Phân bón sinh học là gì

Phân bón hóa học mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp cây tăng năng suất. Thế nhưng, bên cạnh lợi ích thì nó cũng gây ra những ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nông nghiệp. Điều này đã thôi thúc các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm phân bón sinh học. Vậy cụ thể phân bón hữu cơ sinh học là gì? Chúng có ưu điểm và phân loại như thế nào? Hãy cùng My Garden tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 1. Phân bón sinh học là gì?
  • 2. Những ưu điểm vượt trội của phân bón sinh học
    • 2.1. Giúp cây trồng phát triển ổn định
    • 2.2. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
    • 2.3. Phân bón sinh học nâng cao chất lượng nông sản
    • 2.4. Cải tạo đất trồng hiệu quả
    • 2.5. Hạn chế tối đa hiện tượng rửa trôi và xói mòn đất
    • 2.6. Bón phân sinh học giúp tiết kiệm nước tưới
    • 2.7. Phân bón hữu cơ sinh học thân thiện với môi trường
  • 3. Phân bón sinh học gồm có những loại nào?
    • 3.1. Phân bón sinh học cố định đạm
    • 3.2. Phân bón sinh học phân giải lân
    • 3.3. Phân bón sinh học phân giải chất hữu cơ xen-lu-lô
    • 3.4. Phân bón sinh học phân giải kali và silic
    • 3.5. Phân bón sinh học sản xuất các chất kích thích sinh trưởng
    • 3.6. Phân bón sinh học ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Phân bón sinh học là gì? Bảo vệ môi trường sinh thái là định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Để làm được điều đó, các nhà khoa học khuyến khích nông dân lựa chọn sử dụng phân bón hữu cơ thay thế dần phân bón hóa học. Phân hữu cơ được chia ra thành 4 loại phân bón là: Phân bón hữu cơ truyền thống, phân bón sinh học, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

Trong đó, phân bón sinh học là loại phân bón hữu cơ được làm dựa trên nguồn nguyên liệu hữu cơ, xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp. Bên cạnh đó, có sự tham gia của một hoặc nhiều chủng vi sinh vật. Nhằm mục đích loại bỏ các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng dưỡng chất chứa trong phân bón để cung cấp cho cây trồng.

Phân bón sinh học được làm dựa trên nguồn nguyên liệu hữu cơ, xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp

2. Những ưu điểm vượt trội của phân bón sinh học

Phân bón hữu cơ sinh học mặc dù xuất hiện sau phân hóa học nhưng lại nhanh chóng được người nông dân đón nhận và sử dụng rộng rãi. Bởi nó có nhiều ưu điểm nổi bật và khắc phục được các hạn chế tồn tại của phân bón hóa học. Cụ thể như sau:

2.1. Giúp cây trồng phát triển ổn định

Phân bón sinh học có khả năng giúp cây phát triển ổn định. Vì khi sử dụng phân sinh học bón xuống đất thì chúng sẽ phân hủy thành các chất mùn chứa những loại axit hữu cơ. Từ đó, kích thích quá trình phát triển của rễ cây và giúp phần rễ hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn. Trường hợp, các chất axit hữu cơ này được phun lên lá sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.

Tham khảo thêm: Các thành phần chính của phân bón đa trung vi lượng

2.2. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

Các sản phẩm phân bón sinh học được bày bán trên thị trường hiện nay, đều chứa đầy đủ những thành phần đa lượng cần thiết cho cây trồng như N,P,K. Bên cạnh đó, còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển toàn diện. Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ sinh học phân giải từ từ nên giúp cung cấp thức ăn cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Chưa kể, nhờ có nhiều loại vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế vi sinh vật gây hại.

2.3. Phân bón sinh học nâng cao chất lượng nông sản

Sử dụng phân hữu cơ sinh học là một sự lựa chọn lý tưởng, nếu bạn muốn chất lượng nông sản được nâng cao. Bởi phân sinh học sau khi được chế biến sẽ tiêu diệt được các yếu tố độc hại với sức khỏe con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản; điều mà phân bón hóa học không làm được. Do trong sản phẩm phân hữu sinh học có đủ dưỡng chất để nuôi cây lớn cùng hệ thống vi sinh vật có lợi; giúp người nông dân hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Chất lượng nông sản sẽ được nâng cao khi bạn bón phân sinh học cho cây trồng

2.4. Cải tạo đất trồng hiệu quả

Phân bón hóa học nếu sử dụng một thời gian dài dễ khiến cho đất bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, cằn cỗi. Nhưng phân sinh học thì khác, nó có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, nhất là vùng đất cát, đất bạc màu. Cụ thể, phân bón sinh học tác động đến cấu trúc đất một cách mạnh mẽ, giúp cải thiện tính chất lý hóa, sinh học của đất trở nên tốt hơn. Vì vậy, tăng cường bón phân sinh học thực sự là giải pháp cải tạo đất sản xuất hữu hiệu, đơn giản mà bạn không nên bỏ qua.

2.5. Hạn chế tối đa hiện tượng rửa trôi và xói mòn đất

Các chất hữu cơ sinh học được phân giải kết hợp với những chất khoáng dinh dưỡng sẽ trở thành phức hệ hữu cơ – khoáng. Chúng góp phần quan trọng trong việc hạn chế hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất cũng như chất dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra, những chất mùn có trong phân sinh học còn có khả năng làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, bảo vệ được cấu trúc đất luôn bền vững.

2.6. Bón phân sinh học giúp tiết kiệm nước tưới

Vì sao nói dùng phân bón sinh học lại giúp tiết kiệm tưới tiêu? Khi bạn bón phân sinh học thường xuyên trong một khoảng thời gian dài sẽ giúp cải tạo đất, giữ cho đất trồng luôn tơi xốp, có khả năng giữ nước, giữ ẩm tốt. Đồng nghĩa với việc bạn không cần tưới nước quá thường xuyên, tiết kiệm được một lượng nước đáng kể mà vẫn đảm bảo cây trồng sinh trưởng cân đối. Đặc biệt, khí hậu nắng nóng ngày càng khắc nghiệt, hạn hán xảy ra liên tục như nước ta hiện nay thì vấn đề tiết kiệm nước lại càng cần chú trọng.

2.7. Phân bón hữu cơ sinh học thân thiện với môi trường

Phân bón hữu cơ sinh học có thể phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên. Trong khi các chất có gốc muối sunfat, clo, nitrat,… trong phân bón hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành axit làm đất bị chua; những chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Thì phân bón sinh học lại làm tăng kết cấu của đất, hỗ trợ để đất lọc các chất độc hại rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, bảo vệ môi trường.

Phân bón hữu cơ sinh học có thể phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên, bảo vệ môi trường

3. Phân bón sinh học gồm có những loại nào?

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng, hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón sinh học được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, về cơ bản thì nó sẽ được chia ra thành 6 loại dựa theo thành phần chất dinh dưỡng cũng như công dụng. Vậy đó là những loại phân bón nào?

3.1. Phân bón sinh học cố định đạm

Phân bón sinh học cố định đạm chứa các vi khuẩn hay vi sinh vật có khả năng cố định nitơ từ không khí thành dạng mà cây trồng có thể hấp thụ tốt. Trong phân hữu cơ sinh học cố định đạm thường có 3 dạng vi sinh vật tồn tại như sau:

Bài viết liên quan: Phân bón qua lá và những thông tin cơ bản bạn nên biết

  • Vi sinh vật cố định đạm tự do với khả năng cố định đạm trong đất mà không cần vật chủ như Azotobacter, Clostridium,…
  • Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh cùng cây họ đậu, Anabaena azollae cộng sinh cùng tảo lục,…
  • Vi khuẩn vừa có thể cố định đạm bằng cách cộng sinh, vừa có thể cố định đạm theo cách tự do mà không cần vật chủ hỗ trợ như Azospirillum, Clostridium,…

3.2. Phân bón sinh học phân giải lân

Phân bón hữu cơ sinh học phân giải lân tương tự như phân sinh học cố định đạm, nó cũng chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan. Giúp cây trồng dễ dàng hơn trong việc hấp thụ và nuôi dưỡng.

3.3. Phân bón sinh học phân giải chất hữu cơ xen-lu-lô

Trong phân bón hữu cơ sinh học phân giải chất hữu cơ xen-lu-lô thì các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, phân chuồng ở dạng tươi. Các vi sinh vật thường được sử dụng để đưa vào phân bón là Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…

Phân bón sinh học phân giải chất hữu cơ xen-lu-lô thì các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, phân chuồng ở dạng tươi

3.4. Phân bón sinh học phân giải kali và silic

Phân sinh học phân giải kali và silic là dạng phân bón chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy hợp chất chứa silic, kali. Nhằm mục đích giải phóng kali và silic dưới dạng ion, giúp cây trồng hấp thụ những chất này một cách dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn. Các loại sinh vật sẽ thường được đưa vào trong phân là Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…

3.5. Phân bón sinh học sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Trong phân bón sinh học sản xuất các chất kích thích sinh trưởng thường chứa nhóm vi sinh vật Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…. Bởi những vi sinh vật này có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, tạo môi trường phù hợp để cây hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt. Ngoài ra, chúng còn có thể thay thế thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ cây trồng khỏi mầm bệnh gây hại.

3.6. Phân bón sinh học ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Phân bón sinh học ức chế được sự xuất hiện và phát triển của các vi sinh vật gây bệnh hại cho cây trồng, nhờ vào việc chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, khắc chế, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế vi sinh vật gây bệnh hại. Từ đó, bảo vệ cây trồng trước sự xâm hại của mầm bệnh.

Nói tóm lại, phân bón sinh học là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững với rất nhiều ưu điểm nổi bật mà không nên lựa chọn. Để đảm bảo mua được sản phẩm phân hữu cơ sinh học chính hãng, chất lượng tốt và được tư vấn kỹ càng cách sử dụng đúng kỹ thuật, các bạn hãy liên hệ ngay tới My Garden theo số hotline:  . Chúng tôi luôn mong muốn được đồng hành và mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.

Chủ Đề