Phân loại cách ly người nhiễm nghi nhiễm covid-19

Điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam, việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị; việc phân loại tốt sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội.

Hướng dẫn mới nêu rõ việc phân loại theo 4 nhóm nguy cơ và định hướng xử trí, cách ly, điều trị như sau:

Nguy cơ thấp [màu xanh]: Tuổi từ ≥ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên.

Đối với nhóm này được chăm sóc tại nhà riêng [đủ điều kiện theo quy định]. Trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên… theo dõi, quản lý người nhiễm, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn. Cùng với đó, hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động, theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, cung cấp gói chăm sóc tại nhà [thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm…].

Nguy cơ trung bình [màu vàng]: Từ 50 đến 64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ ≥ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi và chưa tiêm đủ liều vaccine; có dấu hiệu như: Sốt, ho, đau họng, khó thở nhẹ… và SpO2 từ 97% trở lên. Nhóm này điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tầng 1. Nếu cơ sở điều trị tầng 1 của địa phương quá tải thì có thể xem xét điều trị tại cộng đồng.

Theo hướng dẫn, với nhóm nguy cơ trung bình cần theo dõi sát sao, phát hiện sớm dấu hiệu thay đổi cần nhập viện ngay hoặc chuyển tầng cao hơn. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus; điều trị triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau, giảm ho cùng với nâng cao thể trạng, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, hỗ trợ tâm lý, tự theo dõi sức khỏe.

Nguy cơ cao [màu cam]: Tuổi ≥ 65 và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; từ 50 đến 64 tuổi, chưa phát hiện bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai, vừa sinh con ≤ 42 ngày; trẻ em ≤ 3 tháng tuổi; SpO2 từ 94% đến 96%.

Với nhóm nguy cơ cao, sẽ điều trị tại bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 tầng 2. Cần theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn; điều trị thuốc kháng virus, dinh dưỡng, điều trị dự phòng thuốc chống đông, bảo đảm sẵn sàng hỗ trợ thở oxy và dùng thuốc chống viêm khi suy hô hấp; theo dõi điều trị kết hợp bệnh lý nền.

Nguy cơ rất cao [màu đỏ]: Tuổi ≥ 65 và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu; SpO2 < 94%. Nhóm này điều trị tại Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 tầng 2, 3; Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 [căn cứ theo chỉ định của bác sĩ và tính sẵn có giường bệnh].

Với nhóm nguy cơ rất cao, cần phải hỗ trợ thở: Thở oxy, thở HFNC, thở máy, ECMO [thiết bị tim, phổi nhân tạo], hỗ trợ các cơ quan suy chức năng [chạy thận, lọc máu, trợ tim, vận mạch…]. Đồng thời, điều trị chống viêm, chống đông, kháng sinh, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phòng ngừa biến chứng; theo dõi điều trị kết hợp bệnh lý nền, chuyển tầng điều trị thấp hơn nếu đáp ứng điều trị.

7 nguyên tắc điều trị F0

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng hướng dẫn 7 nguyên tắc điều trị F0.

1- Theo dõi, chăm sóc các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và các ca bệnh nhẹ ngay tại nhà nếu đủ điều kiện. Tập trung điều trị tốt ngay tại tầng 1, tầng 2 cho người bệnh, tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực các ca bệnh nặng ở tầng trên.

2- Mỗi cơ sở thu dung bố trí ít nhất “2 tầng điều trị” và bảo đảm tỉ lệ giường bệnh hồi sức tích cực theo phân tầng điều trị.

3- Đánh giá nguy cơ và theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, chủ động tiên lượng các tình huống tăng nặng để điều trị phù hợp, can thiệp sớm.

4- Cập nhật, tuân thủ, thực hiện các hướng dẫn, phác đồ điều trị, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng và tử vong tại các cơ sở điều trị.

5- Chế độ dinh dưỡng, nước uống, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần có vai trò rất quan trọng, cần quan tâm như thuốc và can thiệp y khoa để điều trị hiệu quả, giảm tử vong.

6- Tăng cường kết nối, hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa, tầng trên chỉ đạo tuyến cho tầng dưới để điều trị hiệu quả ngay tại tầng dưới.

7- Cộng đồng, y tế tuyến cơ sở và các bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 thực hiện nghiêm việc phân loại nguy cơ; tuy nhiên căn cứ trên tình trạng lâm sàng của người bệnh và tính sẵn có của giường bệnh, cơ sở y tế [bác sĩ điều trị] có quyền quyết định chuyển người bệnh vào loại giường bệnh phù hợp với thực tế.

Minh Đức


HƯỚNG DẪN ĐÓN TIẾP, SÀNG LỌC, KHÁM BỆNH, PHÂN LOẠI, CÁCH LY NGƯỜI BỆNH COVID-19
[Ban hành kèm Công văn số 1385/BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia]

HƯỚNG DẪN ĐÓN TIẾP, SÀNG LỌC, KHÁM BỆNH, PHÂN LOẠI, CÁCH LY NGƯỜI BỆNH COVID-19
[Ban hành kèm Công văn số 1385/BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia]

Nguyên tắc chung: 1. Người có triệu chứng viêm đường hô hấp [ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người], người có yếu tố dịch tễ [di từ nước ngoài về, tiếp xúc với người nhiễm hoặc có nguy cơ...] được hướng dẫn, sàng lọc và khám riêng, tránh tuyệt đối lây nhiễm cho các đối tượng khác trong bệnh viện. 2. Bệnh viện cần thiết lập quy trình đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly, chuyển viện riêng cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, người có yếu tố dịch tễ bắt đầu ngay từ cổng bệnh viện.

I. Trường hợp 1, Áp dụng cho bệnh viện có từ 2 cổng trở lên


1. Bước 1. Tại khu vực cổng bệnh viện.
          1.1. Bệnh viện bố trí 1 cổng duy nhất dành cho đón tiếp, phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp [ví dụ bố trí cổng số 2, số 3]. Tại cổng dành cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, bố trí biển ghi rõ: “Cổng đón tiếp dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người và có tiếp xúc người nghi nhiễm Covid".           - Bên cạnh cổng, bổ trí thêm biển bằng đèn màu [ví dụ biển đèn led, biển hộp có đèn chiếu sáng bên trong] để người đi khám bệnh nhìn rõ vào ban đêm, hoặc cần có đèn chiếu sáng vào các biển thông thường.

          - Bên ngoài đường cần đặt các biển chỉ dẫn tương tự tại các vị trí dễ nhìn, ví dụ: “Hướng đi dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người", hoặc “Cổng dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người cách 30 mét bên phải, người đi về từ vùng dịch hoặc có yếu tố liên quan đến người nhiễm Covid-19 mà không có triệu chứng cần liên hệ đường dây nóng....".

          - Bố trí nơi gửi xe tại phía ngoài cổng hoặc ngay khu vực cổng. Lưu ý tập huấn đầy đủ cho nhân viên bảo vệ, trông xe về hướng dẫn, đón tiếp và kiểm soát nhiễm khuẩn.

          1.2. Tại tất cả các cổng khác bố trí thêm biển bằng đèn màu có ghi rõ: “Người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người đi cổng số 2, số 3... không vào cổng này, người đi về từ vùng dịch hoặc có yếu tố liên quan đến người nhiễm Covid-19 mà không có triệu chứng cần liên hệ đường dây nóng....".


2. Bước 2. Luồng đi tới Bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng           2.1. Bố trí luồng đi riêng từ cổng đến Bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng. Luồng đi riêng được chăng dây bằng vải băng đỏ/vàng [có thể có dây phản quang], chiều rộng khoảng 0,8 - 1,2m. Dây chăng 2 bên [hoặc chăng 1 bên nếu luồng đi bám theo tường/rào]. Có biển hướng dẫn yêu cầu người có triệu chứng chỉ đi trong luồng dã được chăng dây.           2.2. Bệnh viện bố trí ít nhất 1 xe lăn có đánh dấu khác để phân biệt với các xe khác. Khu vực để xe lăn ghi rõ: khu vực xe lăn phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp. Xe lăn không phục vụ đôi tượng khác và được khử trùng sau mỗi lần sử dụng.

          Lưu ý luồng đi bổ trí không đi qua các khoa/phòng khác.

          2.3. Bố trí bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng người bệnh tại địa điểm riêng biệt, ở vị trí thông thoáng, biệt lập với các khoa/phòng khác. [ví dụ dựng ki-ốt nhôm kính tại vị trí biệt lập như góc sân, áp lưng vào khối nhà].           - Trường hợp bệnh viện không có sân cần bố trí bàn sàng lọc phân luồng ngay sát cổng bệnh viện hoặc tiền sảnh.

          Lưu ý: bệnh viện nhắc nhở người bệnh đeo khẩu trang hoặc có khẩu trang cung cấp cho người bệnh nếu người bệnh không có. Tại các bàn khám sàng lọc có nước sát khuẩn tay nhanh cho người đến khám.


          Bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng cần xác định rõ yếu tố dịch tễ:           1. Có sống hoặc đã đến nơi có dịch lưu hành;           2. Có tiếp xúc gần với người bệnh được xác định hoặc nghi nhiễm;           3. Có tiếp xúc với người đi từ nước ngoài về hoặc người có tiếp xúc gần với người đi nước ngoài, người có liên quan với người bệnh Covid-19;           4. Có sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến chỗ đông người, chỗ có nguy cơ lây nhiễm trong vòng 2 tuần qua nhưng không đeo khẩu trang hoặc không sát khuẩn tay.

          Lưu ý: có thể hỏi thêm các lý do của người đển khám hoặc triệu chứng như ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người.


          Kết quả sàng lọc phân luồng cần được phân ra 2 nhóm như sau:           1. Người không có yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19;           2. Người có yếu tố dịch tễ.

3. Bước 3. Phân luồng sau sàng lọc


          3.1. Sau khi người đến khám đã được sàng lọc, nếu xác định chắc chắn không có yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19 thì hướng dẫn chuyển người đến khám sang khu khám thông thường. Lưu ý tại khu khám thông thường nếu lại phát hiện yếu tố nguy cơ cần chuyển ngược lại khu khám riêng của bệnh Covid-19.           3.2. Người đến khám nếu phát hiện có yếu tố dịch tễ được hướng dẫn chuyển tiếp sang buồng khám bệnh hô hấp.

          Lưu ý: Lối đi từ bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng tới buồng khám hô hấp hạn chế tối đa đi dọc hành lang hoặc ngang qua các khoa/phòng khác. Cần bố trí phòng này gần nhất nếu có thể với bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng.


4. Bước 4. Buồng khám bệnh hô hấp           Bệnh viện bố trí buồng khám bệnh hô hấp bảo đảm cách ly, riêng biệt với các đến Covid-19 thì hướng dẫn chuyến người đến khám nguy cơ phòng khác.           Trong phòng chỉ có một bàn khám trong buồng khám, không được khám 2 người cùng một thời điểm trong buồng khám.           Bàn khám cần được bổ trí đây dủ các dụng cụ khám và các vật tư, thiết bị phục công tác kiểm soát nhiễm khuẩn,

5. Bước 5. Chuyền bệnh viện hoặc vào khu cách ly điều trị Covid-19

          Sau khi khám bệnh hô hấp, nếu xác định người bệnh nghi nhiễm Covid-19, bệnh viện chuyển người bệnh sang 1 trong 2 vị trí sau:

          5.1. Phòng cách ly tạm thời tại bệnh viện nếu bệnh viện không được giao điều trị Covid-19. Người bệnh được hướng dẫn vào phòng cách ly tạm thời. Bệnh viện liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng/CDC và bệnh viện [gần nhất] được phân công/giao nhiệm vụ điều trị Covid-19 để chuyển tuyến đúng, bảo đảm không lấy nhiễm trong quá trình chuyển viện.


          Phòng cách ly tạm thời được bổ trí gần với buồng khám hô hấp, hạn chế tối đa người bệnh di chuyển nhiều.
          Bệnh viện không được tự chuyển viện, cần liên hệ ngay với cơ quan quản lý trực tiếp và bệnh viện tuyến trên để được hướng dẫn chuyển viện đúng, bảo đảm không lây chéo cho các đối tượng khác.
          5.2. Khu cách ly điều trị Covid-19           Bệnh viện được cơ quan quản lý giao nhiệm vụ điều trị Covid-19 bố trí khu cách ly để tiếp nhận người bệnh. Khu cách ly thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế nguyên tắc chia làm 3 loại đối tượng người bệnh để bố trí vào các phòng khác nhau:           - Cách ly người nghi nhiễm [có triệu chứng lâm sàng viêm hô hấp, lấy mẫu xét nghiệm, chưa có kết quả xét nghiệm, đang theo dõi diễn biến bệnh];           - Cách ly người bị bệnh thể nhẹ;           - Cách ly người bị bệnh thể nặng [có bệnh nền kèm theo, triệu chứng lâm sàng viêm hô hấp nặng, cần máy thở...].

          Lấy mẫu xét nghiệm [có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc chuyển sang nơi khác].


          Nếu có chỉ định, người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại khu cách ly hoặc phòng cách ly tạm thời. Từng điều kiện thực tế bệnh viện có thể lấy mẫu tại phòng khám hô hấp. Bệnh viện liên hệ với CDC/YTDP để lấy mẫu hoặc tự thực hiện nếu bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm SARS-CoV-2.
II. Trường hợp 2. Áp dụng cho bệnh viện chỉ có 1 cổng:           Thực hiện theo hướng dẫn tương tự như bệnh viện có 2 cổng, tuy nhiên cần bố trí khác các điểm sau:           - Có biển chỉ dẫn từ cổng bệnh viện tới thắng bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng.           - Bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng cần bố trí ngay sát cổng bệnh viện, tại sân hoặc sảnh chính theo nguyên tắc càng gần công càng tốt. Tuyệt đối không bố trí bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng ở bên trong khối nhà chính và gần các khoa, phòng để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm.           - Phòng khám hô hấp được bố trí ngay sát bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng [trong phạm vi 10m tính từ cổng]. Nếu bệnh viện hạn chế về mặt bằng có thể bố trí 1 buồng có chức năng vừa đăng ký vừa khám sàng lọc hô hấp,

Lưu ý:


          Tùy theo quy mô và loại hình, bệnh viện có thể tăng thêm hoặc giảm đi các bước nhưng cần bảo đảm tuân thủ 2 nguyên tắc chung.
 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Video liên quan

Chủ Đề