Phần biết sự khác nhau giữa lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức

• Có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên• Trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn1.9 Lựa chọn đối nghịch và tác động của nó đến cấu trúc tài chính1.4.3 Khái niệm Lựa chọn đối nghịchLựa chọn đối nghịch là hệ quả của vấn đề thông tin bất cân xứng xuất, hiện trướckhi giao dịch được thực hiện.Theo lý thuyết “quả chanh” của Arkelof, do thông tin bất cân xứng nên người muaxe cũ không biết chắc được chất lượng xe cũ cũng như giá trị của chiếc xe, nên đểgiảm thiểu rủi ro người mua thường chọn những chiếc xe có giá trung bình hoặcthấp; trong khi đó người chủ của những chiếc xe có chất lượng kém lại nắm rõthông tin về chất lượng xe và biết được quy luật thông tin bất cân xứng nênthường đưa ra mức giá mà người mua có thể chấp nhận được và giao dịch thànhcông.Trong khi người chủ của những chiếc xe có chất lượng tốt thường ra giá cao hơnnên giao dịch mua bán xe của họ khó thành công.1.4.4 Tác động của Lựa chọn đối nghịch đến thị trường tài chính1.4.4.1Trong giao dịch chứng khoánGiả sử bạn là nhà đầu tư đang muốn mua cổ phiếu thường, nhưng lại không thểphân biệt đuợc đâu là công ty tốt và đâu là công ty xấu. Trong truờng hợp này,bạn chỉ muốn trả một giá phản ánh chất luợng trung bình của những công typhát hành ra chứng khoán-một giá nằm giữa giá trị chứng khoán của nhữngcông ty tốt và tồi. Như vậy sẽ xảy ra một kết luận tương tự như thị trường xecũ nêu trên, do người chủ sở hữu có đuợc thông tin tốt và biết đuợc công tymình làm ăn tốt nên không sẵn lòng bán cổ phiếu của mình tại mức giá trungbình của thị trường như bạn mong muốn. Và cuối cùng chỉ những công ty xấulà luôn mong muốn bán đuợc cổ phiếu của mình vì họ biết rằng cổ phiếu củahọ đang được đánh giá cao. Chúng ta sẽ có xu huớng không muốn đầu tưchứng khoán nữa vì không ai muốn giữ cổ phiếu của công ty tồi. Chính vì lẽ đómà thị truờng chứng khoán hoạt động không hiệu quả.Phân tích tương tự trong truờng hợp bạn muốn đầu tư vào trái phiếu công ty.Bạn chỉ mua trái phiếu khi lãi suất đủ cao để bù đắp đuợc mức rủi ro vỡ nợtrung bình của các công ty phát hành trái phiếu. Công ty làm ăn tốt nhận rarằng họ phải trả mức lãi suất cao hơn so với uy tín và chất luợng của mình, dođó họ sẽ không phát hành trái phiếu nữa. Nguợc lại, các công ty làm ăn kém29 sẵn sàng phát hành trái phiếu, nhưng những nhà đầu tư lại không sẵn sangmuốn mua. Kết quả là có rất ít trái phiếu đuợc phát hành. Làm giảm nguồn tàitrợ cho các doanh nghiệp.Kết quả phân tích trên cũng là câu trả lời cho: Tại sao chứng khoán không phảilà nguồn tài trợ chính cho các công ty, và tại sao cổ phiếu không phải là nguồntài trợ quan trọng nhất cho các công ty. Như vậy sự tồn tại của thị truờng quảchanh đã ngăn cản thị truờng chứng khoán [trái phiếu và cổ phiếu] trờ thànhkênh hiệu quả luân chuyển vốn từ những người tiết kiệm đến nguời vay.1.4.4.2Trong lĩnh vực ngân hàngLựa chọn đối nghịch xảy khi các ngân hàng đã chọn sai đối tượng cho vay củamình vì không nắm được đầy đủ thông tin về đối tượng khiến dễ cho các mónvay dễ được thực hiện cho những trường hợp rủi ro không trả được nợ, nhữngngân hàng có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp cóthể trả được nợ. Nếu ngân hàng biết rõ về những người đi vay, tức là thông tinkhông phải là không cân xứng thì ngân hàng sẽ không khó khăn gì trong việccho người này hay người kia vay. Do sự lựa chọn đối nghịch, ngân hàng có thểrút lại quyết định cho vay tuy rằng đó có thể là một khoản đầu tư có giá trị.Hoặc để bù đắp rủi ro, ngân hàng có thể tăng lãi suất vay. Nhưng việc nàyphần nào tự gây tác hại vì nhiều người đi vay đáng tin cậy có thể quyết địnhkhông vay nữa và chỉ còn lại những người kém tin cậy hơn.Xét trên bình diện toàn xã hội, cả người bán lẫn người mua đều không đượclợi; phúc lợi xã hội bị giảm. Đây là một minh chứng của việc cơ chế thị trườngkhông phải lúc nào cũng tối đa hóa phúc lợi. Nói cách khác, đây là một thất bạithị trường.1.4.5 Các giải pháp hạn chế Lựa chọn đối nghịch1.4.5.1Sản xuất và bán thông tinNhà đầu tư phải mua thông tin từ các công ty chuyên thu thập, phân tích và bánthông tin trước khi thực hiện một giao dịch tài chính [ở Mỹ có những công tynhư Standard and Poor, Moody và Value Line,…]Trên thị truờng có những công ty chuyên thu thập,phân tích và bán thông tin đểnguời mua có thể hiểu rõ hơn cá thông tin cần thiết về món hàng mà họ muốnmua, như vậy chắc chắn rằng họ sẽ sẵn lòng trả một mức giá xứng với giá tricủa hàng hoá đó. Tuy nhiên việc làm này cũng không phát huy hiệu quả do ảnhhưởng của hiệu ứng đám đông nên sẽ có nhiều người cùng thực hiện giao dịchtheo hiệu ứng đám đông mà không phải mất tiền mua thông tin; các nhà kinh tế30 gọi vấn đề này là “hiện tượng người đi xe không mất tiền mua vé”. Một khi cóquá nhiều người đi xe nhưng chỉ một vài nguời trả tiền vé thì nguời trả tiền vécũng sẽ nhận thấy rằng anh ta không nhất thiết phải trả tiền vé nhưng vẫn cóthể đuợc đi xe?! “Tình trạng người đi xe không mất tiền mua vé” dẫn đến việccác công ty và cá nhân cung cấp thông tin không còn đủ khả năng bán lượngthông tin để xứng với chi phí thu nhập mà sản xuất ra nó.1.4.5.2Can thiệp của Chính phủNhằm khắc phục thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính, Chính phủthành lập cơ quan quản lý [như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàngTrung Ương,...] và ban hành các quy định, Luật buộc các công ty cung cấpthông tin thật về bản thân và tình hình tài chính của mình chẳng hạn như doanhsố, tài sản hay thu nhập lợi tức của họ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có tìnhhình tài chính không tốt có những cách riêng để trình bày những thông tin đểbiến họ thành những doanh nghiệp tốt và trên thực tế thì chúng ta cũng khôngthể nào hoàn toàn dựa vào những con số nêu trên để đánh giá chất luợng củamột công ty và khả năng sinh lợi của chưng khoán công ty đó.1.4.5.3Hoạt động của các trung gian tài chínhCác trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nênhọ được trang bị đầy đủ hơn những nhà đầu tư đơn lẻ cả về kiến thức lẫn kinhnghiệm. Nhờ đó họ có thể thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hơn, giúp đánhgiá được chính xác mức độ rủi ro của việc đầu tư, qua đó giảm thiểu được nguycơ lựa chọn đối nghịch.Các trung gian tài chính còn khắc phục được tình trạng “người ăn theo”, do họchủ yếu cung cấp vốn thông qua các khoản cho vay trực tiếp chứ không thôngqua việc mua chứng khoán. Các khoản cho vay trực tiếp này không được muabán trên thị trường nên những nhà đầu tư khác không thể lợi dụng được.Các trung gian tài chính là những chuyên gia am hiểu về thị trường tài chính,đồng thời họ bảo đảm bằng cam kết hoặc một sự bảo đảm bằng danh tiếng, sựuy tín của họ.Giao dịch thông qua các trung gian cũng được Arkelof sử dụng để giải quyếtvấn đề thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch trong thị trường xe cũbằng việc khuyên người mua không nên mua trực tiếp từ người bán mà nênmua từ các trung gian có uy tín, có thâm niên, có kinh nghiệm trong thị trườngxe cũ; đồng thời các trung gian này phải cam kết về chất lượng xe, và có chếđộ bảo hành lâu dài.31 Một trung gian tài chính, như một ngân hàng, trở nên một chuyên gia trongviệc tạo ra thông tin về các công ty, do đó họ có thể phân loại các trường hợpđầu tư tốt và các trường hợp đầu tư tồi. Khi đó họ có thể thu vốn từ nhữngngười gửi tiền và cho các công ty làm ăn tốt vay. Một ngân hàng có khả năngthực hiện hầu hết các món vay với những công ty làm ăn tốt, nên ngân hàngnày có thể thu lợi nhuận cao hơn do những món vay này so với lãi mà họ thanhtoán cho những người gửi tiền.Một thành phần quan trọng nằm trong năng lực thu lợi của một ngân hàng từthông tin họ tạo ra là ở chỗ họ tránh được vấn đề người đi xe không tốn tiền,trước hết bằng việc thực hiện các món cho vay riêng hơn là việc mua cácchứng khoán trong một thị trường tự do. Bởi một món cho vay riêng rẽ khôngthể mua bán được, những nhà đầu tư khác không thể dõi theo được ngân hàngđang làm gì và không thể đặt giá cạnh tranh món cho vay này khiến cho ngânhàng đó không nhận được khoản bù đắp cho thông tin mà ngân hàng đã tạo ra.Vai trò của ngân hàng như một trung gian nắm giữ hầu hết các món cho vaykhông thể đem ra mua bán được là chìa khóa thành công của ngân hàng trongviệc giảm vấn đề thông tin không cân xứng trên các thị trường tài chính.Trung gian tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng do họ nắm giữ mộttỷ lệ lớn các các món cho vay không thể đem ra mua bán được sẽ đóng một vaitrò lớn hơn trong việc chuyển vốn tới các công ty so với các thị trường chứngkhoán. Điều này giải thích vì sao tài chính gián tiếp quan trọng nhiều hơn đếnnhư vậy so với tài chính trực tiếp và vì sao các ngân hàng là nguồn bên ngoàiquan trọng nhất để tài trợ cho kinh doanh.Phân tích của chúng ta về lựa chọn đối nghịch cũng giải thích những công tynào trong số các công ty có nhiều khả năng vay được vốn từ các ngân hàng vàcác trung tâm tài chính khác hơn là vay các thị trường chứng khoán. Một côngty càng được hiểu rõ thì càng có nhiều thông tin về các hoạt động nó đưa ra ởchỗ giao dịch. Như vậy tạo dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư đánh giá chấtlượng của công ty này và xác định xem nó là một công ty tốt hay tồi. Do cácnhà đầu tư có ít băn khoăn hơn về lựa chọn đối nghịch đối với những công tyđã được biết rõ, họ sẽ sẵn sàng đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán của cáccông ty đó. Như thế, ta có giải thích cho vấn đề: Một công ty càng lớn, cànggià dặn, các nhà đầu tư càng có nhiều thông tin về nó, càng có nhiều khả nănghơn để công ty này có thể thu vốn ở các thị trường chứng khoán.1.4.5.4Vật thế chấp và giá trị tài sản ròng32 Vật thế chấpVật thế chấp là vật sở hữu được cam kết trả cho người cho vay khi vỡ nợ, giúpgiảm được hậu quả của lựa chọn đối nghịch vì nó giảm được tổn thất của ngườicho vay trong trường hợp có vỡ nợ. Nếu một người vay được vỡ nợ đối vớimột món vay, người cho vay có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được đểbù lại tổn thất ở món cho vay đó. Ví dụ nếu bạn thất bại, không thanh toánđược món vay thế chấp, người cho bạn vay có thể bán sở hữu ngôi nhà bạn,bán công khai nó đi. Và dùng tiền thu được để thanh toán dứt điểm món vayđó. Các người cho vay như vậy dễ chấp nhận việc cho vay có vật thế chấp, vàcác người vay sẵn sàng cung cấp vật thế chấp vì việc giảm rủi ro cho người chovay khiến họ dễ vay được tiền nhanh chóng và còn có thể với một lãi vay nhẹhơn. Sự có mặt của lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tín dụng giải thíchvì sao vật thế chấp là một đặc điểm nổi bật của những hợp đồng nợ.Giá trị tài sản ròngGiá trị tài sản ròng, hay còn gọi là vốn cổ phần, là hiệu giữa tài sản có của mộtcông ty [gồm những tài sản nó sở hữu hoặc bị nợ] và tài sản nợ của nó[ tài sảnmà nó nợ].; Giá trị tài sản ròng có thể thực hiện một vai trò tương tự như vậtthế chấp. Nếu một công ty có một giá trị tài sản ròng cao, thì ngay cả nếu côngty thực hiện những cuộc đầu tư khiến công ty bị lỗ vốn và dẫn đến việc vỡ nợcủa công ty đó, lúc đó người cho công ty này vay đều có thể sở hữu giá trị tàisản ròng của công ty, bán nó đi và dùng tiền thu được để bồi thường một sốtrong những tổn thất do món vay này gây ra. Ngoài ra, một công ty càng cónhiều giá trị tài sản ròng hàng đầu, nó càng có ít khả năng vỡ nợ bởi vì công tynày có một dự trữ tài sản có thể dùng để thanh toán xong các món nợ củamình.Do đó, nếu những công ty đang đi tìm vay tiền mà có giá trị tài sản ròng cao,thì việc chọn lựa đối nghịch sẽ ít quan trọng, và những người cho vay sẽ sẵnlòng cho vay. Sự phân tích này minh họa cho câu “chỉ những người không cầntiền mới có thể vay tiền”.1.10 Rủi ro đạo đức và tác động của nó đến cấu trúc tài chính1.4.6 Khái niệm Rủi ro đạo đứcRủi ro đạo đức là tình huống thông tin bất cân xứng, xuất hiện sau khi giao dịchđược thực hiện.1.4.6.1 Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ33 Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ là việc người vay sử dụng vốn vay vàomục đích khác với mục đích đã thoả thuận ban đầu với người cho vay.Hợp đồng nợ chỉ yêu cầu người vay phải hoàn trả một số tiền gốc và lãi cốđịnh và người vay được hưởng toàn bộ lợi nhuận còn lại nên người vay phátsinh động cơ mạo hiểm trong đầu tư, tức là người vay muốn thực hiện nhữngdự án đầu tư mang lại lợi nhuận nhiều nhất, cũng đồng nghĩa với việc chấpnhận những dự án có độ rủi ro cao; điều này ngược lại với ý muốn của ngườicho vay là chỉ chấp nhận những dự án có độ rủi ro thấp.Rủi ro đạo đức xảy ra có thể làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn của ngườicho vay nếu dự án đầu tư bị thất bại; hoặc nếu thành công thì người cho vaycũng không được hưởng lợi gì thêm ngoài số vốn gốc của mình và tiền lãitương ứng với mức lãi suất đã thoả thuận ban đầu.Nếu người cho vay phát hiện ra người vay sử dụng vốn không đúng mục đíchnhư thoả thuận, đồng thời biết được dự án mà người vay muốn thực hiện cóđộ rủi ro cao thì người vay sẽ rút vốn lại và không cho vay nữa.1.4.6.2Rủi ro đạo đức trong thị trường VốnTrên thị trường vốn xảy ra mối quan hệ giữa người quản lý [sở hữu một phầnnhỏ vốn cổ phần của doanh nghiệp] và chủ sở hữu [sở hữu phần lớn vốn cổphần của doanh nghiệp].Rủi ro đạo đức trong thị trường vốn xảy ra khi có sự tách biệt giữa quyền quảnlý [của người quản lý] và quyền sở hữu [của các cổ đông góp vốn]. Ngườiquản lý có những hành động vì lợi ích cá nhân hơn là vì lợi ích của các cổđông.Đặc điểm của rủi ro đạo đức trong thị trường vốn:• Người quản lý vốn không nổ lực để hoàn thành tốt vai trò của mình;• Người quản lý vốn không trung thực về lợi nhuận sinh ra từ vốn;• Người quản lý vốn dùng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn phục vụ cho mụcđích cá nhân;Rủi ro đạo đức xảy ra do mâu thuẫn về lợi ích giữa người quản lý và các cổđông. Người quản lý ít có động cơ làm tối đa hoá lợi nhuận như các cổ đôngmong muốn.34 Rủi ro đạo đức xảy ra do các cổ đông không có đầy đủ và chính xác thông tinvề những gì người quản lý làm để có thể ngăn ngừa, hạn chế những hành vi saitrái của người quản lý. Nghĩa là rủi ro đạo đức xảy ra do tồn tại thông tin bấtcân xứng.1.4.7 Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính1.4.7.1Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn cổ phần: vấn đề ngườiủy thác – người đại diệnVấn đề ông chủ và người đại diện [Principal - Agent Problem ] hay còn gọi làvấn đề người ủy thác và người nhận ủy thác là một ví dụ điển hình của rủi rođạo đức.Người quản lý [hay còn gọi là người đại diện] là người chỉ sở hữu một phầnnhỏ trong vốn cổ phần của một công ty, ngược lại các ông chủ lại là người sởhữu phần lớn vốn cổ phần.Do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đềlà người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so vớilợi ích của người sở hữu.Sự tách rời quyền sở hữu khỏi việc điều hành tạo ra tình huống khiến giám đốchành xử vì lợi riêng của mình hơn là vì lợi ích cổ đông.Điều này làm phát sinh những mâu thuẩn lợi ích giữa chủ sở hữu và giám đốcđiều hành công ty. Để khắc phục những mâu thuẩn này chủ công ty nên xemgiám đốc như là người đại diện cho cổ đông và cần có sự khích lệ sao cho giámđốc nỗ lực điều hành công ty tốt hơn vì lợi ích của cổ đông cũng chính là lợiích của giám đốc.Bên cạnh việc tạo ra cơ chế giám sát và kiểm soát cần có chế độ khuyến khíchđể giám đốc hành xử vì lợi ích của cổ đông. Chế độ khuyến khích bao gồm tiềnlương và tiền thưởng thoả đáng, thưởng bằng quyền chọn mua cổ phiếu côngty, và những lợi ích khác mà giám đốc có thể thừa hưởng nếu hành xử vì lợiích của cổ đông.1.4.7.2Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính trong thị trường nợRủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thôngtin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hànhđộng theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại chobên kém ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu35 thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là mộtdạng rủi ro.Rủi ro đạo đức trong các hoạt động giao dịch vay nợ là khá phổ biến. Nó đặt racâu hỏi “kiểm soát” đối với các Tổ chức tài chính trong việc giám sát việc sửdụng “đồng vốn” của khách hàng. Do hợp đồng nợ chỉ yêu cầu người vay phảihoàn trả một số tiền gốc và lãi cố định và người vay được hưởng toàn bộ lợinhuận còn lại nên người vay phát sinh động cơ mạo hiểm trong đầu tư, tức làngười vay muốn thực hiện những dự án đầu tư mang lại lợi nhuận nhiều nhất,cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận những dự án có độ rủi ro cao; điều nàyngược lại với ý muốn của người cho vay là chỉ chấp nhận những dự án có độrủi ro thấp. Rủi ro đạo đức xảy ra có thể làm mất một phần hoặc toàn bộ vốncủa người cho vay nếu dự án đầu tư bị thất bại; hoặc nếu thành công thì ngườicho vay cũng không được hưởng lợi gì thêm ngoài số vốn gốc của mình và tiềnlãi tương ứng với mức lãi suất đã thoả thuận ban đầu. Nếu người cho vay pháthiện ra người vay sử dụng vốn không đúng mục đích như thoả thuận, đồng thờibiết được dự án mà người vay muốn thực hiện có độ rủi ro cao thì người vay sẽrút vốn lại và không cho vay nữa.Việc thiếu giám sát tài chính có thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở bên cho vay,đó là việc họ cho vay mạo hiểm quá mức. Do việc không giám sát được đầy đủngười đi vay sẽ kích thích người này dùng khoản vay một cách mạo hiểm, saimục đích. Trường hợp chủ thể kinh tế được chính phủ ủy thác thực hiện nhiệmvụ chi ngân sách, việc thiếu thông tin sẽ dẫn tới giám sát không đầy đủ, do đócác chủ thể này có thể sẽ chi sai, làm lãng phí ngân sách nhà nước.Tóm lại, người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích sử dụng những khoản vaytrong khi người cho vay [Ngân hàng, các tổ chức tài chính, hoặc cá nhân thìkhông]. Trong các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay dự án, các Ngân hàngthường ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có tài sản thế chấp. Tuy nhiên,để đẩy nhanh con số tín dụng, bước đầu nhiều Ngân hàng đã “dấn thân” vàolĩnh vực cho vay tín chấp. Khi này rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng thường sẽtăng lên khi Ngân hàng khó bao quát, thẩm định việc sử dụng đồng vốn củakhách hàng.Ví dụ: Ông A vay tiền của Ngân hàng B. Trong hợp đồng vay mượn có ghi rõông dùng khoản vay này để mở rộng nhà hàng của mình. Tuy nhiên, ông A đãmang số tiền đó đổ vào Chứng khoán. Nếu thị trường Chứng khoán lên giá, dĩnhiên ông ta sẽ có lời và dư sức thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng B.36 Nhưng thử tưởng tượng nếu như TTCK “rớt giá” thê thảm, khoản đầu tư củaông ta “bốc hơi” tới hơn 2/3. Khi này chắc chắn ông A sẽ rơi vào tình trạng“khó hoàn trả” nghĩa vụ nợ. Lúc này Ngân hàng gặp phải một rủi ro trong việcthu hồi khoản cho vay.1.4.8 Các giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức1.4.8.1Các công cụ giải quyết vấn đề Người ủy thác – Người đại diệnGiám sát thông tinTa thấy rằng vấn đề người chủ- người đại diện nảy sinh bởi vì những người đạidiện có nhiều thông tin về hoạt động của họ và lợi nhuận cụ thể hơn so với cáccổ đông có được.Một phương pháp để các cổ đông tham gia vào việc giảm thiểu rủi ro đạo đứclà sản xuất, theo dõi sát hoạt động của công ty, thường xuyên kiểm toán vàkiểm tra hoạt động của quản lý. Tuy nhiên, việc giám sát này có thể rất tốnkém, do đó nó chỉ giải quyết một phần nào đó bởi vì sự hiện diện của vấn đềngười đi xe không trả tiền. Chẳng hạn, một cổ đông của công ty khi biết đượcngười quản lý bị giám sát chặt chẽ bởi các cổ đông khác, ông ta sẽ dành ít thờigian và tiền bạc hơn để làm việc đó, cuối cùng sẽ dẫn đến việc giám sát sẽ trởnên thiếu hiệu quả vì không ai thực hiện việc đó cả.Can thiệp của Chính phủĐiều hành của chính phủ bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp chongười sở hữu có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nhànước đưa ra điều luật trừng phạt nặng những người lừa đảo hay có hành độnggiấu giếm và trộm cắp lợi nhuận.Tuy nhiên, người quản lý có thể sử dụng các biện pháp gian lận và phát hiệncác gian lận này không phải là dễ dàng. Điển hình nhất là vụ bê bối kế toán dẫnđến sự phá sản của tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ.Nắm quyền kiểm soátĐể giải quyết vấn đề ông chủ và người đại diện, người chủ hay cổ đông lớn củacông ty có thể thự hiện việc đào thải ban quản trị tồi, tuy nhiên việc đó vô cùngkhó khăn. Cổ đông đó phải tồn thời gian, công sức và tiền bạc để xét xem banquản trị có thực sự làm việc tắc trách hay không. Ngoài ra, cơ chế pháp luậtkhiến cho việc sa thải một người quản lý xấu là rất phức tạp và tốn nhiều thờigian. Vì thế, việc nắm lại toàn quyền kiểm soát công ty bằng cách mua lại các37 hợp đồng cổ phần [ equity contracts ] để bố trí một đội ngũ ban quan trị mới làmột giải pháp tốt cho vấn đề ông chủ và người đại diện.Tăng lợi nhuận cho người đại diệnThay vì là một người ngoài cuộc thực hiện việc nắm quyền kiểm soát công ty,việc một thành viên trong ban quản trị là người thực hiện việc mua bán đó vàkết quả là người đại diện lại sở hữu phần lớn công ty. Khi đó người ta gọi đâylà việc mua cổ phần kiểu đòn bẩy. Khi đó vấn đề ông chủ và người đại diện sẽđược giảm thiểu.1.4.8.2Các giải pháp giải quyết ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong các hợp đồngnợRủi ro đạo đức là một lĩnh vực lớn, nó xuất phát từ những hành vi vụ lợi bêntrong của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Để ngăn chặn nguy cơ xảy ra tổnthất đối với các tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính thì việc cung cấpminh bạch các thông tin và khả năng kiểm soát hành vi của các cá nhân sẽphần nào hạn chế bớt rủi ro đạo đức.Người cho vay chọn những người người vay vốn chủ sở hữu và có giá trịtài sản ròng lớn [hiệu số giữa tài sản và nợ]Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tài sản của mộtdoanh nghiệp và các khoản nợ của nó. Nếu doanh nghiệp có giá trị tài sản ròngcao, thì ngay cả khi thất bại trong kinh doanh, không có khả năng trả nợ thìngười cho vay có thể nắm các tài sản ròng để thu lại tiền. Hơn nữa, giá trị tàisản ròng của một doanh nghiệp càng cao thì càng ít có khả năng vỡ nợ bởi vìdoanh nghiệp có nhiều tài sản dự trữ để trả nợ vay của mình. Bởi vậy, khi cácdoanh nghiệp có giá trị tài sản ròng cao muốn vay tiền, người cho vay sẽ thấyđược nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức ít hơn và họ sẽ sẵn sàng hơn trong việc chovay.Ngoài ra, vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản ròng có thể thực hiện vai trò là tàisản thế chấp. Rủi ro đạo đức có thể được hạn chế nếu người đi vay có tài sảnthế chấp, khi rủi ro xảy ra, người đi vay bị vỡ nợ và không hoàn trả được tiềnvay thì người cho vay có quyền phát mại tài sản thế chấp và sử dụng số tiền thuđược để bù lại tổn thất nên hậu quả rủi ro sẽ được giảm bớt. Bởi vậy tài sản thếchấp trở nên rất quan trọng trong các hợp đồng vay nợ, người cho vay có thểsẵn sàng hơn nếu người đi vay có vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản ròng lớn.Với vốn chủ sở hữu lớn hoặc giá trị tài sản ròng lớn người vay sẽ cân nhắc đầutư chắc chắn hơn để không bị mất mát quá nhiều, nên hạn chế được rủi ro đạo38 đức của người vay. Như vậy, vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản ròng của ngườivay càng cao thì vấn đề rủi ro đạo đức càng nhỏ và ngược lại.Thực hiện giám sát và buộc người vay tuân theo những quy định tronghợp đồng tín dụngCác hợp đồng tín dụng giữa các bên giao dịch nhất thiết phải có những quyđịnh, cam kết trừng phạt mà bên kém ưu thế thông tin đưa vào. Bên kém ưu thếthông tin hy vọng bên có ưu thế thông tin sẽ cân nhắc nguy cơ bị trừng phạt đểrồi thấy lợi ích của việc mình thay đổi hành vi không bằng cái giá phải bỏ ra,từ đó không nảy sinh động cơ thay đổi hành vi nữa.Có 4 quy định nhằm hạn chế rủi ro đạo đức xảy ra:o Nêu cụ thể mục đích vay vốn được phép thực hiện và không được thựchiện trong hợp đồng tín dụngo Buộc người vay mua bảo hiểm cho khoản vay.o Buộc người vay mua bảo hiểm cho những tài sản dùng làm tài sản thếchấp, cầm cố,...o Song song với việc theo dõi, giám sát người vay sử dụng vốn vay đúngmục đích; người vay còn phải cung cấp thông tin về hoạt động kinhdoanh và các báo cáo tình hình tài chính theo định kỳ [quý/năm].Giao dịch nên được thực hiện thông qua các Trung gian tài chínhĐể thực hiện hiệu các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đạo đức nêu trên, tốt nhấtnên thực hiện thông qua các trung gian tài chính [đặc biệt là các ngân hàng],nhờ vào khả năng giám sát và cưỡng chế thi hành của các trung gian tài chính.Lúc này, người cho vay đóng vai trò là người gửi tiền, là nhà đầu tư tài chính,còn người cho vay thực sự là các trung gian tài chính [là các ngân hàng].Thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng, trung gian tài chính có được lợi ích từ hoạtđộng giám sát và hối thúc của mình, làm giảm thiểu được rủi ro đạo đức vốn cótrong các hợp đồng nợ. Như vậy, tài chính gián tiếp có vai trò quan trọng hơntài chính trực tiếp và tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng nhất đối vớidoanh nghiệp.Cung cấp các kênh thông tin, hạn chế thông tin phi đối xứngMột giải pháp nữa là cần thành lập ra cơ quan để thu thập, đánh giá sự minhbạch về mặt tài chính đối với các chủ thể tham gia, tạo ra các thông tin giúpphân biệt giữa doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và doanh nghiệp làm ăn yếu kém.Khi thông tin tài chính được xây dựng, dĩ nhiên các quyết định cho vay, gópvốn sẽ sáng suốt hơn.39

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề