Những yêu cầu khi thực hiện trình bày một vấn de là gì

Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những yêu cầu khi thực hiện trình bày một vấn đề là gì?

  • A.Bám sát mục đích, đối tượng [nghe], hoàn cảnh nói.
  • B. Xác định cụ thể nội dung nói.
  • C. Chú ý cách nói, tư thế, phong thái nói sao cho tự nhiên.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2:Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị biện pháp, kĩ thuật, cách thức trình bày một vấn đề?

  • A. Tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.
  • B. Đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi người nghe.
  • C. Có trọng tâm, trọng điểm.
  • D. Sinh động, truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp.

Câu 3: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị nội dung thông tin cần truyền đạt khi trình bày một vấn đề?

  • A. Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực.
  • B. Giàu thông tin, sát thực tế.
  • C. Có nhiều ý nghĩa với người nghe.
  • D. Khắc phục, che giấu sở đoản của người nói.

Câu 4: Câu hỏi nào dưới đây không nhằm trực tiếp định hướng cụ thể cho việc tìm hiểu đối tượng, hoàn cảnh khi trình bày một vấn đề?

  • A. Nói cái gì và nói thế nào cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh?
  • B. Nói cho ai nghe [tuổi tác, trình độ, giới tình, nghề nghiệp]?
  • C. Nói trong hoàn cảnh cụ thể nào [số lượng người nghe, ở đâu]?
  • D. Thời gian nói [sáng, chiều, ngày, đêm, thời lượng bao nhiêu,...]?

Câu 5: Dòng nào không nêu đúng và thiếu tính thực tế các bước chuẩn bị chủ yếu trước khi tiến hành trình bày một vấn đề?

  • A. Xác định đề tài và đối tượng.
  • B. Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu.
  • C. Lập đề cương cho bài phát biểu.
  • D. Kiểm tra việc chuẩn bị, học thuộc và nói thử nhiều lần.

Câu 6: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc khai thác yếu tố biểu cảm và “phi ngôn ngữ” khi trình bày một vấn đề?

  • A. Dùng động tác, cử chỉ, ánh mắt.
  • B. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn.
  • C. Coi trọng hình thức ngâm diễn minh họa.
  • D. Vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin [khi có điều kiện].

Câu 7: Tác dụng cụ thể của việc lập dàn ý [đề cương] là gì?

  • A. Giúp cho việc trình bày có tính khoa học, sư phạm.
  • B. Giúp cho việc trình bày có lớp lang, thứ tự.
  • C. Giúp cho việc trình bày có trọng tâm, trọng điểm.
  • D. Giúp cho việc trình bày tránh được sự sa đà, lan man.

Câu 8: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào có tác dụng minh họa và làm sáng tỏ thêm cho mục đích cần truyền đạt?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Nội dung cơ bản
  • C. Kết thúc vấn đề
  • D. Phụ lục [một số loại tư liệu]

Câu 9: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào thể hiện rõ nhất tiềm năng thông tin của người nói?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Nội dung cơ bản
  • C. Kết thúc vấn đề
  • D. Phụ lục [một số loại tư liệu]

Câu 10:Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào quan trọng nhất xét về mặt truyền tải thông tin?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Nội dung cơ bản
  • C. Kết thúc vấn đề
  • D. Phụ lục [một số loại tư liệu]

Câu 11: Với đề tàiNét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày cần trình bày những ý chính nào?

  • A.Nhận xét về văn hóa ứng xử hàng ngày của thanh niên, học sinh ngày nay, những biểu hiện tốt và chưa tốt như có thể nhận xét về cách ứng xử trên xe buýt, lúc xếp hàng…
  • B. Nêu lí do tại sao cần có nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày như làm cho con người trở nên đáng yêu, tạo cảm tình cho người xung quanh, tạo cái nhìn thiện cảm với bạn bè quốc tế…
  • C. Biểu hiện của sự thanh lịch trong ứng xử hàng ngày như nhường ghế ngồi trên xe buýt, xếp hàng trật tự, dừng xe đúng vạch quy định, đi khẽ, nói khẽ và cười thật nhẹ…
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 12: Giữa các ý chuyển tiếp nội dung khi trình bày một vấn đề có cần phải sử dụng các câu dẫn nối hay không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 13: Với chủ đề: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà thì chủ đề chính được đề cập đến ở đây nên là gì?

  • A.Trình bày an toàn giao thông có lợi cho hạnh phúc của con người.
  • B. Tai họa của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
  • C. Trình bày về việc cho trẻ nhỏ điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi
  • D. Trình bày về việc thiếu kiến thức an toàn giao thông.

Câu 14: Có ý kiến cho rằng: Khi trình bày một vấn đề, cần phải có cách dẫn dắt mở đầu thật ấn tượng để thu hút được sự chú ý của người nghe cũng như tạo thiện cảm trong quá trình trình bày. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 15: Với đề tài giữ gìn môi trường trong sạch cần trình bày nội dung chính gì?

  • A. Trình bày những biện pháp để giữ gìn môi trường trong sạch đẹp.
  • B. Trình bày sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.
  • C. Trình bày vẻ đẹp của thiên nhiên

Xem đáp án


=> Kiến thức Soạn văn bài: Trình bày một vấn đề


Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm văn 10, câu hỏi trắc nghiệm văn 10, bài Trình bày một vấn đề

Soạn bài Trình bày một vấn đề

THPT Sóc Trăng Send an email

0 10 phút

Nội dungsoạn bài Trình bày một vấn đề ngắn gọn và dễ hiểu nhất đượcbiên soạn nhằmgiúp các em nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, rèn luyện một số thao tác cần thiết để có thể dễ dàng trình bày được một vấn đề nào đó trước tập thể.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của bài họcnày.

Bài viết gần đây

  • Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích bài Bạch Đằng giang phú [Phú sông Bạch Đằng] – Trương Hán Siêu

  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Trình bày một vấn đề

Nội dung

  • 1 Kiến thức cơ bản
  • 2 Hướng dẫnsoạn bài Trình bày một vấn đề
    • 2.1 Ghi nhớ

Trình bày về một vấn đề - Ngữ văn lớp 10

Trang trước Trang sau

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

Trình bày một vấn đề trước tập thể là nhu cầu hàng ngày nhằm bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ , nhận thức của mình; thuyết phục người khác cảm thông, đồng tình với mình về vấn đề đó.

Ví dụ: Trong cuộc hàng ngày cũng như trong học tập, công tác, chúng ta thường xuyên gặp tình huống phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác:

+ Trong gia tộc, gia đình: con cái thường phải chào hỏi, đề đạt yêu cầu nguyện vọng với bố mẹ; anh chị em trao đổi tâm tư tình cảm hoặc trao đổi về công việc...

+ Khi đến trường hoặc cơ quan: bạn bè cùng lớp cùng trường trò chuyện với nhau;, thầy – trò giao tiếp với nhau trong các giờ học, giờ ra chơi; hoạt động giao tiếp trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn...

+ Trong xã hội: các hoạt động giao tiếp khi đến cơ quan bạn, trong việc giải quyết nhiều vấn đề khác...

II. Công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề

1. Chọn vấn đề trình bày: Cơ sở lựa chọn:

+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.

+ Đối tượng nghe.

+ Am hiểu và sự thích thú của bản thân về vấn đề muốn trình bày.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày

a. Ví dụ: Vấn đề: “Thời trang và tuổi trẻ”

* Xác định các ý chính

- Trang phục là thứ bắt buộc phải có đối với con người văn minh, văn hóa; nhất là đối với phụ nữ

- Trang phục phù hợp với cộng đồng, với thời đại, hài hòa với cá nhân...

- Trang phục đẹp, hiện đại [thời trang] tức là phải “y phục xứng kì đức”

* Chia tách ý chính thành các ý nhỏ

- Trang phục là thứ bắt buộc phải có

+ Người Việt ta thường nói “cơm ăn áo mặc” với ý nghĩa “ăn” và “mặc” là hai trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Lại nói “cơm no áo ấm” với ý nghĩa là cái đích tối thiểu của lao động

+ Từ “cơm no áo ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp” được coi là một chặng đường phấn đấu gian khổ của con người, trong đó cái đích hướng tới là “đẹp”

+ Nói như thế có nghĩa là, ở các mức độ khác nhau, trang phục là một trong những tiêu chí để đánh giá con người, nhất là đối với người phụ nữ

- Trang phục phải phù hợp với cộng đồng

+ Người Việt có các trang phục truyền thống của mình, cho nên dù có cách tân kiểu gì cũng phải chú ý đến kế thừa và phát triển cái đẹp truyền thống.

+ Trong thời đại giao lưu hội nhập hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn các loại trang phục của các dân tộc bạn và sử dụng có sáng tạo [chẳng hạn như com lê của nam giới, các kiểu váy của phụ nữ...] nhưng điều quan trọng nhất là trang phục phải hài hòa với hình thể, nghề nghiệp... của mỗi cá nhân

- Trang phục phải đúng với tinh thần “y phục xứng kì đức” nghĩa là cùng với vẻ đẹp hình thức còn cần phải chăm sóc vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nếu không cái y phục hình thức sẽ trở nên lòe loẹt, kệch cỡm.

b. Cách lập dàn ý

- Tìm ý lớn, ý nhỏ

- Sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc

- Chuẩn bị trước những lời chào hỏi, chuyển ý

III. Quá trình trình bày một vấn đề

1. Bắt đầu trình bày:

- Bước lên diễn đàn.

- Chào cử tọa và mọi người.

- Tự giới thiệu.

- Nêu lí do trình bày.

2. Trình bày nội dung chính:

- Nêu nội dung chính sẽ trình bày.

- Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.

- Có chuyển ý, dẫn dắt.

- Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày.

3. Kết thúc và cảm ơn:

- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.

- Cảm ơn người nghe.

1. Lập đề cương chi tiết cho một số đề tài sau:

Đề 1: Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày

Đề 2: Nghệ thuật gây thiện cảm

Đề 3: Giữ gìn môi truờng xanh-sạch-đẹp

Trả lời:

a. Vấn đề: Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày

- Thanh lịch là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

- Thanh lịch thể hiện trong:

+ Lời ăn tiếng nói hàng ngày

+ Cách ăn mặc

+ Thái độ sẵn sàng giúp đỡ

+ Sự kính nhường

- Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày của học sinh

+ Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn

+ Ăn mặc theo chuẩn mực của người học sinh

+ Quan hệ bạn bè chân thật, hòa nhã

+ Sẵn sàng giúp đỡ mọi người

b. Vấn đề: Nghệ thuật gây thiện cảm

- Gây thiện cảm là chìa khóa quyết định thành công vì:

+ Tạo ra được sự chú ý tốt đẹp ngay từ ban đầu

+ Tạo ra sự thuận lợi cho việc học hành, công việc và sự phấn đấu vươn lên

- Gây thiện cảm bằng cách nào?

+ Quan tâm tìm hiểu trước đối tượng [sở thích, thói quen, tính tình,…]

+ Chuẩn bị trước lời ăn tiếng nói cho phù hợp

+ Có ó khôi hài để chủ động tạo ra không khí gần gũi thân mạt và vui vẻ

c. Vấn đề: Giữ gìn môi truờng xanh-sạch-đẹp

- Môi trường sống của chúng ta hiện đang bị tàn phá và ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng [sưu tầm những số liệu]

+ Nạn phá rừng bừa bãi

+ Xả rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp vô ý thức

- Môi trường ô nhiễm gây nhiều tai họa cho con người

+ Nguy hiểm đến tính mạng [lũ lụt, lở đất…]

+ Gây hậu quả lâu dài [các chất độc hại gây ra các bệnh truỳen nhiễm, sinh dị tật, thiểu năng hoặc tử vong]

+ Gây thiệt hại về vật chất cho xã hội

- Giải pháp gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp

+ Xây dựng, quy hoạch nơi xử lí rác thải

+ Quản lí chặt và xử lí nghiêm ngặt các hành vi làm tổn hại môi trường [chặt phá rừng, xả rác vô ý thức]

+ Giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường sống

2. Cho vấn đề sau: Thần tượng của tuổi học trò

Giả sử, đây là một đề tài trong cuộc thảo luận sẽ tổ chức ở trường. Em hãy dự kiến những ý cần trình bày cho đề tài đó

Trả lời:

- Thế nào là thần tượng? Là người mà mình yêu mến và cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt nào đó…

- Thần tượng có ích gì? Là mục tiêu để chúngta phấn đấu và hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, là động lực cho chúng ta học tập

- Thần tượng của giới trẻ hôm nay là gì?

+ Chủ yếu là các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao…

+ Cách thức “tôn thờ” thần tượng của giới trẻ hôm nay có nhiều thái quá [nhiều khi vượt qua cả giới hạn đạo đức]

+ Ngày nay việc tôn thờ thần tượng có khi lại có hại cho việc học hành

- Cần phải quan niệm như thế nào cho đúng về thần tượng?

+ Yêu quý là không sai nhưng cần có cách thể hiện văn hóa

+ Cần phải coi đó là một động lực để học hành hoặc ít ra thần tượng cũng phải có những điểm khiến ta ham mê và khâm phục thực sự

+ Cần tránh lối tôn thờ thần tượng theo kiểu a dua

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 10 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Trang trước Trang sau

Trắc nghiệm bài Trình bày về một vấn đề có đáp án

Trang trước Trang sau

Câu 1 : Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cần thực hiện khi trình bày một vấn đề?

A. Bám sát mục đích, đối tượng [nghe], hoàn cảnh nói.

B. Xác định cụ thể nội dung nói.

C. Chú ý cách nói, tư thế, phong thái nói sao cho tự nhiên.

D. Chú ý nghệ thuật trình diễn để gây ấn tượng với người nghe.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Câu hỏi nào dưới đây không nhằm trực tiếp định hướng cụ thể cho việc tìm hiểu đối tượng, hoàn cảnh khi trình bày một vấn đề?

A. Nói cái gì và nói thế nào cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh?

B. Nói cho ai nghe [tuổi tác, trình độ, giới tình, nghề nghiệp]?

C. Nói trong hoàn cảnh cụ thể nào [số lượng người nghe, ở đâu]?

D. Thời gian nói [sáng, chiều, ngày, đêm, thời lượng bao nhiêu,...]?

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 3 : Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị nội dung thông tin cần truyền đạt khi trình bày một vấn đề?

A. Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực.

B. Giàu thông tin, sát thực tế.

C. Có nhiều ý nghĩa với người nghe.

D. Khắc phục, che giấu sở đoản của người nói.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 4 : Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị biện pháp, kĩ thuật, cách thức trình bày một vấn đề?

A. Tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.

B. Đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi người nghe.

C. Có trọng tâm, trọng điểm.

D. Sinh động, truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc khai thác yếu tố biểu cảm và “phi ngôn ngữ” khi trình bày một vấn đề?

A. Dùng động tác, cử chỉ, ánh mắt.

B. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn.

C. Coi trọng hình thức ngâm diễn minh họa.

D. Vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin [khi có điều kiện].

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Dòng nào không nêu đúng và thiếu tính thực tế các bước chuẩn bị chủ yếu trước khi tiến hành trình bày một vấn đề?

A. Xác định đề tài và đối tượng.

B. Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu.

C. Lập đề cương cho bài phát biểu.

D. Kiểm tra việc chuẩn bị, học thuộc và nói thử nhiều lần.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Dòng nào không nêu đúng tác dụng cụ thể của việc lập đề cương [dàn ý]?

A. Giúp cho việc trình bày có tính khoa học, sư phạm.

B. Giúp cho việc trình bày có lớp lang, thứ tự.

C. Giúp cho việc trình bày có trọng tâm, trọng điểm.

D. Giúp cho việc trình bày tránh được sự sa đà, lan man.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào quan trọng nhất xét về mặt truyền tải thông tin?

A. Giới thiệu vấn đề

B. Nội dung cơ bản

C. Kết thúc vấn đề

D. Phụ lục [một số loại tư liệu]

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 9 : Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào có tác dụng minh họa và làm sáng tỏ thêm cho mục đích cần truyền đạt?

A. Giới thiệu vấn đề

B. Nội dung cơ bản

C. Kết thúc vấn đề

D. Phụ lục [một số loại tư liệu]

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 10 : Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào thể hiện rõ nhất tiềm năng thông tin của người nói?

A. Giới thiệu vấn đề

B. Nội dung cơ bản

C. Kết thúc vấn đề

D. Phụ lục [một số loại tư liệu]

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Trang trước Trang sau

1. Soạn bài Trình bày một vấn đề, Ngắn 1

Câu 1.

- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là ...

- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ... làm việc ở cơ quan .../ công ti...

- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ti ...trong ... năm ...

🡺 Phần bắt đầu trình bày.

- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án ...

- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất ...

🡺 Phần trình bày nội dung chính

- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải ...

🡺 Phần chuyển nội dung trình bày

- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu ...

- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu ...

🡺 Phần tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày.

Câu 2.

a.

- Khái niệm: thanh lịch là gì ?

- Biểu hiện:

+ Trong giao tiếp với mọi người

+ Trong cách lựa chọn trang phục

+ Hành vi, cử chỉ

b.

- Khái niệm: nghệ thuật gây thiện cảm

- Thực trạng

- Kết quả: gây ấn tượng tốt đẹp với mọi người khi giao tiếp

Cách gây thiện cảm:

Đồng cảm với đối tượng giao tiếp

Khéo léo trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp

Tạo sự hài hước trong giao tiếp

c.

- Khái niệm: thần tượng

- Thực trạng: xã hội ngày càng phát triển thì hiện tượng giới trẻ chạy theo thần tượng ngày một phổ biến. Biểu hiện rõ rệt nhất là hiện nay rất nhiều bạn trẻ lấy mẫu hình lí tưởng đó là khuôn mẫu cho mình học tập và phấn đấu nhưng thực chất lại không hề biết nó có phù hợp với bản thân mình hay không.

- Biểu hiện:

Đam mê, cuồng nhiệt khi bắt gặp hình ảnh thần tượng

Thay đổi diện mạo phá cách

Thường xuyên bỏ học, tụ tập chơi bời

- Bài học rút ra:

Các bạn trẻ cần sáng suốt khi lựa chọn thần tượng và coi thần tượng là mục tiêu cố gắng, phấn đấu của bản thân.

Phải luôn thể hiện mình là người có văn hóa đối với các phát ngôn liên quan đến thần tượng.

d.

Khái niệm: môi trường

Thực trạng: ngày càng suy thoái trầm trọng

Biểu hiện:

Đất: bạc màu

Nguồn nước ngọt ngày càng cạn kiệt

Rác thải không được thu gom đúng nơi quy định

Hậu quả:

Gây ra các bệnh về đường hô hấp

Các bệnh ngoài da, viêm nhiễm do khói độc và nguồn nước bẩn

Biện pháp

Tuyên truyền, vận động mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường

Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa tới vấn môi trường sống

e.

Khái niệm: an toàn giao thông

Thực trạng: đây là một vấn đề mang tính thời sự nóng trong mấy năm gần đây

Biểu hiện

Không đội mũ bảo hiểm

Phóng nhanh vượt ẩu

Vượt đèn đỏ

Uống rượu khi tham gia giao thông

Hậu quả

Gây tai nạn cho chính mình

Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của những người tham gia giao thông

Câu 3.

Thực hành trước lớp

---------------------HẾT BÀI 1----------------------

Tìm hiểu chi tiết nội dung phầnSoạn bài Tỏ lòngđể học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phầnKể lại 1 kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy côthông qua chi tiết Em hãy kể lại 1 kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô để nắm trước những kiến thức trong chương trình sắp tới.

Chi tiết nội dung phầnNêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhànđã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm có hướng chuẩn bị tốt nhất cho nội dung này.

I. Tầm quan trọng của việc trình bày mộtvấn đề

- Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập, nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.

VD: phát biểu xây dựng bài, phát biểu trong các cuộc sinh hoạt tổ, sinh hoạt lớp, đại hội lớp, đại hội Đoàn,...

- Công việc này không dễ dàng thực hiện một cách có hiệu quả như mong muốn. Trước mắt, chúng ta hãy rèn luyện một số thao tác đơn giản, cần thiết nhất.

Video liên quan

Chủ Đề