Những điều cần biết tuyển sinh năm 2023

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023

Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic.

Hướng dẫn các trường rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.

Được biết, tuyển sinh 2022, có đến 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo nguyện vọng khác nguyện vọng 1; có 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm còn lại hoàn toàn không muốn vào các ngành mà mình đã được công bố trúng tuyển sớm; có 72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.

Ảnh minh hoạ Internet

Có sự thay đổi cách tính điểm ưu tiên

Đối với chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định.

Bộ GD&ĐT giải thích, năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát điểm ưu tiên năm 2020, 2021 nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.

Theo đó, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 điều này.

Kết quả thống kê tổng hợp, phân tích số liệu trên Hệ thống trước khi xử lý nguyện vọng [nguyện vọng ]:
- Số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: 1.002.525
- Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng: 642.270 = 64,07% số đăng ký dự thi
- Đăng ký xét tuyển trực tuyến: 100%
- Số nguyện vọng đăng ký xét tuyển: 3.068.538, trung bình 4,78 nguyện vọng/1 thí sinh
- Đối với việc xét tuyển sớm theo kế hoạch của các trường:
+ Trung bình 01 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,3 nguyện vọng
+ 35% thí sinh trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm: đăng ký nguyện vọng 1
+ 30% thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác [không phải nguyện vọng 1 trong xét tuyển sớm]
+ 35% đã đăng ký xét tuyển sớm và được các trường thông báo đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không đăng ký các nguyện vọng xét tuyển sớm vào hệ thống.
- Số thí sinh xét tuyển thẳng xác nhận nhập học ngay: 28%
Như vậy, có đến 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo nguyện vọng khác nguyện vọng 1; có 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm còn lại hoàn toàn không muốn vào các ngành mà mình đã được công bố trúng tuyển sớm; có 72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.

Quy chế và các phương thức tuyển sinh 2022 nên tiếp tục được áp dụng vào năm sau, nhưng cần hoàn thiện hệ thống đăng ký nguyện vọng trực tuyến, theo các chuyên gia.

Sau khi các đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, thí sinh trúng tuyển phải nhập học theo hướng dẫn của trường, đồng thời xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chậm nhất trước 17h ngày 30/9.

TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo [Học viện Ngân hàng], đánh giá công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản thuận lợi. Việc tổ chức xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên hệ thống lọc ảo chung đối với mọi phương thức tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các trường; đảm bảo thí sinh được trúng tuyển nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất nếu đủ điều kiện. Những năm trước, một số trường tổ chức xét tuyển và yêu cầu xác nhận nhập học sớm, ảnh hưởng đến quyền được chọn nguyện vọng của thí sinh.

Dù thực tế vẫn còn một số trường gặp vướng mắc nhất định, ông Hà cho rằng quy chế tuyển sinh năm nay cần được duy trì trong một vài năm tới. Ngoài ra, ông Hà đề xuất các trường nên giữ ổn định phương thức tuyển sinh.

"Hiện, nhiều thí sinh xét tuyển đại học năm tới đã tìm hiểu về các trường và phương thức tuyển sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất nên việc thay đổi đột ngột các phương thức có thể gây ảnh hưởng cho các em", ông Hà nói và lấy ví dụ một thí sinh tìm hiểu trường A, thấy có xét kết hợp học bạ và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì ngoài việc học trên lớp thật tốt, thí sinh đó sẽ tập trung học ngoại ngữ để đạt điểm chứng chỉ cao. Nếu trường thay đổi phương thức, thí sinh sẽ gặp nhiều bất lợi.

Thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp 2022 tại trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận [TP HCM] ngày 6/7. Ảnh: Quỳnh Trần

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo [trường Đại học Ngoại thương] cũng cùng quan điểm này.

Năm nay, trường Ngoại thương tuyển sinh theo sáu phương thức. Ngoài tuyển thẳng theo quy định của Bộ và theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, trường xét tuyển kết hợp học bạ với thí sinh tham gia, đạt giải học sinh giỏi hoặc là học sinh trường chuyên; kết hợp chứng chỉ quốc tế và học bạ, điểm thi; sử dụng điểm thi đánh giá năng lực. Cả sáu phương thức này đã được duy trì từ năm 2021 và dự kiến được giữ ổn định trong các năm tới.

"Việc này sẽ giúp học sinh không bị ảnh hưởng tâm lý và sự chuẩn bị của các em, bởi nhiều học sinh đã tính toán, định hướng cụ thể ngay khi vào THPT. Chúng tôi hiểu điều đó nên cũng muốn giữ ổn định các phương thức tuyển sinh", bà Hiền nói.

Lãnh đạo Phòng Đào tạo của trường Ngoại thương nhận định thêm về dài hạn, khi năng lực tự chủ tăng lên, trường đại học có thể sử dụng các phương thức hiện đại, thuận tiện cho cả trường và phù hợp với từng nhóm thí sinh. "Đa dạng phương thức cũng là cách để chọn thí sinh phù hợp", bà Hiền chia sẻ.

Bên cạnh đó, có chuyên gia cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần khắc phục một số vấn đề khi thực hiện quy chế tuyển sinh năm nay.

Một chuyên gia về tuyển sinh cho biết quy chế năm nay được ban hành vào tháng 6 với nhiều thay đổi khiến không ít trường rơi vào thế bị động, rất vất vả để đáp ứng được các yêu cầu của quy chế. Cũng còn một số trường hiểu chưa đầy đủ về quy chế, dẫn đến vướng mắc trong quá trình xét tuyển.

Về phía thí sinh, vị chuyên gia này dẫn chứng, vẫn có thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển sai, khiến một vài trường hợp không thể trúng tuyển nguyện vọng yêu thích. Hay có thí sinh đăng ký chỉ duy nhất một nguyện vọng theo phương thức xét tuyển sớm vào một trường nhưng thao tác sai nên trượt đại học. Do đó, ông băn khoăn về cách thức hỗ trợ trong trường hợp này bởi thao tác sai đôi khi không hoàn toàn do lỗi của thí sinh.

Cũng theo chuyên gia này, một số trường đã thông báo lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm vượt quá chỉ tiêu trong đề án, nên chỉ nhận những em đăng ký đây là nguyện vọng 1. "Cách làm này không đúng quy chế, khiến thí sinh mất quyền lợi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quán triệt triệt để tới các cơ sở giáo dục trong trường hợp trên", vị này bày tỏ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đến nay phương án thi tốt nghiệp năm 2023 và 2024 cơ bản ổn định và sẽ sớm được công bố, nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

"Trên cơ sở kỳ thi tốt nghiệp THPT không thay đổi hay xảy ra xáo trộn lớn, các trường đại học cũng sẽ có căn cứ để tiếp tục giữ ổn định yêu cầu đầu vào và các phương thức tuyển sinh", đại diện phụ trách đào tạo của một đại học kỹ thuật chia sẻ.

Trong khi đó, Vụ Giáo dục đại học cho biết sẽ yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh.

Với lứa thí sinh bắt đầu học theo chương trình phổ thông 2018 từ năm nay, tại Hội nghị Tổng kết giáo dục đại học ngày 12/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. Căn cứ vào phương án này cùng một số nguyên tắc và định hướng của Bộ, trong vài tháng tới, các trường đại học cần công bố chuẩn đầu vào và phương thức tuyển sinh dự kiến năm 2025 để thí sinh có thời gian chuẩn bị.

Xem điểm chuẩn đại học trên VnExpress

Thanh Hằng - Dương Tâm

Chủ Đề