Nổi chàm là gì

Bệnh chàm gây nên cảm giác khó chịu, bất tiện trong cuộc sống. Căn bệnh này khiến người mắc cảm thấy tự ti do những vết ban đỏ xuất hiện trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Vì thế nếu bạn không may mắc phải chàm da thì không được chủ quan mà cần điều trị sớm nhất có thể.

1. Tìm hiểu chung về bệnh chàm?

bệnh chàm còn được biết đến với tên gọi eczema là căn bệnh viêm da thường gặp bởi nhiều nguyên nhân. Khu vực da mắc bệnh sẽ nổi những mụn nước mẩn đỏ khiến cơ thể bị ngứa và đau rát. Nếu người bệnh không thể kiềm chế mà gãi vào những mụn nước này sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Bệnh chàm là tình trạng viêm nhiễm trên da do nhiều nguyên nhân

Bất kì ai cũng có thể mắc chàm da thế nhưng bệnh phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh. Thế nên các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con sát sao để kịp thời phát hiện và chữa trị hiệu quả.

2. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm da?

  • Bệnh chàm da thường do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng gen di truyền được xem là nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Ngoài ra, cơ thể có thể bị kích ứng với các loại sợi, xà phòng, chất tẩy rửa hoặc mỹ phẩm, nước hoa,…

Kích ứng với các loại mỹ phẩm hoặc nước hoa là nguyên nhân gây bệnh

  • Bên cạnh đó, thực phẩm dùng hàng ngày cũng có khả năng gây ra chàm da. Những thực phẩm gây ra dị ứng gồm có trứng, sản phẩm chế biến từ lúa mì,... Và những ai bị nhạy cảm với phấn hoa hay lông chó mèo cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.

  • Sự tấn công của các loại siêu vi, nấm và vi khuẩn,… có cơ chế mắc dị ứng là nguyên nhân làm xuất hiện chàm da.

  • Những người mắc các bệnh mạn tính như xơ gan, viêm thận hay hen phế quản,… có khả năng mắc bệnh chàm cao hơn người bình thường.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh

Việc hiểu biết được bệnh chàm da có những triệu chứng nào sẽ giúp các bạn phát hiện ra bệnh thật sớm để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Một số triệu chứng cho bạn tham khảo gồm có:

  • Xuất hiện mảng hồng ban nổi trên da gây ngứa ngáy. Một vài người sẽ chủ quan cho rằng da bị dị ứng và không quan tâm đến việc chữa trị bệnh. Khi những mảng hồng ban này gây ngứa và bệnh nhân không kiểm soát được sẽ gãi. Từ đó có thể gây ra tình trạng chảy máu và có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.

Biểu hiện bệnh có thể là các vết hồng ban hoặc các nốt mụn nước

  • Xuất hiện mụn nước trên da gây ra cảm giác ngứa và đau rát nếu mụn nước vỡ ra. Tùy theo mức độ của bệnh mà số mụn nước nổi nhiều hay ít. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm làn da trở nên khô cứng và đóng vảy gây mất thẩm mỹ.

4. Điều trị bệnh chàm da như thế nào?

4.1. Dùng băng ướt

Nếu bệnh nhân có mức độ chàm da từ trung bình đến nặng có thể sử dụng băng ướt gồm có băng vết thuốc và thuốc corticosteroid. Thấm thuốc vào băng ướt rồi dán lên vùng da bị chàm trong khoảng 1 giờ. Tốt nhất hãy điều trị tại các cơ sở y tế uy tín dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kết quả tốt nhất.

4.2. Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp quang học. Khi thực hiện liệu pháp này các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị kỹ thuật y học chiếu lên vùng da chàm loại tia sáng đặc biệt. Loại tia thường được dùng cho bệnh nhân chàm da là tia cực tím B. Tùy theo trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định loại tia phù hợp.

Thời gian điều trị thường từ 2 - 3 lần trong khoảng 2 tháng cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất dần. Mỗi lần thực hiện liệu pháp ánh sáng diễn ra khoảng vài phút. Tuy có hiệu quả trong điều trị bệnh chàm nhưng lại khiến làn da chúng ta bị lão hóa và có nguy cơ mắc ung thư da.

4.3. Kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh dinh dưỡng

Trạng thái căng thẳng có nguy cơ khiến bệnh trở nên bùng phát hơn thế nên việc kiểm soát stress, căng thẳng là rất cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ mặn,... Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp kiểm soát tinh thần và tĩnh dưỡng mà vẫn không thể đạt hiệu quả thì nên liên hệ với các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.

Kiểm soát căng thẳng có hiệu quả ngăn ngừa bệnh

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm

5.1. Hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây bệnh

Chàm da do nhiều tác nhân gây ra thế nên để phòng ngừa được bệnh các bạn cần tránh xa các tác nhân như:

  • Dị ứng: nấm mốc, phấn hoa.

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản,... nếu bạn có tiền sử dị ứng với chúng.

  • Các chất liệu vải thô gây ngứa.

  • Căng thẳng.

  • Đổ nhiều mồ hôi.

  • Xà phòng và hóa chất tẩy rửa.

  • Khói thuốc lá.

  • Lông động vật: chó, mèo.

  • Nhiệt độ cao,...

5.2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và luyện tập thể dục đều đặn

  • Tắm rửa mỗi ngày ít nhất 1 lần trong khoảng 15 phút.

  • Nên tắm bằng nước ấm với xà phòng loại nhẹ.

  • Lau khô cơ thể bằng khăn mềm.

  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm.

  • Luyện tập thể dục thể thao tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.

6. Cơ sở điều trị bệnh chàm uy tín tại Hà Nội

Nếu không may mắc chàm da chắc hẳn người bệnh sẽ rất khó chịu và ngại giao tiếp với nhiều người. Thế nên để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này các bạn nên tìm đến cơ sở uy tín lâu năm để được điều trị hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá là nơi khám chữa bệnh uy tín được nhiều người tin tưởng trong việc điều trị bệnh chàm da từ nhẹ đến nặng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã trải qua hơn 24 năm hình thành và phát triển, có bề dày kinh nghiệm vững chắc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn diện. Cùng với sự phát triển đó, chúng tôi đã xây dựng được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao về y học, tâm lý bệnh nhân và hơn cả là sự tâm huyết tận tâm. Hệ thống trang thiết bị y tế luôn được trang bị hiện đại, tân tiến nhất chắc chắn sẽ khiến các bạn hài lòng và an tâm.

Không chỉ có thế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn vinh dự được chứng nhận là Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả xét nghiệm của chúng tôi trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Đặc biệt, một tin cực tốt dành cho khách hàng chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thực hiện chính sách chi trả bằng bảo hiểm y tế. Bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh bằng bảo hiểm hãy đến ngay địa chỉ 42 - 44 Nghĩa Dũng hoặc Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ, số 99 Trích Sài, Tây Hồ. Chính sách này có gần 40 đơn vị bảo hiểm y tế uy tín liên kết thực hiện.

Tóm lại, bệnh chàm da nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu bệnh nhân chàm da chủ quan không tiến hành điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và khó để chữa trị dứt điểm. Đừng lo ngại mà hãy nhấc máy lên gọi về cho chúng tôi qua tổng đài 1900 56 56 56 để được các nhân viên tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Chàm là một loại bệnh da liễu khá thường gặp song nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định, tuy nhiên hiện nay cũng đã xác định được các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm. Việc hạn chế những yếu tố nguy cơ này sẽ giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn. Chàm chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, vì thế cha mẹ nên chú ý đến dấu hiệu bệnh của con phát hiện và điều trị sớm.

1. Các dạng chàm thường gặp

Chàm là tên chỉ chung cho nhiều loại viêm da có thể gặp ở mọi lứa tuổi song trẻ nhỏ là phổ biến hơn cả. Thực tế có nhiều dạng chàm khác nhau do nguyên nhân, yếu tố kích thích và có đặc điểm bệnh khác nhau.

Chàm da là bệnh da liễu khá thường gặp

Dưới đây là các dạng chàm thường gặp:

1.1. Viêm da dị ứng

Đây là dạng chàm phổ biến nhất, xuất hiện ở trẻ nhỏ do cơ địa nhạy cảm và thường biến mất hoặc nhẹ đi khi trưởng thành. Những người bị hen suyễn, sốt hoa cỏ có nguy cơ cũng bị chàm dạng viêm da dị ứng, đây là nhóm bệnh thường đi kèm.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng là do chế độ bảo vệ da tự nhiên bị suy yếu hoặc phá hỏng do nguyên nhân nào đó, khiến da bị tổn thương với chất gây kích ứng. Đặc điểm của chàm dạng viêm da dị ứng như sau:

  • Thường xuất hiện phát ban ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, trẻ nhỏ còn bị ở má và da đầu.

  • Trên các vết tổn thương da có thể bị sưng, rỉ chất lỏng khi gãi.

  • Da phát ban chàm có thể sáng hoặc tối màu hơn, song đều khô và dày hơn.

1.2. Chàm tiếp xúc

Chàm tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng khiến da bị đỏ, ngứa. Triệu chứng phổ biến của dạng chàm da này là: da đỏ, ngứa, bỏng, có cảm giác châm chích. Xuất hiện mề đay trên da, đôi khi hình thành cả mụn nước đóng vảy.

Chàm tiếp xúc do da tiếp xúc với chất kích thích

Tác nhân kích thích gây chàm tiếp xúc rất đa dạng như: chất tẩy trắng, chất tẩy rửa, mủ cao su, sản phẩm chăm sóc da, xà phòng, nước hoa,…

1.3. Chàm tay

Đặc điểm của chàm tay là chỉ xuất hiện tổn thương viêm da ở vùng da bàn tay, nguyên nhân cũng khả năng bảo vệ của da yếu trước yếu tố gây kích thích.

Đặc điểm chàm tay là da bàn tay bị ngứa, đỏ, khô, đôi khi hình thành mụn nước hoặc vết nứt trên da.

1.4. Chàm thể đồng tiền

Loại chàm này rất dễ nhận biết do các tổn thương xuất hiện trên da có dạng hình đồng xu, đốm tròn, chúng gây ngứa nhiều, ngứa nghiêm trọng và kéo dài. Theo thời gian, các đốm tổn thương da này sẽ đóng vảy, khi vảy rụng da cũng lành lại.

Tác nhân gây chàm đồng tiền được biết là do côn trùng cắn, phản ứng quá miễn của da với hóa chất hoặc kim loại,… Nhiều người bị chàm thể đồng tiền kết hợp với nhiều thể chàm khác, phổ biến như viêm da dị ứng.

1.5. Chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa đặc trưng với các tổn thương xuất hiện cùng mụn nước trên bàn tay và bàn chân, kèm với đó là cảm giác đau, ngứa vô cùng khó chịu. Vùng da tổn thương này dễ bị co giãn, bong tróc, khô ráp, nứt nẻ ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây chàm tổ đỉa cũng do da bị dị ứng với chất kích thích, kết hợp với môi trường độ ẩm cao, sức đề kháng hoặc miễn dịch da bị rối loạn.

2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm điển hình

Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác song cơ chế gây chàm được nhiều nhà khoa học công nhận là do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi gặp chất kích ứng. Ở người bình thường, hệ miễn dịch chỉ phản ứng và tấn công protein xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn.

Song ở người mắc bệnh chàm cũng như các bệnh rối loạn miễn dịch khác, hệ miễn dịch mất hoặc rối loạn khả năng phân biệt protein trong cơ thể và protein lạ. Kết quả là nó tấn công cả tế bào cơ thể, ở bệnh chàm là tế bào da gây bệnh.

Vậy các yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh chàm?

2.1. Yếu tố nguy cơ là nguyên nhân gây bệnh

Hai yếu tố nguy cơ cao nhất bao gồm:

Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Chàm rất thường gặp ở những trẻ bị sốt cỏ khô hoặc hen suyễn, ngoài ra cũng gặp ở đối tượng mắc bệnh này dưới 30 tuổi.

Tiền sử gia đình: Thực tế bệnh chàm có liên quan đến yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bố mẹ, anh chị em có người mắc bệnh chàm thì nguy cơ trẻ mắc phải cũng cao hơn.

Chàm da được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền

2.2. Các yếu tố nguy cơ kích hoạt bệnh

Yếu tố kích hoạt các đợt chàm bùng phát rất đa dạng, còn tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân và loại bệnh chàm. Một số chàm thường gặp do yếu tố thời tiết, nước hoa, phấn hoa, bụi bẩn,… gây ra.

Bên cạnh đó còn có:

Người quá nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi: Nhiệt độ cơ thể tăng cùng với việc đổ mồ hôi sẽ khiến bệnh chàm khởi phát hoặc trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nếu không chăm sóc tốt, nguy cơ bội nhiễm gây tổn thương da nghiêm trọng có thể gặp phải.

Sợi vải: Tác nhân kích ứng da gây chàm có thể là sợi vải quần áo, đồ gia dụng,… nhất là vải len, vải thô, vải vật liệu hỗn tạp,…

Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, nhất là khi từ lạnh ra nóng, cơ thể nóng lên và đổ mồ hôi có thể dẫn đến dấu hiệu chàm. Ngoài ra, độ ẩm thấp đột ngột không chỉ khiến da bị khô mà có thể gây viêm da, chàm.

Da đổ nhiều mồ hôi và môi trường ẩm ướt có thể gây chàm ở trẻ

Hóa chất gia dụng: Người bình thường có thể tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng với nồng độ hóa chất ở mức cho phép, song người có cơ địa nhạy cảm thì có thể bị khởi phát chàm nếu tiếp xúc. Ngoài ra, tác nhân khác có thể kích hoạt chàm như nước hoa, dưỡng da,…

Có thể thấy, có rất nhiều các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm, song cần kết hợp cả hai yếu tố là cơ địa nhạy cảm với hệ miễn dịch hoạt động bất thường và tác nhân gây kích ứng. Tốt nhất khi bản thân hoặc trẻ xuất hiện chàm, hãy khoanh vùng các hoạt động, tiếp xúc có nguy cơ khiến da bị dị ứng và sau đó tránh xa chúng. Nếu chàm và dấu hiệu dị ứng trở nên nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ thì tốt nhất nên đi khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị hiệu đại, quy trình thăm khám nhanh gọn, chuyên nghiệp. MEDLATEC đã điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh chàm da cũng như các vấn đề về da khác. Nêu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ các chuyên gia hoàn toàn miễn phí.