Những thành phần khí nào gây ô nhiễm môi trường không khí trong nhà

Thật khó có thể tin được rằng đôi khi ô nhiễm không khí trong nhà còn có thể nặng nề hơn cả bên ngoài trời. Bởi trong nhà có thể có rất nhiều nguồn có thể là tác nhân gây ra ô nhiễm không khí, điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu, buồn nôn, kích thích họng và mắt của bạn. Không khí trong nhà bị ô nhiễm đặc biệt có hại hơn đối với trẻ em vì chúng thở nhanh hơn.

Không khí trong nhà có thể chứa các chất hóa học, chất kích thích, hóa chất có nguy cơ ung thư, tác nhân vi sinh vật, tác nhân gây dị ứng, bụi mịn trong nhà...với hàm lượng đáng kể thì gọi là tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà.

Thực tế, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gặp rất nhiều nếu như không có những biện pháp phòng ngừa. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đặc biệt nó ảnh hưởng nhiều hơn tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chúng hít thở nhanh hơn, cơ thể yếu ớt hơn.

Có thể bạn không chú ý được hết những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà, rất bất ngờ rằng có rất nhiều nguồn có thể gây ảnh hưởng tới không khí trong nhà. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ô nhiễm:

2.1. Thảm trong nhà có thể tạo ra hóa chất

Có rất nhiều người mệt mỏi về cảm giác nhức đầu, mẩn ngứa, ngứa mắt và cổ họng sau khi lắp thảm mà không biết rằng thảm, lớp đệm và chất kết dính thảm với nền nhà thải ra các khí độc hại tiềm tàng. Để hạn chế nguồn ô nhiễm chọn thảm có VOC thấp, bạn nên trải ra ngoài vài ngày trước đó. Tránh mặt khỏi nhà trong khi lắp đặt và giữ cho ngôi nhà thông thoáng trong những ngày sau đó. Đối với trẻ em bị dị ứng và hen suyễn, hãy xem xét các lựa chọn lát sàn khác.

2.2.Sơn tường

Sơn và dụng cụ tẩy sơn có thể thải ra khí độc hại. Để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, hãy chọn sơn có hàm lượng VOC thấp và để cửa sổ mở trong khi sơn và trong vài ngày khi sơn khô. Cố gắng không giữ lại thùng sơn thừa vì khí có thể rò rỉ, ngay cả từ thùng kín và nếu như phải bảo quản sơn, hãy để sơn ở nơi thông thoáng, tránh xa các khu vực sinh hoạt chính trong nhà.

Sơn tường có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà

2.3.Hóa chất từ các đồ chơi thủ công

Thường xuyên cho trẻ ra ngoài để nhận học hỏi nhiều điều tốt hơn là việc để trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại đồ chơi và các đồ dùng thủ công. Tùy thuộc vào sản phẩm và thời gian tiếp xúc mà nguy cơ gây hại khác nhau, khói từ bút đánh dấu, keo dán và các vật dụng nghệ thuật khác có thể gây đau đầu và kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Đất sét polymer nấu quá chín có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào không khí và ngay cả những thứ tưởng như không độc hại có thể chứa dung môi gây nguy hiểm khi hít phải.

2.4. Các sản phẩm tẩy rửa

Các hóa chất được tìm thấy trong một số chất tẩy rửa gia dụng có thể gây độc nếu hít phải hoặc đụng vào, gây phát ban trên da do dị ứng và kích ứng đường hô hấp. Điều này đặc biệt dễ xảy ra với những người dễ bị các vấn đề về da hoặc hô hấp. Những loại có chứa thành phần là amoniac và clo có thể đặc biệt gây khó chịu cho trẻ em bị hen suyễn. Thử làm sạch bằng nước nóng, muối nở, vải sợi nhỏ hoặc các sản phẩm tẩy rửa từ thiên nhiên ít độc hại hơn.

2.5. Quần áo sau khi giặt khô

Giặt khô thường sử dụng chất perchloroethylene, một hóa chất đã được phát hiện là gây ra ung thư cho động vật. Khi mang quần áo mới giặt khô vào nhà, những người trong gia đình bạn có thể hít phải hóa chất độc hại này. Phơi quần áo đã giặt khô trong vài ngày trước khi mặc hoặc giặt quần áo bằng tay hoặc trong máy giặt.

2.6. Khói thuốc lá

Sống trong nhà có người hút thuốc có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và ho khan, viêm tai giữa... Trẻ bị hen suyễn có thể lên cơn thường xuyên và nghiêm trọng hơn sau khi hít thường xuyên với khói thuốc lá. Hít phải khói thuốc có thể gây ra bệnh hen suyễn ở những trẻ chưa từng có triệu chứng. Khói thuốc là một chất độc hại còn sót lại trong quần áo, đệm và thảm cũng có thể gây hại cho trẻ em, đặc biệt là khi chúng chơi hoặc bò trên sàn nhà.

Cho nên, để tránh gây hại cho bản thân và người xung quanh nên ngừng hút thuốc lá. Nếu không hãy hút ở những nơi thoáng và ít người.

2.7. Ô nhiễm không khí từ nhà bếp

Bếp gas được lắp đặt hoặc lắp đặt không đúng cách có thể thải khí độc hại vào nhà. Ở mức độ thấp, carbon monoxide [CO] có thể gây mệt mỏi, với nồng độ cao hơn có thể gây buồn nôn, đau đầu, lú lẫn và thậm chí tử vong. Nitrogen dioxide [NO2] có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em. Đảm bảo các đầu đốt được điều chỉnh chính xác để các đầu ngọn lửa luôn có màu xanh lam. Thông gió bếp bằng quạt thổi bên ngoài để tránh tích tụ khí gas nguy hiểm.

2.8. Ống khói và lò đốt

Nếu như bạn dùng lò đốt trong khi hệ thống điều hòa không khí trung tâm có vấn đề sẽ dẫn tới thông gió kém, làm cho các khí nguy hiểm như carbon monoxide có thể tích tụ trong nhà bạn. Đảm bảo rằng lò đốt bao gồm cả ống khói và ống khói luôn được bảo trì tốt để tránh việc có thể tích tụ khí độc trong nhà.

Lò đốt có thể là tác nhân gây ô nhiễm trong nhà

2.9. Nguy hiểm của Radon

Radon [Rn] một loại khí nguy hiểm được hình thành khi uranium phân hủy tự nhiên trong đất, đá hoặc nước. Radon có thể vào nhà thông qua các vết nứt trên sàn nhà hoặc tại các điểm nối trên tường, khoảng trống xung quanh đường ống, lỗ nhỏ trong các bức tường khối rỗng, hoặc cống rãnh xung quanh và mức radon thường cao hơn trong hầm hoặc không gian sống trong lòng đất. Radon chỉ đứng sau hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư phổi. Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với radon vì chúng thở nhanh hơn và hít vào nhiều không khí hơn. Bạn có thể kiểm tra nồng độ radon trong nhà bằng bộ dụng cụ hoặc gọi thợ kiểm tra radon.

2.10. Máy làm mát không khí

Máy làm mát không khí có thể gây khó thở và đau đầu cho một số người. Trong một nghiên cứu, có khoảng gần 1/3 số người mắc bệnh hen suyễn cho biết họ gặp vấn đề về hô hấp khi tiếp xúc với chất làm mát không khí. Các cuộc kiểm tra của Hội đồng Quốc phòng Tài nguyên Thiên nhiên cho thấy một số chất làm mát không khí có chứa phthalates, một chất hóa học có liên quan đến các vấn đề về nội tiết và phát triển ở trẻ em. Thay việc sử dụng máy làm mát thì hãy sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên như hương thảo, húng quế hoặc bạc hà và thông gió tốt để làm trong lành không khí.

2.11.Formaldehyde trong đồ nội thất

Hóa chất formaldehyde là chất phổ biến trong đồ nội thất bằng gỗ ép cũng như màn, quần áo được ép cố định. Trẻ em đặc biệt dễ bị kích ứng đường hô hấp do tiếp xúc với khói formaldehyde. Vì các sản phẩm mới thải ra khí thải mạnh hơn, nên để chúng ở ngoài trước khi mang vào nhà và giặt màn sạch sẽ trước khi dùng.

Trên đây là những nguồn có thể gây ra ô nhiễm không khí trong nhà mà có thể bạn chưa biết đến. Hãy phòng tránh nó để hạn chế những nguy cơ gây hại từ nó. Đặc biệt với những em bé trong nhà có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí? Phải làm gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí? Pháp luật Việt Nam quy định về các biện pháp giảm thiểu gây ô nhiễm không khí ra sao?...Những câu hỏi này là những vấn đề mang tính thời sự, được rất nhiều người quan tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người.

  • Ô nhiễm không khí là gì?
  • Tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?
  • Biện pháp nào có thể giảm thiểu ô nhiễm không khí?

Ô nhiễm không khí là gì?

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa ô nhiễm không khí là gì, thay vào đó, pháp luật quy định các biện pháp đo lường, đánh giá, giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng như trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể gây ô nhiễm [Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan].

Nhìn nhận từ góc độ nghiên cứu chung, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi hoặc biến đổi các chất hoặc thành phần các chất tạo nên không khí, từ đó gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người [ví dụ gây bệnh tật], làm hại đến các sinh vật, thực vật, động vật khác có trong tự nhiên, hủy hoại hệ sinh thái sống trên Trái Đất.

Thực tế cho thấy, trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp lần 1, lần 2, lần 3, lần 4, tình hình ô nhiễm không khí đã ngày một trầm trọng hơn do việc sử dụng năng lượng hóa thạch [năng lượng từ những tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên] tạo nên một lượng lớn chất thải vào không khí, từ đó làm thay đổi các chất trong không khí, thủng tầng ozon.

Từ những hệ quả tiêu cực mà ô nhiễm không khí tác động tới con người, động thực vật, hệ sinh thái trên Trái Đất, các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có rất nhiều những hành động tích cực nhằm giảm tối đa các tác động gây nên hiệu ứng nhà kính, đưa phát thải ròng về 0 trong những năm tiếp theo, tổ chức/ký kết các hội nghị/cam kết về chống biến đổi khí hậu [ví dụ Hiệp định về chống biến đổi khí hậu tại Paris năm 2015 COP21, hoặc COP26]

Như vậy, ô nhiễm không khí chính là sự thay đổi, biến đổi thành phần không khí tạo nên những tác động xấu, có hại đến con người, môi trường, động thực vật, sinh vật. Ô nhiễm không khí đang ngày một tác động tiêu cực đến đời sống con người nếu không được các cá nhân, cơ quan, tổ chức, quốc gia quan tâm và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?

Tác nhân gây ô nhiễm không khí là các chất, các tác động làm thay đổi thành phần không khí, làm nguy hại đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể tồn tại do các nhân tố khách quan hoặc chủ quan, yếu tố môi trường tự nhiên hoặc do con người. Cụ thể, có thể liệt kê như sau:

Tác nhân khách quan

Tác nhân chủ quan

- Do núi lửa phun trào, thảm họa thiên nhiên;

- Bụi từ những vùng đất không có thảm thực vật;

- Các chất độc phát sinh từ sự phân rã, phóng xạ của vỏ Trái Đất [khí radon] và khí thải ra từ động vật trong quá trình tiêu hóa [chất methane];

- Các chất thải ra từ các vụ cháy rừng, cháy nổ nhiên liệu hóa thạch;

- Các chất tạo ra từ các phản ứng hóa học trong tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật;

- Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải như xe máy, ô tô,...từ hoạt động đốt nhiên liệu động cơ;

- Khói thải từ sinh hoạt;

- Khói thải từ việc xử lý rác thải bằng phương án đốt;

- Khói bụi từ các nhà máy điện, các khu công nghiệp;

- Từ các hoạt động quân sự như hoạt động phóng tên lửa, khí độc sử dụng trong chiến tranh, …;

- Từ thảm họa cháy rừng do nguyên nhân chủ quan là con người, hoặc các hoạt động liên quan đến sử dụng sơn;

- Khí độc phát ra từ các bãi rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp [khí methane];

- Các khí thải ra từ sinh hoạt [đặc biệt ở các đô thị] trong các đường ống, cống vận chuyển nước thải;

- Hoạt động xây dựng của con người [xây nhà, công trình xây dựng…];

Có thể nhận thấy, các tác nhân chủ quan hay tác nhân đến từ con người là các tác nhân chiếm đa số tạo ra ô nhiễm môi trường. Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, chính những hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng của con người là tác nhân gây ra những chất thải có hại cho chính môi trường sống của con người, trong đó có môi trường không khí.

Biện pháp nào có thể giảm thiểu ô nhiễm không khí?

Xuất phát từ những nguyên nhân/tác nhân gây ô nhiễm không khí, một số biện pháp để bảo vệ không khí, hạn chế ô nhiễm không khí bao gồm:

- Tăng diện tích cây xanh trên bề mặt Trái Đất: Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc,...;

- Xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt đúng cách, giảm thiểu tác hại đến không khí;

- Giảm thiểu các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông có sử dụng các nhiên liệu sạch;

- Hạn chế tối đa bụi mịn, các chất độc hại từ hoạt động xây dựng công trình của con người;

- Chuyển dần từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong xây dựng, vận tải, sinh hoạt,...sang các nhiên liệu sạch [ví dụ năng lượng từ gió, dòng chảy, ánh nắng mặt trời…];

- Hạn chế sử dụng các chất độc hại trong trồng trọt, nông lâm nghiệp;

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí của con người;

- Có sự hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong việc bảo vệ môi trường, thực thi các biện pháp chống biến đổi khí hậu;

- Có các chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dự án xanh và các biện pháp xử lý thích đáng, phù hợp đối với các hành vi vi phạm.

Pháp luật Việt Nam có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ quy định về việc bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hiệp định chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường 45/2022/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cùng các văn bản khác có liên quan.

Như vậy, các cơ quan, cá nhân, tổ chức, quốc gia, vùng lãnh thổ nỗ lực thực hiện các biện pháp như chúng tôi đã nêu trên để giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Trên đây là giải đáp về ô nhiễm không khí là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề