn đề còn hạn chế như sau:

- Công tác tham mưu của cán bộ quản lí giáo dục ở một số đơn vị thiếu chủ động, chưa tích cực, hiệu quả chưa cao; tại một số địa phương việc phân cấp quản lí giáo dục chưa hợp lí, chưa phát huy được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo của người đứng đầu các cơ sở giáo dục. Vì vậy, một số cán bộ quản lí chưa mạnh dạn thực hiện các giải pháp đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp giáo dục của cấp học; chưa tự tin trong quá trình triển khai thực hiện những chủ trương đổi mới của ngành; chưa tạo động cơ, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo của giáo viên.

- Tỷ lệ giáo viên hợp đồng chưa được xét tuyển chính thức còn nhiều [khoảng 15%] nên chưa yên tâm công tác. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều; cơ cấu đội ngũ chưa hợp lí, một số nơi thiếu trầm trọng giáo viên các môn chuyên như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên còn yếu; việc tiếp cận thông tin của giáo viên vùng khó khăn còn hạn chế.

- Việc thực hiện giảm áp lực cho giáo viên [áp lực công việc, sổ sách, dư luận, áp lực điểm số từ phía phụ huynh học sinh, sĩ số lớp học, môi trường làm việc dân chủ...] chưa được các cấp quản lí chú trọng chỉ đạo thực hiện. Việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và theo Nghị định 56/2015/NQ-CP ở một số trường tiểu học còn hình thức, chưa phản ánh đúng năng lực và hiệu quả công việc, thậm chí còn biểu hiện thiếu dân chủ,... chưa tạo động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên; công tác bồi dưỡng giáo viên chưa hiệu quả.

Ông Trịnh Vinh Long, TP GDTH Sở GD&ĐT Thanh Hoá phát biểu
- Thực hiện quản lí các trường có yếu tố nước ngoài, các chương trình tích hợp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường học còn nhiều vấn đề phức tạp, rất cần được quản lý hiệu quả trong thời gian tới. Công tác kiểm tra thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của một số địa phương, đơn vị còn hạn chế.

- Tình trạng học sinh bỏ học, học sinh ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra ở một vài địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, việc thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho đối tượng học sinh khuyết tật còn nhiều bất cập, kết quả chưa phản ánh đúng bản chất cần được quan tâm giải quyết bằng những giải pháp tổng thể, đặc biệt đối với giáo dục Tiểu học.

II. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH 2018 [Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018]

1. Tổng quan chung về sự ra đời của Chương trình 2018

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đoà tạo tổ chức xây dựng Chương trình 2018.

- Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Ông Nguyễn Anh Ninh, GĐ Sở GD&ĐT Lào Cai phát biểu
Quan điểm chung:

- Phù hợp với thực tế của địa phương và kế thừa trên thực trạng hiện có.

- Một chương trình, mỗi môn học có thể có nhiều sách giáo khoa.

- Lộ trình triển khai: thực hiện theo Nghị quyết 51 của Quốc hội: năm học 2020 2021 ở lớp 1; năm học 2021 2022 ở lớp 2; năm học 2022 2023 ở lớp 3; năm học 2023 2024 ở lớp 4; năm học 2024 2025 ở lớp 5.

2. Nội dung của Chương trình 2018

Chương trình 2018 bao gồm quy định chương trình tổng thể, quy định chương trình môn học và hoạt động giáo dục của Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông. Trong đó, đối với cấp Tiểu học có một số nội dung cốt lõi sau:

a] Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình mới. [10 môn học và 01 hoạt động]

- Gồm: 1] Tiếng Việt; 2] Toán; 3] Đạo đức; 4] Ngoại ngữ 1 [Lớp 3,4,5]; 5] Tự nhiên và xã hội [Lớp 1,2,3]; 6] Lịch sử và Địa lí [Lớp 4, 5]; 7] Khoa học [Lớp 4, 5]; 8] Tin học và Công nghệ [Lớp 3, 4, 5]; 9] Giáo dục thể chất; 10] Nghệ thuật [Âm nhạc và Mĩ Thuật] và Hoạt động trải nghiệm [trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương].

- Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần [mô-đun]; nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

b] Các môn học tự chọn [dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng]

Tiếng dân tộc thiểu số [dạy từ lớp 1 đến lớp 5]; Ngoại ngữ 1 [dạy ở lớp 1, 2].

Ông Nguyễn Bá Hảo, TP GDTH, Sở GD&ĐT Quảng Nam phát biểu

So sánh kế hoạch giáo dục ở lớp 1 theo CT hiện hành và CT 2018


So sánh kế hoạch giáo dục tiểu học theo CT hiện hành và CT 2018

c] Nhận xét chung

- So với Chương trình hiện hành, Chương trình 2018 có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong Chương trình 2018 có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ. Đối với một số địa phương, việc bổ sung giáo viên Tin học và Tiếng Anh là thách thức không nhỏ, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế hiện nay. Chương trình 2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên, cụ thể:

+] Lớp 1, 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 25 [chưa tính môn tự chọn]. [Chương trình hiện hành có 10 môn và 23 tiết trên tuần].

+] Lớp 3 có: 08 nôn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 28 tiết [Chương trình hiện hành có 10 môn và 24 tiết trên tuần]

+] Lớp 4, 5 có: 10 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 30 tiết. [Chương trình hiện hành có 11 môn, và 26 tiết trên tuần ]


Biểu đồ so sánh thời lượng môn học CT hiện hành và CT mới

- Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.

Ông Trần Đức Lợi, Phó GĐ Sở GD&ĐT Lâm Đồng phát biểu
- Định hướng chung của đổi mới chương trình là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Theo đó, học sinh cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Tăng cường tương tác [giữa: học sinh - giáo viên; học sinh học sinh; học sinh Thiết bị dạy học; học sinh môi trường nơi các em sinh sống; ...]. Các em được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển. Dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh được chú trọng.


- Chương trình 2018 là chương trình mở, theo đó địa phương, nhà trường, giáo viên có nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình phát triển, triển khai chương trình giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. Điều này đòi hỏi mỗi nhà trường phải đổi mới nhiều trong hoạt động quản lí chuyên môn, phát triển chương trình giáo dục đến từng cấp, từng khối lớp, từng lớp, thậm chí từng nhóm đối tượng học sinh, từng học sinh.

- Chương trình 2018 ở cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là một trong những thách thức đối với một số địa phương có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo thống kê hiện nay toàn quốc có trên 80% số học học sinh trong cả nước đang được học 2 buổi/ngày theo Chương trình hiện hành. Nguyên nhân một số địa phương chưa tổ chức được cho học sinh học 2 buổi/ngày là khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân. Để thực hiện được quy định của chương trình mới, bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với học sinh những nơi khác, các địa phương thực hiện giải pháp sau: Cân đối quỹ đất, kinh phí để mỗi năm theo lộ trình thực hiện dứt điểm việc dạy học 2 buổi/ngày ở một lớp học theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông như quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội. Tuy nhiên, có thể thấy là những cơ sở giáo dục bố trí dạy học được 6 buổi/tuần thì đều có thể thực hiện được đầy đủ Chương trình. Các cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kết hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Trần Ngọc Hiệp, TP GDTH, Sở GD&ĐT Phú Yên phát biểu

III. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 2018 Ở CẤP TIỂU HỌC

1. Tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã giao giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nội dung sau:

- Chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học, cấp học; chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;

- Tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Điều chỉnh, sắp xếp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;

- Bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án; huy động các nguồn tài chínhhợp phápkhác để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;

- Đẩy mạnh truyền thông về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại địa phương; biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổthông;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện, hàng năm gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

a] Thực trạng

- Hiện tại tỷ lệ phòng học của Tiểu học trung bình chung cả nước là 0,89 [Miền núi phía Bắc 0,90; Tây Nguyên 0,85; Tây Nam Bộ 0,7] để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học thì tỷ lệ phòng học phải đạt 1,0 [1 lớp/1 phòng học].

- Tỷ lệ học sinh tiểu học 2 buổi/ngày trên toàn quốc hiện nay gần 80%. Nhiều địa phương đã đạt tỉ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày như: Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam. Tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp tập trung ở 02 khu vực: các tỉnh miền núi hoặc có đông học sinh dân tộc; khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp. Những tỉnh có tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp là Tuyên Quang [44,5%], Đồng Nai [30,2%], Hưng Yên [20%]...

b] Giải pháp

Các địa phương cấp tỉnh tập trung chỉ đạo các địa phương cấp huyện tập trung nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án để đủ phòng học theo lộ trình thực hiện sách giáo khoa ở cấp Tiểu học, tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát một số địa phương khó khăn để tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện.

Để đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 với mục tiêu: Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, cụ thể: Giai đoạn 2017-2020 đối với cấp Tiểu học đã được phê duyệt và phân bổ về các địa phương:

- Kiên cố hóa trường, lớp học: Đầu tư xây dựng 5.900 phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời [bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

- Xây dựng bổ sung: 6.000 phòng học; 7.770 phòng chức năng [giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập]; 3.420 phòng thư viện;

- Mua sắm bổ sung: 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.

3. Chuẩn bị đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

a] Thực trạng

Tỷ lệ giáo viên/lớp trên toàn quốc là 1,38 cơ bản đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tuy nhiên số giáo viên đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động khá nhiều [biên chế chính thức đạt tỷ lệ 85%], số giáo viên chưa được xét tuyển biên chế chính thức không yên tâm công tác] trong đó số lượng giáo viên đối với các môn học mới ở cấp Tiểu học khi thực hiện chương trình mới chưa đáp ứng yêu cầu như môn Tiếng Anh, Tin học.

b] Giải pháp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ về đề xuất định biên cho ngành giáo dục khi thực hiện chương trình mới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ thực hiện và Bộ Nội vụ đã có Công văn số 1495/BNV-TCBC ngày 05/4/2019 về việc yêu cầu UBND các tỉnh thành phố rà soát bổ sung biên chế sự nghiệp cho ngành giáo dục và y tế để có phương án giao bổ sung trong thời gian tới, hiện nay các địa phương đã tiến hành rà soát theo thẩm quyền và gửi về Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo để báo cáo Chính phủ.

Theo chương trình hiện hành môn Tin học và Tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương chưa có căn cứ để tuyển giáo viên. Tuy nhiên theo Thông tư 32 về Ban hành chương trình 2018, môn Tiếng Anh và Tin học là môn học bắt buộc, vì vậy đây là căn cứ pháp lí để các địa phương tiến hành tuyển dụng giáo viên theo vị trí việc làm đảm bảo thực hiện chương trình mới. Vì vậy, các địa phương cần phải chú ý chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng bổ sung vị trí việc làm đối với 2 môn học này, xây dựng vị trí định biên đủ định mức số tiết quy định. Lộ trình thực hiện sẽ từ năm học 2020- 2021 và đến năm học 2025- 2026 phải đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức và thành phần giáo viên bộ môn đủ và cân đối hợp lí giữa các môn theo quy định của chương trình và Thông tư 32 là căn cứ pháp lý để các địa phương chỉ đạo các trường Tiểu học, bổ sung vào vị trí việc đối với giáo viên môn Tin học và Tiếng Anh.

Các địa phương có tỷ lệ giáo viên thấp cần tiến hành lên phương án tuyển dụng giáo viên để đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày [Sơn La, Thanh Hóa, Đồng Tháp; Hà Giang; Tuyên Quang; Hưng Yên...] đặc biệt ưu tiên tuyển dụng giáo viên Tin học và Tiếng Anh.

4. Phối hợp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình 2018 và sách giáo khoa mới

Các địa phương cần chú ý tổ chức phối hợp thực hiện Kế hoạch tập huấn theo các chương trình, kế hoạch mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cụ thể có các đối tượng sau:

- Giáo viên cốt cán: mỗi tỉnh có 02 cán bộ quản lý cấp sở giáo dục và đào tạo, 01 cán bộ quản lý cấp phòng giáo dục và đào tạo, mỗi trường tiểu học có 01 giáo viên được cử đi bồ dưỡng thực hiện chương trình. Thời gian thực hiện cấp Trung ương; cấp tỉnh phải thực hiện ngay sau đó.

- Giáo viên giảng dạy lớp 1 khi thực hiện chương trình mới: 100% giáo viên giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải được bồi dưỡng để dạy chương trình mới cụ thể mỗi lớp 1 phải bồi dưỡng cho ba đối tượng: Giáo viên dạy môn chung, giáo viên dạy âm nhạc, giáo viên dạy mỹ thuật [toàn quốc dự kiến năm học 2020-2021 có khoảng 63.500 lớp 1] đối tượng này địa phương phải chủ động thực hiện bồi dưỡng bằng ngân sách địa phương phải thực hiện xong trước tháng 12 năm 2019 để thời gian sau đó sẽ dành thời gian tập huấn sử dụng sách giáo khoa.

- Các địa phương xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo định hướng trên và tham mưu phương án bố trí kinh phí để thực hiện bồi dưỡng cho các đối tượng đúng tiến độ.

5. Thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường đối với cấp tiểu học phải tuân thủ theo quy định của chương trình GDPT mới

5.1] Thực trạng hiện nay

- Toàn quốc hiện có 13.995 trường tiểu học [với 17.609 điểm trường], trong đó số trường tiểu học công lập là 13.735 [giảm 1.052 trường so với năm học trước] và 260 trường ngoài công lập ; tỉ lệ trung bình trường tiểu học/xã là 1,25; tỉ lệ trung bình điểm trường/trường tiểu học là 1,26; nhiều trường tiểu học có từ 3 đến 5 điểm trường [chủ yếu ở các vùng miền núi].

- Với quy mô trường và điểm trường như trên việc thực hiện sáp nhập các trường Tiểu học có quy mô nhỏ lại với nhau hoặc sáp nhập trường Tiểu học với trường THCS có quy mô nhỏ, hoặc sáp nhập các điểm trường lại với nhau là điều cần thiết và đúng với chủ trương chỉ đạo hiện nay theo Nghị quyết 18, 19 của Đảng.

- Tuy nhiên khi thực hiện phải dựa trên Nguyên tắc "tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch đáp ứng được các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục".

5.2] Giải pháp chỉ đạo thực hiện

a] Thực hiện dồn dịch điểm trường và các trường tiểu học có quy mô nhỏ

- Thực hiện dồn dịch các điểm trường, trường tiểu học có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất không đảm bảo, thành những điểm trường, trường tiểu học có quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực đầu tư kiên cố, đủ các hạng mục đảm bảo để thực hiện đầy đủ các hoạt động dạy học [sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, phòng học, phòng bộ môn,] để đảm bảo công bằng giữa điểm trường và cơ sở trường chính.

- Khi sáp nhập các trường, điểm trường nhỏ thành các trường, điểm trường lớn nếu cách xa nhà học sinh không thể đi về cần tính toán đến phương án tổ chức ăn bán trú, đầu tư các hạng mục phụ trợ để đảm bảo tổ chức ăn trưa cho học sinh, đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Các điểm trường không bố trí đủ phòng chức năng dạy học các môn tin học và ngoại ngữ, chỉ tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1, 2. Học sinh lớp 3, 4, 5 được đưa về trường chính để được học đầy đủ các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình.

b] Sáp nhập các trường tiểu học liên cấp

Chỉ sáp nhập các trường có quy mô nhỏ ở cùng địa bàn cấp xã; các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét ghép với trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn xã; các xã có 2 đến 3 trường tiểu học, xem xét sáp nhập thành một trường nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện cụ thể như:

- Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; đồng thời có giải pháp phù hợp thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường; không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa;

- Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường sau sáp nhập;

- Việc sáp nhập để hình thành các trường tiểu học với trường trung học cơ sở phải phân khu vực riêng biệt cho từng cấp học nhằm đảm bảo tính đặc thù [về thời lượng tiết học, hình thức tổ chức dạy học...] tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của mỗi cấp học;

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại những trường, điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãng phí.

c] Thực hiện chế độ cho người học

- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chế độ hỗ trợ cho học sinh để tổ chức thực hiện bán trú tại các điểm trường, các trường có học sinh ở xa để đảm bảo việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trên đây là một số phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục Tiểu học khi thực hiện Chương trình GDPT mới theo Thông tư số 32/2018.

Trên cơ sở đó, cùng với các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần chủ động lên kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện được quy định của chương trình mới theo lộ trình như quy định tại Nghị quyết 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về việc điều chỉnh lộ trình thực hiện việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổthông.

Nguồn: Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT

BigSchool:Sau báo cáo của Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểun học Thái Văn Tài, các đại biểu dự Hội nghị đã trao đổi nhiều vấn đề. Xin các bạn xem thêm các video trao đổi:
1] Quyền Vụ trưởng Thái Văn Tài phân tích thêm về sự linh hoạt củab thời khoá biểu và vấn đề giáo dục kiến thức địa phương:

2]Nhiệm vụ càng lớn nhưng biên chế giáo viên cứ bị giảm liên tục hàng năm. Trong khi phải đảm bảo 1,5 giáo viên/ 1 lớp để thực hiện 2 buổi ngày:

3] Một số bất cập cần tháo gỡ:

Video liên quan

Chủ Đề