Phẩm chất của người giáo viên tiểu học

Ngày đăng: 04-08-2019 | Lượt xem: 21379

Những người làm nghề giáo dục thì cần biết về những phẩm chất cần có của người giáo viên bởi nghề giáo viên là một trong những nghề được rất nhiều sự tôn trọng, kính mến và được tôn vinh. Tuy nhiên áp lực xã hội đối với nghề giáo viên cũng lớn lao vô cùng. Chính bởi trách nhiệm của cái nghề làm được cho xã hội, cho con người những điều lớn lao và phi thường. Nhưng khi họ phạm phải sai lầm, cái nhìn phán xét của người đời đối với họ cũng rất khác. Không có những người thầy, người cô thì không thể tạo nên giáo dục. Không có giáo dục, không có dạy chữ, dạy nhân cách, dạy học thức thì văn hóa, kinh tế cũng không có cơ sở để phát triển được.

Phẩm chất của người giáo viên tiểu học

Những người giáo viên cần có những phẩm chất nhất định để trở thành giáo viên giỏi. Ảnh internet.

Nghề giáo - nghề mà được cả xã hội tôn trọng

Một nghề được tôn vinh và cũng có nhiều áp lực trong xã hội, những phẩm chất cần có của người giáo viên cũng mang tính toàn diện và yêu cầu sự cầu toàn. Từ xưa nhân dân ta đã có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, kính thầy mến cô với những tư tưởng “Không thầy đố mày làm nên”, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Những suy nghĩ của nhân dân đối với người thầy, người cô cũng luôn mang nhiều điều tích cực.

Nghề giáo với những phẩm chất đạo đức của người giáo viên tiểu học, thcs, thpt, đại học: Dạy học, dạy kiến thức và cũng là đào luyện các nhân tố cần thiết để xây dựng xã hội. Thật vậy, từ trong lịch sử cho đến ngày nay, nghề giáo luôn có vị trí nhất định trong xã hội, được coi là một trong những nghề cao quý, những thầy cô giáo có phẩm chất đạo đức tốt... Không chỉ là một nghề cho cá nhân được làm việc, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, nghề giáo được xem là ngành nghề có những cống hiến thiết thực và dễ nhìn nhận nhất trong xã hội. Những đóng góp của họ rất rõ rệt, có khi thầm lặng nhưng rất vẻ vang.

Từ những giáo viên mầm non đến dạy tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông rồi đại học. Mỗi cấp bậc giáo dục gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của con người, cùng là một cá thể nhưng tâm sinh lý và thái độ tiếp thu cuộc sống khác nhau, ngoài sự giáo dục từ phía gia đình, sự giáo dục của thầy cô cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người, các bước đi trong cuộc đời của mỗi con người. Vai trò của thầy cô trong những bước phát triển của một cá nhân con người là cần thiết và thiết thực vô cùng. Do đó, phẩm chất đạo đức của người giáo viên mầm non, đến các cấp cao hơn là vô cùng quan trọng để hỗ trợ bước đi cho mỗi con người ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Những phẩm chất đạo đức, năng lực cần có của người giáo viên

Người thầy giáo phải thật sự mẫu mực dạy người, dạy chữ, dùng đạo đức để đào tạo đạo đức, dùng năng lực để đào tạo năng lực với phẩm chất: yêu nghề, yêu trẻ. Một nhà giáo giỏi phải là một nhà giáo thực sự có năng lực, đặc biệt trong xã hội hiện đại, nghề giáo cũng có những mở rộng về loại hình giảng dạy, các thầy cô cần có năng lực nắm bắt được xu hướng giáo dục quốc tế để tránh sự lạc hậu trong việc giảng dạy cũng như tiếp thu tri thức của học trò.

Mục đích là giáo dục con người

Người làm nghề không chỉ mang mục đích để gắn bó là làm kinh tế mà phải có mục đích rõ ràng hơn đó là giáo dục con người, sự giáo dục đó là vì xã hội, sự tiến bộ của đất nước đó là một trong những phẩm chất cần có của người giáo viên. Mỗi con người đều là một phần của đất nước, làm nên hình hài, sức sống của một đất nước, giáo dục có tốt, nhân lực giáo dục, đặc biệt là những người thầy, người cô có tốt thì việc đào tạo con người mới đảm bảo chất lượng. Giáo dục con người để phát triển đất nước, cái cốt của phát triển đất nước chính là giáo dục.

Cần nâng chuẩn năng lực theo xu hướng

Nghề giáo cũng cần có sự nâng chuẩn năng lực theo xu hướng của sự phát triển xã hội, của giáo dục toàn cầu. Nghề giáo viên truyền bá trí thức, truyền dạy đạo đức, truyền dạy các phương pháp làm nghề….đó là giúp đỡ người khác, tạo công ăn việc làm cho người khác, góp phần đảm bảo tương lai cho người khác. Ý nghĩa rất rõ ràng và lớn lao, một công việc gắn bó với lợi ích xã hội một cách vô cùng thiết thực và tích cực.

Phẩm chất và năng lực của giáo viên thpt, thcs, tiểu học là không ngừng học tập

Xã hội ngày càng phát triển, những người giáo viên thpt, thcs, tiểu học cũng cần học tập không ngừng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, những sự phát triển của công nghệ hiện đại cho giáo dục các giáo viên cũng cần có sự cập nhật để đáp ứng yêu cầu của thời đại, để giáo dục không bị thụt lùi. Thường xuyên tìm tòi, chỉnh lý những bài giảng, phương pháp để giảng dạy hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở lý thuyết trong sách vở mà cần lựa tính ứng dụng sao cho sát, cho gần gũi và thiết thực với thực tế. Người thầy luôn coi chất lượng giáo dục là trên hết, luôn có sự học hỏi, sáng tạo, không ngừng nâng cao bản thân trong môi trường giáo dục thời đại số.

Cái tâm của người thầy đối với nghề giáo quan trọng vô cùng. Là một người giáo viên nhất thiết là phải biết yêu trẻ, sẵn sàng lắng nghe trẻ, quan tâm trẻ kịp thời và phải biết những phẩm chất cần có của người giáo viên là gì. Mỗi độ tuổi có phần tính cách khác nhau, thầy cô nên biết quan tâm trẻ những khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ. Sứ mệnh "trồng người" hết sức thiêng liêng, cao quí nhưng cũng hết sức nặng nề được đặt lên vai người thầy, đáng quý, đáng trân trọng vô cùng.

CTV Myteacher

    Đến tuổi đi học, thầy cô mà học sinh gắn bó trước nhất và nhiều nhất là GVCN- người trực tiếp chỉ đạo lớp và là người có  nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh của lớp trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường. Vậy liệu GVCN có là người khiến học  sinh yêu quý và ngưỡng mộ nhất?

      Câu trả lời là: có thể hoặc không! Bởi vì, khi đến tuổi đi học, ngay từ khi học mầm non, cũng là lúc trẻ đã có nhận thức khá  rõ về yêu ghét, tốt xấu.

      Vậy nên, giáo viên nói chung và đặc biệt là GVCN sẽ được học sinh yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ, thậm chí là “thần  tượng” nếu hội tụ đủ 6 yếu tố trên.

Phẩm chất của người giáo viên tiểu học


    1. Tại sao người GVCN cần có phẩm chất, tình cảm của một người mẹ?

 - “Mẹ thì hiền”, “mẹ cũng có thể nghiêm khắc nhưng bao giờ cũng yêu quý con, hiểu con và chia sẻ với con những điều con  vướng mắc”, “mẹ luôn là chỗ dựa tin cậy mỗi khi con vấp ngã hoặc sai lầm”…

 - Thời gian học sinh ở trường có thể bằng, thậm chí nhiều hơn ở nhà, con người nói chung và học sinh cũng vậy, luôn khao  khát được yêu thương, được vỗ về, an ủi. Vậy nên, nếu người GVCN nào dành cho học sinh thái độ, tình cảm như của mẹ  dành cho con, hiệu quả công tác chủ nhiệm sẽ lớn hơn rất nhiều so với GVCN lạnh lùng, thờ ơ không gần gũi yêu thương học  sinh.

    2. Tại sao GVCN cần phải “là người bạn” của học sinh?

  - Nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm, trao đổi phương pháp học tập…của học trò là rất lớn. Có những điều các em không nói  với  mẹ, không nói với thầy cô mà chỉ tâm sự với bạn.

  - Bởi vậy, nếu GVCN tạo được niềm tin tưởng, sự thân thiện gần gũi với học sinh, các em sẵn sàng tâm sự, kể cả những điều  sâu kín nhất của lứa tuổi. Khi đó, GVCN có cơ hội hiểu các em hơn, tư vấn và gỡ rối cho các em những băn khoăn của tuổi  mới lớn, những mâu thuẫn của quan hệ học trò, thậm chí cả những khúc mắc trong gia đình…Khi “là người bạn” của các em,  không hề làm giảm vị thế của GVCN mà trái lại, uy tín của người GVCN tăng lên đồng thời tạo lập một môi trường, một không  khí gần gũi, thân thiện đoàn kết trong lớp.

    3. Tại sao GVCN cần có phải có năng lực của  một “luật sư” và “thẩm phán”?

 - Một lớp học từ 30-40 học sinh với sự đa dạng về tính cách, với sự phức tạp của tâm lý lứa tuổi không thể tránh khỏi những  mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp và các phát sinh các tình huống giáo dục

 - Vì vậy, người GVCN phải là một nhà tâm lý, biết kìm chế căng thẳng và quản lý cảm xúc bản thân, hiểu quy luật phát triển  tâm lý và các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh để từ đó xây dựng Kế hoạch công tác chủ nhiệm cho phù hợp và  hiệu quả.

 - GVCN phải là một “luật sư”, một nhà quản lý, một vị“ thẩm phán” giỏi để bào chữa và giải quyết một cách thuyết phục, thỏa    đáng những mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp.

   4. Yếu tố “nhà khoa học” giúp gì trong công tác của người GVCN?

 - Một GVCN thành công trong công tác chủ nhiệm là: lớp chủ nhiệm có nề nếp tốt, có chất lượng học tập tốt, nhiều học sinh  đạt được thành tích cao trong học tập.

 - Muốn vậy, ngoài những phẩm chất trên, người GVCN cũng cần phải là một giáo viên dạy giỏi và luôn luôn biết khích lệ, biết  thắp sáng “ngọn nến” say mê trong lòng người học.

   5. Là “người mẹ giàu lòng yêu thương”; là “người bạn chân thành, vị tha”; là “luật sư am hiểu luật”; là “vị thẩm phán công  bằng nghiêm minh”; là “nhà khoa học với vốn tri thức phong phú”…người GVCN có đủ các yếu tố đó, chính là “Tấm gương    sáng” cho học sinh.

      Trong thực tiễn giáo dục nói chung và trong công tác chủ nhiệm nói riêng không có phương pháp giáo dục nào hiệu quả và   thuyết phục bằng… bản thân nhà giáo dục!

      Các phẩm chất trên song hành với 2 yếu tố cơ bản của người GVCN, đó là: cái Tâm và cái Tài. Khi hội tụ đủ các phẩm chất  và yếu tố đó thể hiện thông qua các nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm, bản thân người GVCN lớp tự tỏa sáng và học  sinh sẽ noi theo.