Phân tích các điều luật mà nhà nước cấm đầu tư kinh doanh

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Thưa Luật sư!

Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư 2020 vào ngày 17/6/2020, chính thức thay thế Luật Đầu tư 2014. Tôi nghe nói có một số lĩnh vực, mặt hàng bị cấm kinh doanh. Tôi muốn hỏi nhóm ngành, nghề nào là bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật mới nhất? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Đầu tư năm 2020

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Ngành nghề kinh doanh bị cấm là gì?

Nhóm ngành, nghề kinh doanh bị cấm là những ngành nghề pháp luật cấm không cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam. Danh sách những ngành nghề bị cấm được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm các ngành sau: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư 2020;  Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

2. Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Như vậy, nhằm thực hiện quyền tự do kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý các một số ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh được quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;

Phụ lục I Luật Đầu tư 2020 quy định rõ 47 loại chất ma túy bị cấm đầu tư kinh doanh, trong đó có:  Acetorphine, Acetyl-alpha- methylfenany, Alphacetylmethadol, Alpha-methylfentanyl, Beta-hydroxyfentanyl, Brolamphetamine, Cần sa và các chế phẩm từ cần sa, Heroine, Methcathinone….

Thứ hai, Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;

Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 18 loại, nhóm hóa chất, khoáng vật, căn cứ Phụ lục II “Danh mục hóa chất, khoáng vật”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 [tăng 5 loại, nhóm so với Luật đầu tư năm 2014].

Theo Phụ Lục II Luật Đầu tư 2020, các loại hợp chất và khoáng vật bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm 08 loại hóa chất độc như: Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh, hơi cay Nitơ, Saxitoxin, Ricin; 4 loại tiền chất gồm các hợp chất Alkyl [Me, Et, n-Pr or i-Pr] phosphonyldifluoride, các hợp chất O-Alkyl, Chlorosarin, hlorosoma và Khoáng vật Amiang màu thuộc nhóm Amphibol…

Thứ ba, Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020;

Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 258 loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, căn cứ Phụ lục III. “Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020.

Thứ tư,  Kinh doanh mại dâm;

Các hành vi kinh doanh mại dâm như: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm, các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

Hành vi mua bán người hoặc bộ phận cơ thể người bị coi là tội phạm và xét xử hình sự với mức phạt tù từ 05 – 20 năm tùy mức độ và hành vi phạm tội, vì vậy đây cũng là một trong những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Thứ sáu, Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Đây là hành vi bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, căn cứ điểm g Khoản 2 Điều 5 về “Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình”, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Thứ bảy, Kinh doanh pháo nổ;

Theo điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 10 – 20 triệu đồng. Đồng thời, nếu sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tù về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo điểm a khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Thứ tám, Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngày 17/6/2020, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư 2020 [chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/012021]. Theo đó, bổ sung ngành nghề “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Vì vậy, đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Quy định xử phạt khi kinh doanh ngành nghề bị cấm

Tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm, nếu phát hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh dịch vụ cấm bị xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Về xử lý hình sự, theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] tội sản xuất, buôn bán hàng cấm thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các hành vi như: Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật mới nhất. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

Khi đăng ký đầu tư các nhà đầu tư cũng cần lưu ý những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật. Có những trường hợp doanh nghiệp không nắm được những ngành nghề bị cấm nên khi hoạt động sẽ vướng phải những rắc rối của pháp luật. Do vậy, bài viết dưới đây, Luật hoàng Anh sẽ trình bày chi tiết về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn và chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh của mình.

Theo Điều 6 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 [sau đây gọi là Luật đầu tư năm 2020] quy định về ngành, nghệ cấm đầu tư kinh doanh như sau:

“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a] Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b] Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c] Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d] Kinh doanh mại dâm;

đ] Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e] Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g] Kinh doanh pháo nổ;

h] Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Theo Điều 10 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:

Nhà đầu tư không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020.

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:

+ Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;

+ Các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;

+ Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp [CITES].

Việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 ở trên thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề