Những thế hệ sống trên mạng là gì

Những thế hệ sống trên mạng là gì


 Trong thời đại 4.0 với công nghệ phát triển, chúng ta hình thành nên thói quen lướt Facebook hay Instagram để cập nhật tin tức, truy cập các trang báo mạng hàng ngày với mong muốn “bắt kịp xu hướng” và nghĩ rằng những gì chúng ta đọc được đã là quá đủ. Có lẽ vì vậy, chúng ta thường hay quên đi những giá trị đích thực mà văn học mang lại. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là cách đọc nghiêm túc, chìm lắng vào một nội dung văn học sâu sắc sẽ giúp người ta “có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”. Đó là việc mỗi cá nhân cần làm.

Thói quen đọc sách trong xã hội hiện nay ngày càng giảm.Sách văn học ít được lựa chọn để đọc, nhất là trong giới trẻ hiện nay. Trong đời sống hiện nay, ít người “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”, thay vào đó là kiểu đọc “mì ăn liền” lướt qua các trang mạng. Họ bận tâm tới việc kiểm tra thông báo Facebook hay lướt mạng xã hội. Đây là một hiện tượng đáng lo ngại bởi cách đọc “mì ăn liền” ấy không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet như laptop, smartphone, máy tính bảng… đã khiến việc tập trung làm việc, đọc sách trở nên quá ư là khó khăn. Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm được ý chính…Và con người có nhiều mối bận tâm khác nên nhu cầu đọc sách văn học cũng giảm sút. Với sự phát triển của mạng xã hội, con người dễ tìm kiếm thông tin hơn nên ít có nhu cầu tìm đọc sách, nhất là sách văn học. Một phần nữa là do thị trường sách tràn lan, con người khó chọn lựa cho mình được thể loại phù hợp.

Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. Đọc sách thường xuyên giúp đầu óc bạn trở nên nhạy bén và tinh tường hơn. Không có thói quen đọc nghiêm túc, thiếu chú tâm, không thực sự chìm lắng vào thế giới của văn học khiến con người thiếu đi sự nhạy bén, thông minh; không có khả năng thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ; không có khả năng nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống từ nhiều góc độ. Do không đọc sách, khi họ không đồng tình với một vài ý kiến của ai đó, họ không biết phải tư duy, phản bác lại với lập luận, lý lẽ của riêng mình. Việc không thưởng thức văn chương khiến cho trí tưởng tượng không phát triển. Họ thiếu kỹ năng lập luận và phản biện và không có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, củng cố và gia tăng kiến thức cần thiết trong giao tiếp, học tập hay công việc. 

Việc thiếu thói quen đọc sách văn học nghiêm túc khiến con người không biết cách ứng xử ôn hòa, thân thiện; thậm chí không được yêu thương. Họ không thể đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu những suy tư, cảm nhận của người khác. Họ gặp khó khăn với việc diễn đạt ý nghĩ cũng như giao tiếp xã hội nói chung. Không phân biệt được cái thiện, cái ác, việc gì nên làm, việc gì không nên hiểu cách sống hướng thiện, và những việc làm tử tế vì sự phát triển chung của cộng đồng.

Không phải tất cả mọi người đều đã quay lưng với văn học đích thực. Vì thế, việc người ta có “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hay không phụ thuộc nhiều vào việc có hay không những tác phẩm văn học có giá trị. Trong thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người. Chúng ta vẫn bắt gặp hiện tượng những tác phẩm hay khi ra đời đã thu hút sự chú ý của rất nhiều độc giả, Harry Potter là một ví dụ.

Mỗi người cần phải tự xây dựng cho mình một thói quen đọc sách và thói quen thường xuyên đọc sách văn học và cổ vũ mọi người đọc sách văn học để trở nên thông minh và tốt tính hơn. Mỗi người cần tìm kiếm xem mình thích đọc thể loại văn học nào. Cần hiểu là chăm đọc sách văn học là một cách góp phần làm cho những lối sống tốt đẹp, những giá trị nhân văn được nhân rộng hơn lên trong thế giới này.Các cơ quan tổ chức như trường học, cơ sở làm việc cần tổ chức các buổi chia sẻ về sách để mọi người có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những cuốn sách mình đã đọc. Nhà trường và gia đình cần tạo điều kiện tối ưu thời gian và trải nghiệm đọc của con em mình.

Là học sinh mỗi người chúng ta cần rèn luyện thói quen chú tâm đọc một nội dung sâu sắc để trở thành người có khả năng thấu cảm tốt. Không nên đọc theo kiểu “mì ăn liền”, nhất là đối với các tác phẩm văn học, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí tuệ, tư tưởng và tình cảm, cảm xúc của chúng ta. Chỉ cần 15 tới 20 phút đọc sách mỗi ngày, ta sẽ ngạc nhiên trước hiệu quả không ngờ mà nó mang lại.

Ở các quốc gia phát triển luôn đánh giá cao sức mạnh to lớn của văn chương đối với sự phát triển của các thành viên trong xã hội. Bởi vậy, Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

Những thế hệ sống trên mạng là gì
Đồng nghĩa với từ trân trọng (Ngữ văn - Lớp 5)

Những thế hệ sống trên mạng là gì

3 trả lời

Qua bức chân dung của Thuý Vân (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Hướng dẫn thi thử online năm 2021 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một nội dung sâu sắc khác với cách đọc “mì ăn liền của chúng ta” khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? Theo Dân trí, ngày 12/08/2015) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. (0,5 điểm) Câu 2. Theo các giáo sư tâm lí học của các Trường Đại học York và Toronto, việc đọc sách văn học có ý nghĩa như thế nào? Câu 3. Anh/ Chị hiểu ý kiến sau như thế nào? “Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.” Câu 4. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về thực trạng đọc sách của giới trẻ ngày nay ở nước ta. II. LÀM VĂN: Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Viết một đoan văn theo cấu trúc tổng phân hợp có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi để trình bày cảm nhận của anh/chị về hai thơ sau: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” Đề 2: Viết một đoan văn theo cấu trúc tổng phân hợp có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi để trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”