Phân tích vai trở của yếu tố giọng điệu trong bài thơ Nam quốc sơn hà

Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Giọng Điệu Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Là xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất ngày 13/06/2022 trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Giọng Điệu Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Là để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 4.554 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Cảm Nhận Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Phân Tích Bài Thơ Nói Với Con Của Y Phương Lớp 9
  • Về Bài Thơ “phong Kiều Dạ Bạc” Của Trương Kế
  • Phân Tích Về Bài Thơ Phong Kiều Dạ Bạc
  • Về Bài Thơ Phong Kiều Dạ Bạc
  • “Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của người Việt trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, với ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích, nguồn gốc của “Nam quốc sơn hà” vẫn còn là một dấu hỏi…

    “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, chưa rõ nguồn gốc tác giả, nhưng được một số tài liệu cho là tác phẩm của Lý Thường Kiệt. Theo đó, trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần thứ hai [1075-1077], Lý Thường Kiệt đã sai người tâm phúc đọc vang bài thơ trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát thuộc địa phận sông Như Nguyệt, Yên Phong, Bắc Ninh, để khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt.

    Nam quốc sơn hà

    Bài thơ “Nam quốc sơn hà” vốn không có tên. Tựa đề của nó xuất hiện trong “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” tập 2 [NXB Văn học, 1976], lấy từ bốn chữ đầu trong câu thơ đầu tiên của bài thơ. Bài thơ này có nhiều dị bản khác nhau, bản chữ Hán trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

    南國山河南帝居,

    截然分定在天書。

    如何逆虜來侵犯,

    汝等行看取敗虚。

    Phiên âm Hán Việt:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

    Tiệt nhiên phận định tại thiên thư.

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Trước đây, sách giáo khoa từng sử dụng bản dịch của học giả Trần Trọng Kim, có âm điệu hào hùng và dễ nhớ:

    Sau này, sách giáo khoa không sử dụng bản dịch trên nữa, mà sử dụng bản dịch của Lê Thước và Nam Trân [Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1, 2022]:

    Tuy nhiên sách giáo khoa lại không dùng nguyên văn bản dịch này, mà sửa đoạn đầu “Núi sông Nam Việt vua Nam ở” thành “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Bản dịch mới này đã từng gây ra rất nhiều tranh luận vì không truyền tải được âm hưởng và khí phách của “Nam quốc sơn hà”.

    “Nam quốc sơn hà” có từ bao giờ?

    Trong Lĩnh Nam chích quái, phần “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” có ghi chép rằng:

    Năm Thiên Phúc nguyên niên hiệu vua Lê Đại Hành, vua Tống Thái Tổ sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đem quân sang đánh Đại Cồ Việt. Hai bên đối lũy cùng cầm cự với nhau ở sông Đồ Lỗ. Vua Lê Đại Hành nằm ngủ thấy hai vị Thần hiện về báo mộng. Hai vị Thần nói với vua, đại ý như sau: “Anh em thần tên là Trương Hống, Trương Hát, là tướng của Triệu Việt Vương [Triệu Quang Phục]. Anh em thần vì nghĩa mà chết nên được phong làm tướng trong các thần linh, thống lĩnh quỷ binh. Nay quân Tống xâm phạm nước ta, anh em thần đến yết kiến, cùng giúp vua đánh giặc để cứu dân chúng.”

    Xưng danh là Hát, xưng danh là Hồng

    Giúp đời Triệu Việt có công

    Thuở chẳng như lòng, ẩn nội Phù Lan…

    Ơn trên Thượng đế xét thương

    Quyền cho chúa tể giữ phương yên này.

    Bây chừ bệ hạ đến đây

    Nguyện ra giúp nước phá này giặc Ngô

    Phán rằng: Tướng quan y như

    Công nên thời lập miêú thờ trả ơn

    Ngày sau Nhân Bảo ra quân

    Trên không nghe tiếng người ngâm thơ rằng:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư

    Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm

    Hội kiến phong trần tận khử trừ Toàn những tướng mạnh binh cường ba muôn

    Đến thành Phù Lỗ đóng vây

    Quân ta quân nó đôi bên ngất trời

    Chưa phân thắng phụ về ai

    Ngày rằm tháng chạp vua nằm chiêm bao

    Thấy đôi thần nhân bãi nào

    Trương Hống Trương Hát bước vào quỳ thưa

    Chúng tôi thần đế lòng xưa

    Phụng thờ nhà chúa bấy chừ chẳng sai

    Tiên Hoàng có sắc chỉ bày

    Đòi về phong chức cho tôi tước quyền

    Trung thần bất sự nhị quân

    Chúng tôi tự vẫn làm thần đạo ngay

    Thượng đế thấy bộ thương thay

    Phong chúng tôi rày Quỉ bộ thần quân

    Đại Hành thức dậy mừng thay

    Giết trâu liền có minh tài tế khao

    Đêm sau vua lại chiêm bao

    Thấy mặc áo mới liền vào tạ ơn

    Có một người đứng án tiền

    Lĩnh được trăm áo vàn vàn quỷ binh

    Lấy ra chưng đất Nam Bình

    Đại Hành sực thức gẫm tình mới hay

    Nửa đêm thấy một cơn mây

    Bạo phong hắc ám gió bay vội vàng

    Tống binh mất vía trở dường

    Chúng quỷ đánh gãy đao thương liền cờ

    Bỗng nghe mảng tiếng không hư

    Thần nhân hiện xuống có thơ ngâm rằng

    Vua Lê Đại Hành tỉnh dậy liền đốt hương khấn cầu thần giúp. Đêm ấy thấy một người dẫn đoàn âm binh áo trắng và một người dẫn đoàn âm binh áo đỏ từ phía Bắc sông Như Nguyệt mà lại cùng xông vào trại quân Tống mà đánh. Quân Tống kinh hoàng, lúc này bỗng có tiếng thơ ngâm lớn rằng:

    Dịch là:

    Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau chạy tan, đại bại mà về. Vua Lê Đại Hành trở về ăn mừng, truy phong cho hai vị Thần nhân, một là Tinh Mẫn Đại Vương lập miếu thờ tại ngã ba sông Long Nhãn; hai là Khước Mẫn Đại vương, lập miếu ở ngã ba sông Nguyệt.

    Vậy Trương Hống, Trương Hát là ai? Theo “Việt điện u linh” ghi chép lại thì anh em Trương Hống, Trương Hát là tướng của Triệu Việt Vương tức Triệu Quang Phục. Khi Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử cướp ngôi, dù được mời nhưng hai anh em không muốn làm quan cho Lý Phật Tử, mà về ở ẩn ở núi Phù Long. Lý Phật Tử cho người lùng bắt, hai anh uống thuộc độc, thà chết vẫn trung thành với Triệu Việt Vương.

    Hai bộ sử khác nữa từ thế kỷ 16, 17 là “Việt sử diễn âm” và “Thiên nam ngữ lục” cũng cho rằng bài thơ trên có từ cuộc chiến chống quân Tống năm 981.

    “Việt sử diễn âm” có ghi chép rằng:

    Còn trong “Thiên nam ngữ lục” thì ghi chép rằng:

    Vậy việc cho rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ là xuất phát từ đâu? Trong bài viết “Lịch sử, sự thật và sử học” được đăng trong báo Tổ Quốc, số 401 tháng 1/1988, Giáo sư Hà Văn Tấn có viết: “Không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó chỉ là ‘đoán’ thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt.”

    Trong cuốn sách “Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”, Hội sử học Hà Nội đã cho rằng, “Nam quốc sơn hà” ra đời vào thời Tiền Lê và được Lê Hoàn sử dụng trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Tống năm 981.

    Trong Tạp chí Hán Nôm, số 1-2002, bài viết “Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà” cũng đã khẳng định về thời gian, địa điểm ra đời của bài “Nam quốc sơn hà” thông qua việc phân tích 28 nguồn tư liệu khác nhau. Theo đó, “Nam quốc sơn hà” ra đời gắn liền với cuộc chiến chống Tống năm 981 và nhân vật lịch sử Lê Đại Hành [Lê Hoàn].

    Bên cạnh đó, bài viết “Nam Quốc Sơn Hà và Quốc Tộ – Hai kiệt tác văn chương chữ Hán ngang qua triều đại Lê Hoàn” đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 5 năm 2005, Phó Giáo sư Bùi Duy Tân cũng đã khẳng định rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” có từ thời Tiền Lê.

    Tác giả của bài thơ

    Dù các dẫn chứng lịch sử cho thấy “Nam quốc sơn hà” được ra đời vào thới kỳ đánh Tống lần thứ nhất năm 981, nhưng lại không hề có bằng chứng nào nói về tác giả của bài thơ trên.

    Một số người cho rằng tác giả có thể là thiền sư Đỗ Pháp Thuận bởi lẽ thời đó vua Lê Đại Hành rất tin tưởng các thiền sư như Pháp Thuận, Định Không, Vạn Hạnh, La Quý, Khuông Việt, Đa Bảo. Rất nhiều chinh sách đối nội, cũng như kế hoạch đánh Tống, Chiêm Thành, vua Lê Đại Hành đều hỏi qua các thiền sư trước rồi mới tiến hành làm. Kết quả đều rất tốt. Vua Lê cũng muốn dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, giúp dân chúng thăng hoa đạo đức, ổn định xã hội, giang sơn bền vững và cường thịnh.

    Trong đó thiền sư Pháp Thuận là người “vận trù kế sách” ngay từ lúc vua Lê Đại Hành sáng nghiệp. Hơn nữa nhiều văn thư quan trọng thời ấy đều do thiền sư Pháp Thuận soạn thảo. Ông cũng là người sáng tác ra nhiều thơ ca. Chính vì thế mà một số người cho rằng có thể chính thiền sư Pháp Thuận là tác giả bài thơ này. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là suy đoán.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bài Thơ Mẹ Và Cô
  • Soạn Bài Trong Lòng Mẹ Của Nguyên Hồng
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh
  • 1001 Bài Thơ Viết Về Bác Hồ Hay, Xúc Động, Ý Nghĩa &
  • Top Các Bài Thơ Chủ Đề Giao Thông Cho Con Yêu Học Mỗi Ngày
  • --- Bài mới hơn ---

  • Ông Obama Đọc Bài Thơ Thần “nam Quốc Sơn Hà” Của Lý Thường Kiệt
  • Ai Đã Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Ở Đền Trương Tướng Quân
  • Thử Tìm Hiểu Ai Là Tác Giả Bài Thơ Thần
  • Từ “Nam Quốc Sơn Hà”, “Bình Ngô Đại Cáo” Đến “Tuyên Ngôn Độc Lập”
  • Soạn Bài: Nói Với Con – Ngữ Văn 9 Tập 2
  • Ai là tác giả bài thơ: Nam Quốc Sơn Hà

    Dẫn nguồn tư liệu:

    Muốn biết ai là tác giả bài thơ thì trước hết phải biết bài thơ đó đang nằm trong những loại văn bản nào? Hiện nay, sơ bộ thống kê đã thấy có khoảng 30 dị bản bài thơ NQSH nằm trong các văn bản Hán Nôm chép tay hoặc khắc gỗ. Cụ thể là 8 bản Việt điện u linh, 10 bản Lĩnh nam chích quái, Thần phả đền cửa sông Ngũ Huyện [Quả Cảm, Hoà Long, Yên Phong, Bắc Ninh], Biển khắc bài thơ NQSH ở Phù Khê Đông [Tiên Sơn, Bắc Ninh], Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử diễn âm, Việt sử quốc âm, Việt sử tiêu án, Việt sử tiệp kính, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí; Bằng trình thản bộ [1].

    Các văn bản trên có thể quy về 5 thể tài: thần phả, thần tích, truyện ký, sử ký, địa chí, tạp lục. Tất cả đều là văn bản hoá truyền thuyết anh hùng Trương Hống, Trương Hát, còn gọi là Thánh Tam Giang, Trương tôn thần, Thần sông Như Nguyệt…Truyền thuyết kể rằng: Bà Văn Mẫu [Vũ Giàng-Bắc Ninh] mộng giao với Long thần sinh ra một bọc bốn trai một gái, đặt tên là Hống, Hát, Lừng, Lẫy và Đạm Nương. Hống, Hát ham học, thích chơi trò kỳ lạ, được thầy Lã dạy, làu thông binh thư võ lược. Lúc nhàn rỗi thường hỏi mẹ về cha, mẹ bèn thuật lại truyện cảm giao với Long thần họ Trương, bèn lấy Trương làm họ. Khi Triệu Việt Vương dấy nghĩa, Trương Hống, Trương Hát theo giúp, trở thành tướng giỏi. Triệu Việt Vương thất bại, Hậu Lý Nam Đế lên thay, muốn triệu hai ông ra giúp, hai anh em từ chối rồi tự vẫn để trọn tiết với chủ cũ. Thượng đế khen là tiết nghĩa, phong thần. Từng giúp Nam Tấn Vương Ngô Hậu Chúa dẹp loạn Lý Huy, Lê Đại Hành chống Tống năm 981, Lý Thường Kiệt chống Tống năm 1076, thần Trương Hống, Trương Hát đều đọc thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư [2] khích lệ binh sĩ chiến đấu. Đến thời chống Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương cầu khấn âm phủ, nhất nhất đều linh ứng. Hai thần được nhiều đời vua bao phong thần tước. Nhân dân dựng lập gần 300 đền miếu thờ hai thần suốt cả các vùng lân cận sông Cầu, sông Thương [nay thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh] và nhiều làng xã nay thuộc Hải Dương, Hà Tây, Phú Thọ…

    Hai mươi chín sự tích còn lại có khác nhau chút ít về tình tiết, về địa danh, về hiện tượng âm phủ, song vẫn khá ổn định về kết cấu và các tình tiết chính.

    Ai là tác giả bài thơ?

    Qua gần 30 văn bản trong đó có 30 bài thơ, không hề thấy một câu chữ nào ghi nhận bài thơ NQSH do Lý Thường Kiệt trực tiếp hay gián tiếp, đích thực hay tương truyền viết ra. Ở đâu bài thơ đó cũng là của Thần, do Thần ngâm đọc… Xin dẫn vài tư liệu sau đây…

    – “Đến thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ: “Nam quốc sơn hà …thủ bại hư”. Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước”.

    [Việt điện u linh – Lý Tế Xuyên. Bản dịch. NXB Văn học, H.1972, tr 70-71]

    – Đêm ấy Đại Hành một thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”.

    Quân Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan…Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân …sai dân phụng thờ …nay vẫn còn là phúc thần” [Lĩnh Nam chích quái – Vũ Quỳnh – Kiều Phú. Bản dịch, NXB Văn hoá, H, 1990, tr. 83-84].

    Nhưng, chưa rõ vì sao, bài thơ NQSH đã bị ngộ nhận là của Lý Thường Kiệt, từ trước Cách mạng tháng Tám cho đến tận ngày nay. Có thể nói, không ít học giả đầy quyền uy học thuật như Trần Trọng Kim [trong Việt Nam sử lược], Hoàng Xuân Hãn [trong Lý Thường Kiệt], Nguyễn Đổng Chi [trong Việt Nam cổ văn học sử], Dương Quảng Hàm [trong Việt Nam văn học sử yếu], Đinh Gia Khánh [trong Lịch sử văn học Việt Nam], Văn Tân [ trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập1], Bùi Văn Nguyên [trong Văn học Việt Nam…] v.v…, và hầu hết những bộ sách lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Thơ văn Lý-Trần. Lịch sử văn học Việt Nam, Tổng tập văn học Việt Nam đều công nhiên khẳng định NQSH là bài thơ do Lý Thường Kiệt viết ra, hoặc trực tiếp, hoặc giả thác là của thần. Từ đó dẫn đến vô số loại sách báo, bảo tàng, đền miếu, di tích văn hoá lịch sử, nhà lưu niệm, triển lãm v.v…khắc hoạ tên Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Sự ngộ nhận phổ biến và kéo dài đến mức giáo sư sử học Hà Văn Tấn phải kêu lên: Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống, ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc chắn được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng cho đến nay, mọi người đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật [Lịch sử- Sự thật và sử học. Xưa và Nay tháng 3-1994].

    Riêng tôi, tiếp bước các tiền bối Ngô Tất Tố [trong Văn học đời Lý], Hoa Bằng [trong Thử viết Việt Nam văn học sử], Nguyễn Văn Tố [trong Đọc sách Việt Nam văn học] v.v…và Trần Nghĩa [trong Thử xác lập văn bản bài thơ Nam quốc sơn hà], Trần Thị Băng Thanh [trong Văn hiến Thăng Long] v.v…những người chưa muốn bàn tới, hoặc thận trọng tồn nghi vấn đề tác giả NQSH… để gián tiếp, rồi trực tiếp phủ nhận Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ.

    1. Hầu hết các ngôn bản trên đều tìm thấy trong bộ Thư mục đề yếu – Di sản Hán Nôm Việt Nam. NXB KHXH, H.1993, 3 tập.

    2. Trương tôn thần sự tích xuất hiện muộn [1929] giống như một văn bản tổng kết về truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát. Ở bản này, thần đọc thơ hai từ âm phủ Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt, mỗi lần lời thơ lại có câu chữ khác nhau. Riêng lần hai, thơ thần đọc âm phù Lý Thường Kiệt chính là bài thơ đang lưu hành chính thức trong và ngoài trường học hiện nay:

    Phiên âm:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Dịch thơ:

    Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự.

    Sách trời định phận rõ non sông.

    Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

    Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!

    Ngô Linh Ngọc dịch

    Nguồn Xưa và Nay, số 83, tháng 1-2001

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hoạt Động Học Văn Học: Thơ “Mẹ Và Cô”
  • Phân Tích Đoạn Trích Trong Lòng Mẹ Của Nguyên Hồng
  • Tóm Tắt Văn Bản Trong Lòng Mẹ Dễ Hiểu Nhất
  • Ôn Tập Luyện Thi Văn Bản: Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính [Phạm Tiến Duật]
  • Ônga Becgôn – Tình Yêu Của Tôi
  • --- Bài mới hơn ---

  • Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà.
  • Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
  • Chuyện Bản Dịch Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư [Tùy Bút Hoàng Đằng]
  • Bài 3: Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
  • Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà Của Lí Thường Kiệt
  • [1]

    – Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì “không ít học giả nổi tiếng trong công trình khoa học của mình vẫn khẳng định: bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt” như Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử …

    – Tuy nhiên Giáo sư Hà Văn Tấn đã đặt lại vấn đề rằng “không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả”

    – Tác giả Viên Như cho rằng Nam Quốc Sơn Hà là tác phẩm của Thiền sư Không Lộ [1016 – 1094] sau khi “đặc biệt tìm hiểu về bài Ngôn Hoài từ đó đem so sánh với bài NQSH để thấy những mối tương đồng giữa hai bài thơ”

    [2]

    – Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì tác giả Bùi Duy Tân “đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học để khẳng định bài thơ Nam quốc sơn hà là khuyết danh, không phải của Lý Thường Kiệt”

    [3]

    – Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà có từ bao giờ của tác giả Đinh Ngọc Thu. Tác giả dựa vào 2 chữ Thiên Thư mà cho rằng “bài thơ trên chỉ có thể xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt đánh Tống bên sông Như Nguyệt đầu năm 1077 mà thôi”.

    – Bàn về hai chữ “Thiên thư” trong bài Nam quốc sơn hà của tác giả Lê Văn Quán.

    – Cần dịch lại bài thơ Nam quốc sơn hà của tác giả Nguyễn Hùng Vĩ

    – Bàn lại cách dịch bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng

    – Vài điều cần trao đổi thêm về bài Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Nguyễn Khắc Phi

    – Phát hiện tiền thân bài “Nam quốc sơn hà” của ký giả Vũ Kim Biên

    – Và còn rất nhiều nữa [xin xem một phần trong hình 2]

    [4]

    – Bộ chính sử thời Lê là Đại Việt sử kí toàn thư chép bài thơ tại mục năm bính thìn [1076]

    – Lĩnh Nam chích quái chép bài thơ trong truyện Long Nhãn Như Nguyệt nhị thần truyện

    – Việt điện u linh chép bài thơ trong truyện Trương Hống Trương Hát [Khước địch thiên hựu trợ thuận đại vương, Uy địch dũng cảm hiển thắng đại vương]

    4.2 Bài thơ thời Lê Đại Hành

    Tác giả Nguyễn Thị Oanh nhận định rằng “Theo chúng tôi, có thể ban đầu VĐUL đã chép truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát gắn với vua Lê Đại Hành và công cuộc chống giặc Tống xâm lược theo đúng hào khí lịch sử thời bấy giờ, nhưng về sau do quan điểm Nho giáo, coi trọng chính thống như đã phân tích trên, người biên soạn có thể đã thay đổi nội dung của truyền thuyết. Khi đã thay đổi nội dung của truyền thuyết, thì bài thơ vốn có trong truyền thuyết sẽ gắn cho nhân vật lịch sử nào ? Không phải vua Ngô Nam Tấn bởi vua Nam Tấn không đánh giặc ngoại xâm. Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc đã đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt có lẽ là người xứng đáng nhất để thần hiển hiện đọc bài thơ cổ vũ binh sĩ”

    4.3 Bàn luận

    – 1 là Việt điện u linh có các dị bản ít thay đổi, như chính tác giả đã thừa nhận “các dị bản của sách VĐUL, chúng tôi thấy không có sự khác nhau giữa chúng”

    – 2 là Lĩnh Nam chích quái có các dị bản rất khác nhau, cụ thể: bản A.2914 cho biết ae họ Trương là ng thời Ngô, ko qui thuận họ Đinh, nên phải uống thuốc độc tự tử; trong khi bản A.33 lại cho biết ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, ko qui thuận Lí Nam Đế, nên phải uống thuốc độc tự tử

    * So sánh cốt truyện của Việt điện u linh và 2 bản của Lĩnh Nam chích quái thì ng viết xếp làm 3 nhóm:

    + Nhóm 1 là Việt điện u linh: ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Ngô vương Quyền và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn

    + Nhóm 2 là Lĩnh Nam chích quái 3: ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn

    + Nhóm 3 là Lĩnh Nam chích quái 4: ae họ Trương là bộ tướng của Ngô vương Quyền, bị Đinh Tiên Hoàng ép chết, sau hiển linh giúp Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn

    – 4 là chúng ta thấy nhóm 1 có đầy đủ các yếu tố để tạo nên nhóm 2 và nhóm 3, cụ thể với yếu tố thân thế là bộ tướng của Triệu Việt vương thì nhóm 1 có thể kiến tạo nên nhóm 2 và với yếu tố hiển linh giúp Ngô vương Quyền thì nhóm 1 có thể kiến tạo nên nhóm 3; Nhưng chỉ từ nhóm 2 hoặc nhóm 3 riêng lẻ ko đủ yếu tố để kiến tạo nên nhóm 1, cụ thể nhóm 2 thiếu yếu tố Ngô vương Quyền, trong khi nhóm 3 thiếu yếu tố Triệu Việt vương.

    [nôm na như kiểu Lão Ngoan Đồng chia bộ Cửu âm chân kinh làm quyển thượng và quyện hạ]

    – 5 là Việt điện u linh cho thấy nó được soạn dựa trên 1 tài liệu cổ hơn nó là Sử kí của Đỗ Thiện, chỗ này ng viết xin dẫn lời nhận xét của dịch giả Lê Hữu Mục [để cho khách quan] như sau “Lý Tế Xuyên cho ta biết rõ ràng rằng chuyện Sĩ Nhiếp của ông là do hai nguồn tài liệu tạo nên; sự thẳng thắn ấy làm cho chúng ta không hoài nghi sự trung thực của ông […] Chính giáo sư Durand rất khe khắt với Lý Tế Xuyên cũng đã công nhận bản văn của tác giả là bản Ngô Chí được sao lại và biến chế thay đổi đi, như thế ta có thể thẳng thắn công nhận rằng Lý Tế Xuyên đã sáng tác trong khuôn khổ của bản Ngô Chí, đã triệt để tôn trọng tài liệu và chỉ thêm bớt khi nào cảm thấy cần thiết”.

    + rõ ràng sự trung thực của tác giả sách Việt điện u linh được đánh giá rất cao

    + và sách ấy lại dẫn 1 tài liệu sử, có trước đó, thì hẳn là mọi sự đã rõ

    * Như vậy chúng ta có thể khẳng định: ae họ Trương được cho là bộ tướng của Triệu Việt Vương và bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Ngô Tiên Chúa và Nam Tấn Vương.

    4.4 Tồn nghi

    – Lại thêm, nhiều tác giả cho rằng Đỗ Thiện làm quan cuối triều Nhân Tông và đầu triều Thần Tông, nếu đúng thì về mặt thời gian, ko có mâu thuẫn.

    * Với tất cả những điểm đã bàn ở trên thì rõ ràng ghi chép của Việt điện u linh là đáng tin cậy hơn Lĩnh Nam chích quái và hẳn nhiên giả thuyết bài thơ Nam Quốc Sơn Hà gắn với cuộc kháng chiến chống Tống bên bờ sông Như Nguyệt là xác tín hơn.

    – Tuy nhiên ở trên chúng ta mới chỉ đang bàn xem giữa Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái thì sách nào ghi chép đáng tin cậy hơn, chứ chưa bàn tới việc liệu rằng ghi chép của Sử kí có đáng tin cậy hay ko, nói cách khác bài thơ Nam Quốc Sơn Hà gắn với cuộc kháng Tống của Thường Kiệt là đáng tin hơn đấy, nhưng đã phải là sự thực chưa ?

    * Người viết xin dẫn 1 bài thơ của Tập Hiền Học Sĩ Hà Đông Tống Bột được Lê Tắc chép trong An Nam chí lược như sau:

    Bể Nam người Việt tự làm ăn [Sông núi nước Nam vua Nam ở]

    Vốn chẳng phiền chi đến sứ thần [Sách trời định phận đã rõ ràng]

    Linh thú hai ban đều bãi bỏ [Cớ sao giặc dữ dám xâm phạm]

    Hán triều nhân hậu có vua Văn [Chờ đấy loài bây sẽ nát tan]

    [hí hí, những bài kiểu này, mọi ng thông cảm, muốn kết lắm, mà ko kết nổi, nhân chuyện thơ văn, bữa sau em nói chuyện nguồn gốc thơ lục bát để hầu các bác]

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tìm Hiểu Bài Nam Quốc Sơn Hà
  • Phân Tích Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà [Sông Núi Nước Nam] Của Lý Thường Kiệt.
  • Phân Tích Và Làm Sáng Tỏ Nhận Định Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Có Giá Trị Như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Việt Nam
  • Trở Lại Tác Giả Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Giới Thiệu Về Lí Thường Kiệt
  • --- Bài mới hơn ---

  • Chuyện Bản Dịch Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư [Tùy Bút Hoàng Đằng]
  • Bài 3: Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
  • Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà Của Lí Thường Kiệt
  • Thêm Một Bằng Chứng Về Nguyên Văn Bài Thơ “nam Quốc Sơn Hà”
  • Trả Lời Malieng Về Bài Thơ “nam Quốc Sơn Hà ….”
  • Sách là một kho tàng tri thức nhân lọai mà người xưa để lại cho muôn đời sau. Ông cha ta ngàn năm trước, khi lập quốc, việc viết sách không chỉ là để lại cho con cháu mà còn xem như là “Thiên thư”, khẳng định chủ quyền của quốc gia,cùng những báu vật do Trời Đất ban tặng, để mãi mãi cháu con theo đó mà xây dựng, bảo vệ và giữ gìn bờ cõi trường tồn vững mạnh.

    Mỗi khi mùa xuân tới, một năm mới bắt đầu, ở trong sâu thẳm những tâm hồn người Việt đều hướng về nguồn cội, tổ tiên, ông bà… cõi linh thiêng không có gì sánh được, để tự hào được mang trong mình dòng máu Hùng Vương, và hai tiếng Việt Nam. Việt Nam, ngàn năm trước đã hiên ngang ngẩng đầu xưng với thiên hạ là quốc gia Đại Cồ Việt, đã khẳng định với 4 phương : quốc sơn hà Nam Đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư… “Thiên thư”- sách Trời hay chính nét bút kỳ tài của ông cha ngàn xưa đã vẽ hình đất nước bằng cả máu, mồ hôi, nước mắt, làm nên một dải đất cong cong hình chữ ” S ” trải dài từ Bắc xuống Nam. Từ nét chấm đầu tiên ở Mũi Sa Vĩ, Trà Cổ, Quảng Ninh đến nét bút “mở” nơi Đất Mũi, Cà Mau hướng về phương Nam, trải qua bao thăng trầm thuở khai thiên lập địa, cùng bao cuộc chinh chiến giữ chủ quyền, đất nước Việt tuy nhỏ bé nhưng kiên cường bên bờ sóng gió Biển Đông, vững chãi, không một thế lực to lớn nào có thể khuất phục, chia cắt, dời đổi.

    Sau khi dời đô về Thăng Long, triều chính ổn định, các quyết sách về kinh tế, giáo dục cũng đã được ban bố và thi hành, cuộc sống của người dân đã đi vào nề nếp, Vua Lý Nhân Tông nhận thấy sự cần thiết phải vẽ địa đồ sông núi quốc gia. Năm 1075, nhà vua đã sai Quan Thái úy Lý Thường Kiệt vẽ địa hình 3 châu Ma Linh, Địa Lý và Bố Chính, đổi tên thành Minh linh, Lâm Bình, Bố Chính. Năm 1172 Vua Lý Anh Tông đi du ngọan để ” xem sơn xuyên hiểm trở, đường xá xa gần và sự sinh họat của dân gian”, rồi sai các quan làm quyển địa đồ của nước chúng tôi như trong ghi chép của Lê Quý Đôn thì cuốn sách đó mang tên:Nam Bắc phiên giới địa đồ, đánh dấu việc chủ quyền quốc gia ” sông núi nước Nam vua Nam ở, dĩ nhiên được phân định bởi sách trời “. Có thể đây là quyển sách đầu tiên ông cha vẽ hình đất nước, nhưng ngày nay đã không còn.

    Trải qua suốt thời Trần, có lẽ vì phải vừa xây dựng triều chính củng cố thế lực sau khi nhà Lý nhường ngôi vua, vừa phải liên tiếp lo luyện binh để đánh lại và chiến thắng 3 lần quân xâm lược Nguyên- Mông, giữ vững quốc gia sống trong hòa bình, an nguyên bờ cõi… nên việc làm sách địa lý không được chú trọng. Gần như không có quyển nào.

    Tới đời Lê, năm 1435, quan Hành Khiển Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai viết quyển địa dư đầu tiên nước ta lấy tên , chuyên khảo về địa dư nước Nam, lược khảo địa dư, chính trị các triều đại trước thời vua Lê Thái Tổ, chép phần Lê sơ, kể rõ các địa phương hình thế sông núi, sản vật, liệt kê các phủ, huyện, châu, xã… Ông dâng lên Vua Lê Thái Tông, vua sai Nguyễn Thiên Túng làm thời tập chú, Nguyễn Thiên Tích làm lời cẩn án, Lý Tử Tấn làm lời thông luận. Sau vua Lê Thái Tông cho in vào bộ Quốc thư bảo huấn đại tòan. Đây là cuốn sách địa lý xưa nhất còn lại cho chúng ta hôm nay.Năm 1490, tức năm Hồng Đức 21, vua Lê Thánh Tông sai làm sách Thiên hạ bản đồ, người ta căn cứ vào quyển này mà sọan ra Hồng Đức bản đồ vào thế kỷ 17, đặc biệt có cả bản đồ Chúa Trịnh Sâm đem quân đi đánh Thuận Quảng[ Trung Quốc]. Đầu thế kỷ 18 vào năm Bảo Thái thứ 4, vua Lê Dụ Tông sai định lại biên giới các châu, huyện, viết thành sách Tân Định bản đồ. Tới cuối đời vua Lê Hiển Tông, Dương Nhữ Ngọc, người Lạc Đạo, Gia Lâm viết một quyển địa lý học Việt Nam có tên Thiên Nam lộ đồ thư. Thời Lê Trung hưng có Ngô Thì Sĩ[1726-1784] đậu tiến sĩ 1766 năm Lê Cảnh Hưng 27, ông viết Hải Dương chí lược, chuyên khảo về lịch sử, địa lý và nhân tài của Hải Dương. Cuối thế kỷ 18, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Nhiễm, Nguyễn Tôn Quải sọan Nam quốc vũ cống. Cũng ở thế kỷ 18, Lê Quý Đôn, nhà bác học thông kim bác cổ thời đó sọan nhiều sách về kinh truyện, cổ thư, thơ văn, đặc biệt là sử ký và địa lý như Đại Việt thông sử [có các nước láng giềng], Phủ biên tạp lục ,gồm 6 quyển bao gồm các nội dung:danh nhân, thi văn, thổ sản, phong tục… liệt kê tên các phủ, huyện, xã, núi sông, thành trì, đường xá và các cách thức canh tác ruộng đất, thi hành thuế khóa…Ông còn có quyển Kiến văn tiểu lục có đề cập đến biên giới lãnh thổ bờ cõi nước ta.

    Dưới triều Tây Sơn, có một số sách viết về địa chí Việt Nam như Cảnh Thịnh tân đồ, Mục mã trấn doanh đồ, Cao Bằng phủ tòan đồ. Đầu thế kỷ 19 có ông Phạm Đình Hổ viết rất nhiều sách về địa chí như An Nam chí, Ô châu lục, Kiền khôn nhất lãm, trích sao các bộ Nhất thống chí đời Thanh và bản đồ đường đi ở nước Nam,Ai Lao sứ trình về đường đi sứ Ai Lao. Nhưng bộ sách chính của ông và có giá trị nhất là Vũ trung tùy bút, gòm 2 quyển khảo cứu về địa lý, phong thổ, phong tục tập quán, văn hóa , thắng cảnh và các danh nhân, tài nhân. Ngòai ra Phạm Đình Hổ cùng với ông Nguyễn Án, người Bắc Ninh viết Tang thương ngẫu lục, kể về danh nhân, thắng cảnh, di tích nước Việt. Đây là những cuốn sách quý về địa lý Việt Nam của thời Lê, cho ta biết được diện mạo và phong thổ của người Việt lúc bấy giờ.

    Đến thời Nguyễn, bắt đầu từ vua Gia Long, việc biên sọan khảo cứu về địa chí nước ta mới thật sự được chú trọng, sách được viết nhiều và có giá trị cao mang tính chất “quốc thư” chính thức.Vua Gia Long lệnh cho quan Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định sọan bộ Nhất thống địa dư chí, gồm 11 quyển, từ quyển 1-4 tả đường bộ từ Húế vào đến Trấn Biên- Biên Hòa,từ Huế đến Lạng Sơn, đường thủy từ Gia Định- Sài Gòn đến Vĩnh Long- Lục tỉnh. Từ quyển 5-10 chép các Trấn, Doanh, Dinh, Cương giới, phong tục, thổ sản, các phủ huyện châu, đường lộ…Sang tới đời vua Minh Mạng, ông Phan Huy Chú sọan bộ , một phần quan trọng của bộ Lịch triều hiến chương lọai chí . Bộ sách này là cuốn Bác khoa tòan thư đầu tiên của Việt Nam từ thời cổ cho tới lúc đó, gồm 49 quyển, 5 quyển đầu là nói về địa chí, bờ cõi, phong thổ. Ngòai ra ông còn viết Hòang Việt địa dư chí ,phác họa bản đồ Đại Nam nhất thống tòan đồ vào năm 1834, đặc biệt trong bản đồ này vẽ rất rõ hình thể sông núi, duyên hải, đồng bằng… và có cả quần đảo Hòang Sa, Trường Sa.Ở phía Bắc còn có bộ Bắc thành địa dư chí, viết về thành Thăng Long và 11 Trấn ở phía Bắc gồm các mục cương giới, phân cách phân hạt hình thể, khí hậu, thổ sản…, và cuốn Phương đình địa chí lọai của Nguyễn Văn Siêu gồm 5 quyển chép địa lý nước Nam thời Hậu Lê, thời Nguyễn và các sách của Trung Quốc viết về Việt Nam. Sang tới đời Thiệu Trị, năm 1841,vua sai viết Đại Nam thống chí, một quyển địa lý học sơ lược của nước ta. Đến đời Tự Đức, vua sai Quốc sử quán sọan bộ Đại Nam nhất thống chí , trong suốt 17 năm từ 1865-1882 mới hòan thành. Đây là bộ sách đầy đủ nhất, viết có phân chia rõ ràng nhất theo từng địa phương, tỉnh… gồm cương giới, sự thay đổi tên gọi, các phủ huyện châu, hình thế, khí hậu, thành trì, dân số, hộ khẩu, ruộng đất, sông núi, hồ đầm, lăng mộ, đền, đình, chùa , miếu, cửa biển, nhà trạm, đường cái, bến đò, cầu cống đê điều, phố chợ, thổ sản, nhân vật lịch sử , thánh nhân…Cuốn sách này còn có rất nhiều tài liệu về sử học, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật của nước nam, giới thiệu các xứ Cao Miên, Xiêm La, Miến Điện, Vạn Tượng, Nam Dương.Đến đời vua đồng khánh, năm 1886, Hòang Hữu Xứng theo lệnh triều đình sọan xong bộ Đại Nam quốc cương giới vựng biên có rất nhiều bản đồ địa hình nước Việt Nam. Sau đó Quốc sử quán sọan tiếp bộ Đồng Khánh địa dư chí chi tiết hơn về đồ hình nước ta.

    Ngòai những cuốn sách do Vua ban lệnh viết, như một lọai “quốc thư”- sách quốc gia, còn có một số sách của các tiến sĩ, tú tài khoa bảng của các đời vua viết như dạng sách để nghiên cứu và cho dân gian biết về non sông gấm vóc đất Việt. An nam chí lược của Lê tắc thời vua Lê Thánh Tông, Tỏan tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư sọan vào cuối thế kỷ 17, Việt dư thặng chí tòan biên của Lý Trần Tấn đời vua Gia Long,Thối thực ký văn của Trương Quốc Dung đời vua Minh Mạng. Hay cuốn Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng, Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí của Nguyễn Thụy Trân, Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư , Nam quốc địa dư chí của Lương Trúc Đàm….

    Những cuốn sách địa dư, địa chí khẳng định sự tồn tại và chủ quyền của một quốc gia có lãnh thổ, có biên cương, không một ai có thể thay đổi. Ông cha xưa không chỉ lập quốc, kiến tạo, mở mang bờ cõi, chiến đấu giữ gìn lãnh thổ mà còn làm nên những kỳ tích cho con cháu muôn đời có được những di sản quý báu , đó chính là những nét bút kỳ diệu của ông cha ta vẽ hình đất nước để lại con cháu. Đó cũng chính là những thông điệp thời gian để nhắc nhở những thế hệ người Việt Nam hãy giữ truyền thống của cha ông, tiếp nối vào nét bút để cho nước Việt càng thêm tươi đẹp, thêm giàu mạnh và trường tồn.

    Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi. Ông cha đã vẽ hình đất nước cho ta có được một dải chữ ” S ” Việt Nam thiêng liêng bất khả xâm phạm bên bờ biển Đông. Sang năm mới, đốt nén hương trầm, tâm vọng về tổ tiên nguồn cội, để tự hào, để nguyện tiếp nối ông cha, để Tổ quốc Việt Nam muôn đời trường tồn./.

    Hòai Hương

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà.
  • Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Tìm Hiểu Bài Nam Quốc Sơn Hà
  • Phân Tích Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà [Sông Núi Nước Nam] Của Lý Thường Kiệt.
  • Phân Tích Và Làm Sáng Tỏ Nhận Định Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Có Giá Trị Như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Việt Nam
  • --- Bài mới hơn ---

  • Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Sông Núi Nước Nam Lớp 7 Hay Nhất Đầy Đủ
  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Sông Núi Nước Nam Của Lí Thường Kiệt
  • Phân Tích Bài Thơ Sông Núi Nước Nam Của Lý Thường Kiệt
  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Sông Núi Nước Nam Của Lý Thường Kiệt
  • Cảm Nhận Về Bài Thơ “sông Núi Nước Nam” Của Lý Thường Kiệt
  • Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

    Bài thơ được viết theo thể thất ngôn [bảy chữ] tứ tuyệt [bốn câu], một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường [thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú], được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại. Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 [cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4]. Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4].

    1. Nhận dạng thể thơ của bài Namquốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

    : Kiểm tra xem bài thơ [phần phiên âm] gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?

    2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

    – Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” [sách trời]. Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” [vua của những vùng đất nhỏ]. Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” [vua nước Nam] để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

    – Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

    3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.

    Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

    4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

    5. Qua các cụm từ tiệt nhiên [rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác], định phận tại thiên thư [định phận tại sách trời] và hành khan thủ bại hư [chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại], chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

    Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đại chủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độ, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, đối với bài thơ này cần đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, chú ý ngắt theo nhịp 4/3, nhấn mạnh cuối mỗi nhịp.

    2. Có bạn thắc mắc tại sao không nó là “Nam nhân cư” [người Namở] mà lại nói “Nam đế cư” [vua Namở]. Hãy giải thích để bạn kia được rõ.

    : Như trên đã nói, người xưa coi trời là đấng tối cao và chỉ có vua [Thiên tử – con trời] mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Tất cả mọi thứ có trên mặt đất đều là của vua. Hơn thế nữa, nói Nam đế cư là có hàm ý nói rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử chứ không phải là một ông “vua nhỏ” dưới quyền cai quản của Hoàng đế Trung Hoa

    --- Bài cũ hơn ---

  • Soạn Bài: Sông Núi Nước Nam
  • 1001 Bài Thơ Thứ 7, Tình Thơ Buồn Vui Ngày Thứ Bảy Hay Nhất
  • Cảm Nhận Về Bài Thơ Sang Thu Của Hữu Thỉnh
  • Chùm Thơ Chào Ngày Mới Vui Vẻ, Tràn Đầy Niềm Vui
  • 1001 Bài Thơ Ngắn Chào Ngày Mới Với Lời Chúc Vui Vẻ Và Ý Nghĩa
  • --- Bài mới hơn ---

  • Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà Của Lí Thường Kiệt
  • Thêm Một Bằng Chứng Về Nguyên Văn Bài Thơ “nam Quốc Sơn Hà”
  • Trả Lời Malieng Về Bài Thơ “nam Quốc Sơn Hà ….”
  • Thơ Nguyễn Huy Hoàng: Vẫn Đắng Đót 1 Trái Tim Yêu, Dẫu Nước Nga Bây Giờ Đã Khác
  • Nhà Thơ Thạch Quỳ Từng Đến Tận Nơi Lênin Đi Đày Thăm Con
  • Bị giáng chức “đày” ra Nghệ An, Lý Đạo Thành lập Viện Địa tạng trong thờ tượng Phật và vị hiệu vua Lý Thánh Tông.

    Xưa nay, ngẫm lịch sử: Cứ mỗi khi nội bộ triều chính của nước ta “bất hòa” thì mối nguy họa ngoại xâm phương Bắc là điều rất dễ xảy ra. Vào thời điểm những năm sau 1072 này, nhà Tống quyết định thôn tính nước ta vì mấy nguyên nhân sau: Thứ nhất, việc mất đoàn kết trong triều đình nhà Lý khiến thế nước suy giảm. Thứ hai, nhà Tống lo ngại việc thay đổi “nhân sự” trong triều đình Đại Việt sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ. Và điều thứ ba còn quan trọng nữa: Tháng 2 năm 1075, nước Liêu đe dọa biên giới phía Bắc nước Tống. Liệu thế không cự nổi, Tể tướng Vương An Thạch hiến kế với vua Tống cắt 700 dặm đất Hà Đông biếu nước Liêu để hòa hoãn, tiếp đó, tập trung binh lực đánh Đại Việt để tăng cường thế mạnh áp đảo lại nước Liêu. Đó cũng là kế sách đẩy mâu thuẫn từ bên trong ra bên ngoài của Vương An Thạch khi bị các phe phái khác trong triều công kích… Trước khi động binh, nhà Tống “xúi giục” Chiêm Thành quấy nhiễu phía Nam nước ta.

    Trước tình cảnh này, Thái hậu Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt đã làm được một điều vĩ đại mà ít người nhắc đến: Hòa hợp phe phái, đoàn kết nhân tâm cùng nhau bàn cách chống họa ngoại xâm.

    Thái úy Lý Thường Kiệt nhận mệnh vua đích thân vào Nghệ An phong chức Thái Phó, Bình chương quân quốc trọng sự cho Lý Đạo Thành và mời ông trở lại kinh đô. Chức quan này của Lý Đạo Thành trông coi tất cả việc triều chính trong nước. Còn với Lý Thường Kiệt, ông nắm quân đội lo việc đối phó với giặc ngoại xâm.

    Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà – Được coi là Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt

    Gạt bỏ thù hận, Thái Phó Lý Đạo Thành mạnh dạn “đề xuất” nhiếp chính Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông thực hiện việc tuyển chọn hiền tài giúp nước. Đây cũng là thực hiện tiếp nguyện ước còn dang dở của ông với vua Lý Thánh Tông từ năm 1070 khi lập Văn Miếu. Năm 1075, ở kỳ thi Nho học đầu tiên của dân tộc đã tuyển được mười người hiền tài nhất, trong đó Lê Văn Thịnh là người đỗ đầu và được giao việc giúp Vua học. Chỉ chưa đầy một năm sau, khi ngọn lửa chiến tranh bắt đầu, Lê Văn Thịnh được Vua tin tưởng phong ngay chức Binh bộ Thị lang [tương đương Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bây giờ]. Như thế, bên cạnh vị võ tướng kiệt xuất có vị quân sư văn lược tinh thông.

    Lịch sử nước ta từ cổ chí kim thường chống giặc ở tư thế tự vệ khi địch đã xâm phạm bờ cõi. Duy chỉ có Lý Thường Kiệt dám nghĩ tới việc “Tiên phát chế nhân”, ông khẳng khái tâu Vua: “Ngồi im đợi giặc không bằng chủ động đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”.

    Phán đoán quân Tống vào đánh nước ta qua hai đường chính: Đường bộ từ Ung Châu và đường thủy từ cửa bể Khâm, Liêm, Thái úy Lý Thường Kiệt chủ động tấn công trước. Từ Vĩnh An [Hải Ninh, Móng Cái, Quảng Ninh], đại quân đường thủy do Thái úy Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đánh vào ven biển Quảng Đông. Cánh quân bộ từ biên giới miền Quảng Nguyên kéo sang đánh Tống ở vùng Quảng Tây do Nùng Tôn Đản quản lĩnh. Vùng Môn Châu có Hoàng Kim Mãn thống lĩnh, vùng Lạng Châu có phò mã Thân Cảnh Phúc và vùng Tô Mậu do Vi Thủ An cầm quân. Hành quân táo bạo, bất ngờ, thêm mưu lược tài tình, quân đội nhà Lý mau chóng phá tan các cứ điểm xung yếu chứa lương thực, vũ khí. Đại quân do Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy chỉ trong 7 ngày là đã tới vây thành Ung Châu [Nam Ninh, Trung Quốc]. Để tránh xung đột với dân Tống và bất lợi về lương thực, Lý Thường Kiệt đã tìm một danh nghĩa cho cuộc tiến công. Ông yết bảng “Phạt Tống lộ bố văn” kể tội quân Tống, nêu cao đại nghĩa tự thủ chủ quyền và giúp dân Tống chống lại phép Thanh Miêu, Trợ dịch hà khắc của triều đình nhà Tống. Người dân Tống đọc lời lộ bố vui mừng đem lương thực tới giúp quân đội nhà Lý… Với chất lượng vũ khí hơn hẳn nhà Tống cộng với mưu lược tài trí, chỉ trong 42 ngày đêm công kích, thành Ung Châu kiên cố đã thất thủ. Đại quân nhà Lý thừa thắng kéo tiếp lên phía Bắc phá thành Tân Châu rồi mau chóng kéo quân về, trước khi quân nhà Tống đang ồ ạt kéo xuống.

    Sau gần một năm khắc phục thiệt hại, quân đội nhà Tống do Nguyên soái Quách Quỳ và Triệu Tiết [Phó Nguyên soái] chỉ huy tiến đánh Đại Việt. Đó là tháng 11 năm Bính Thìn [1076].

    Quân Tống đổ dồn tụ tập trước phòng tuyến từ địa phận Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng [Bắc Giang] với chiều dài khoảng 30 km. Do lực lượng địch áp đảo, cũng có lúc phòng tuyến tưởng chừng khó giữ, nhưng bằng quyết tâm sắt đá, phòng tuyến luôn luôn được củng cố. Trong một lần tập kích sang trại giặc, hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn cùng hơn 500 quân ta tử trận. Thế giằng co tới mùa hè năm sau. Thời tiết nóng nực khiến quân Tống mỏi mệt, bệnh tật lan tràn, tinh thần suy sụp còn lương thực sắp cạn. Quân tướng Tống tiến thoái lưỡng nan.

    Thời cơ phản công đã đến. Vào một đêm, từ đại bản doanh trên núi Thất Diệu [đền Núi, Yên Phong, Bắc Ninh] Lý Thường Kiệt sai người tới ngôi đền thiêng thờ Thánh Tam Giang [Trương Hống, Trương Hát] ở ngã ba Xà [nơi hợp lưu sông Cà Lồ, Như Nguyệt] nơi gần đại bản doanh Triệu Tiết, tựa như thần nhân đọc vang lên bài thơ mắng giặc:

    Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phậm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

    Dịch nghĩa:

    Sông núi nước Nam vua Nam ở

    Rành rành định phận tại sách trời

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    Khí thơ hùng tráng, quật cường này sống mãi trong lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, được coi là Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt ta.

    Phút chốc, lời thơ “Thần” như một liều thuốc tinh thần cực mạnh, nhuệ khí quân dân Đại Việt vụt bùng lên, ngược lại, quân Tống thất vía kinh hồn. Quân Đại Việt bất ngờ tập kích. Sau ngót ngàn năm, đến nay, nhân dân vùng Hiệp Hòa vẫn còn gọi một cánh đồng rộng là cánh đồng Xác – nơi xác giặc chết la liệt ngày xưa và có một ngôi chùa Xác – ngôi chùa cầu siêu cho vong linh lính bại trận năm nào.

    Tổng kết chiến tranh, không tính thiệt hại vô kể của lần bị quân Đại Việt sang đánh, Chính Thúc, sử gia nhà Tống viết: “8 vạn phu vận lương và 11 vạn chiến binh chết vì lam chướng. Còn được 28 ngàn người sống sót về, mà trong đó còn ốm yếu nhiều. Kể cả số trước bị địch giết thêm mấy vạn, cả thảy không dưới 30 vạn”. Phí tổn tiền vàng tính ra là 5 triệu 190 ngàn lượng vàng”.

    Chiến thắng vang dội, thế nước cường thịnh, Đoàn ngoại giao do Binh bộ Thượng thư Lê Văn Thịnh [tương đương Bộ trưởng Quốc phòng] sang trại Vĩnh Bình đàm phán thắng lợi, giành lại cương thổ đã mất về tay nhà Tống trước và trong chiến tranh.

    Lập võ công hiển hách, nhưng để giữ hòa khí bang giao [nhà Tống đòi xử người cầm đầu cuộc chiến ở Đại Việt], Lý Thường Kiệt tự nguyện rời triều đình vào Thanh Hóa trấn nhậm. Song đó cũng là sách lược để giữ yên cương thổ phía Nam Tổ quốc.

    Từ Khôi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chuyện Bản Dịch Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư [Tùy Bút Hoàng Đằng]
  • Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
  • Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà.
  • Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Tìm Hiểu Bài Nam Quốc Sơn Hà
  • --- Bài mới hơn ---

  • Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà.
  • Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
  • Chuyện Bản Dịch Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư [Tùy Bút Hoàng Đằng]
  • Bài 3: Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
  • Bài thơ được viết theo thể thất ngôn [bảy chữ] tứ tuyệt [bốn câu], một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường [thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú], được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại.

    Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 [cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4]. Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4].

    1. Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

    Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ [phần phiên âm] gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?

    2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

    – Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” [sách trời]. Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” [vua của những vùng đất nhỏ]. Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” [vua nước Nam] để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

    – Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

    3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.

    Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

    4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

    5. Qua các cụm từ tiệt nhiên [rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác], định phận tại thiên thư [định phận tại sách trời] và hành khan thủ bại hư [chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại], chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

    Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đại chủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độ, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, đối với bài thơ này cần đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, chú ý ngắt theo nhịp 4/3, nhấn mạnh cuối mỗi nhịp.

    2. Có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” [người Nam ở] mà lại nói “Nam đế cư” [vua Nam ở]. Hãy giải thích để bạn kia được rõ.

    Gợi ý: Như trên đã nói, người xưa coi trời là đấng tối cao và chỉ có vua [Thiên tử – con trời] mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Tất cả mọi thứ có trên mặt đất đều là của vua. Hơn thế nữa, nói Nam đế cư là có hàm ý nói rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử chứ không phải là một ông “vua nhỏ” dưới quyền cai quản của Hoàng đế Trung Hoa.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phân Tích Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà [Sông Núi Nước Nam] Của Lý Thường Kiệt.
  • Phân Tích Và Làm Sáng Tỏ Nhận Định Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Có Giá Trị Như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Việt Nam
  • Trở Lại Tác Giả Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Giới Thiệu Về Lí Thường Kiệt
  • Giới Thiệu Về Bài Thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà Của Tác Giả Lí Thường Kiệt
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phân Tích Và Làm Sáng Tỏ Nhận Định Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Có Giá Trị Như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Việt Nam
  • Phân Tích Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà [Sông Núi Nước Nam] Của Lý Thường Kiệt.
  • Tìm Hiểu Bài Nam Quốc Sơn Hà
  • Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà.
  • Việc phát hiện ra văn bản xưa nhất về truyền thuyết bài thơ Nam quốc sơn hà của chúng tôi cách đây 5 năm đã được sự chú ý của dư luận. Đó là một may mắn ít có đối với người nghiên cứu. Gần đây, trên báo Văn nghệ số 52 [27-12-2008] đã đăng tải bài viết “Về tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà” của tác giả Trọng Miễn, chúng tôi thấy nếu không trở lại bàn thêm về bài thơ thì khó có thể làm sáng tỏ những nghi vấn mà tác giả Trọng Miễn nêu ra trong bài viết.

    Trước hết, khi bàn về tác giả của bài thơ “Nam quốc sơn hà”, theo chúng tôi không thể chỉ dựa vào hai bài viết “Văn bản xưa nhất về truyền thuyết trong có bài thơ Nam quốc sơn hà của Nguyễn Thị Oanh trên tạp chí Văn hóa dân gian [số 2-2002] và bài “Bàn thêm về tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà” của Văn Đắc trên tạp chí Xứ Thanh [số 7-2003] để đại diện cho hai nhóm ý kiến khác nhau khi nói về tác giả của bài thơ nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ trước cách mạng tháng Tám, có không ít học giả nổi tiếng như Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đổng Chi, Dương Quảng Hàm, Văn Tân, Đinh Gia Khánh… đã cho rằng tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Năm 1988, người đầu tiên đặt lại vấn đề tác giả của bài thơ là GS. Hà Văn Tấn. Ông cho rằng “Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Tiếp đó, năm 2000, PGS. Bùi Duy Tân trong bài: Truyền thuyết về một bài thơ “Nam quốc sơn hà” là vô danh không phải của Lý Thường Kiệt” cũng dựa vào truyền thuyết và huyền tích còn lại để nêu lên những dự đoán về thời điểm ra đời của bài thơ “xuất hiện từ thời Ngô và sau đó là thời Đinh Lê, tức đầu thời tự chủ”. Khi điểm lại lịch sử vấn đề, sẽ công bằng và khoa học hơn nếu nhắc lại tên tuổi của các học giả đi trước và những ý kiến khác về bài thơ này. Bàn về những sự kiện và nhân vật lịch sử đã cách xa chúng ta ngót nghét ngàn năm, trong điều kiện không có nhiều tư liệu, thì không thể chỉ dựa vào hai bài viết để có thể nhanh chóng “khẳng định đúng – sai” được, huống hồ tác giả Trọng Miễn còn chưa bao quát hết một số bài nghiên cứu và trao đôi gần đây về bài thơ.

    Chúng ta đã biết, bài thơ Nam quốc sơn hà nằm trong truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát, thuộc loại truyền thuyết anh hùng thường thấy trong lịch sử dân tộc. Với một khối lượng khoảng 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích vể truyền thuyết trong có bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hiện còn lưu trữ tại các thư viện ở Hà Nội, cho thấy truyền thuyết có sức hấp dẫn nhiều thế hệ độc giả. Trong bài viết Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà đăng trong Tạp chí Hán Nôm số 1 [50] năm 2002, chúng tôi đã dựa vào sự thay đổi về nội dung truyền thuyết và thời điểm ra đời của bài thơ, từ đó chia nguồn tư liệu trên thành hai nhóm gắn với hai giả thiết: một là bài thơ ra đời gắn với công cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất năm 981 của Lê Đại Hành và hai là gắn với cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076 của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt. Đại diện cho nhóm thứ nhất là sách Lĩnh Nam chích quái [LNCQ], ký hiệu A.2914 , hiện lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm; và đại diện cho nhóm thứ hai là sách Việt điện u linh [VĐUL], ký hiệu A.751 của thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sau khi so sánh LNCQ với VĐUL chúng tôi đã thấy bên cạnh cái chung, sự khác nhau trong các tình tiết cụ thể cũng là điều dễ nhận thấy. Nếu truyền thuyết trong LNCQ gắn với nhân vật lịch sử Lê Đại Hành và công cuộc chống ngoại xâm thì truyền thuyết trong VĐUL gắn với nhân vật lịch sử Ngô Nam Tấn và công cuộc dẹp nội loạn ở trong nước. Nếu bài thơ Nam quốc sơn hà trong LNCQ là thành phần hữu cơ gắn bó với truyền thuyết thì bài thơ trong VĐUL là sự chép nối sau khi truyền thuyết Ngô Nam Tấn kết thúc. Bài thơ Nam quốc sơn hà ở LNCQ ra đời gắn với chiến trận cụ thể, với đối tượng cụ thể là giặc Tống [Bắc lỗ], còn bài thơ ở VĐUL đã mang tính khái quát, chỉ chung cho mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng là giặc ngoại xâm [nghịch lỗ]. Ngoài ra, việc phong thưởng của nhà nước phong kiến không có trong sự kiện hai thần phù giúp Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt.

    Lý giải về sự khác nhau giữa LNCQ và các sách chính thống của nhà nước phong kiến như VĐUL và Đại Việt sử ký toàn thư [ĐVSKTT], chúng tôi cho rằng có thể truyền thuyết đã được các nhà Nho sau này tái tạo lại cho phù hợp với thời đại và nhãn quan Nho giáo. Đánh giá về Lê Hoàn [Lê Đại Hành], trong khi nhà viết sử Lê Văn Hưu đã hết lời ca ngợi ông là người có công lớn trong việc tổ chức và lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất, thì dưới ngòi bút của Ngô Sĩ Liên, Lê Hoàn lại bị phê phán gay gắt về tội không hết lòng phò tá con vua Đinh, lập Dương thị làm hoàng hậu. Dưới con mắt của Ngô Sĩ Liên, hành động của ông là việc làm “đáng hổ thẹn” [ĐVSKTT, T.I, tr.221]. Với cách nhìn nhận và đánh giá của sử gia phong kiến đối với nhân vật Lê Đại Hành như vậy thì việc ghi chép nội dung truyền thuyết và bài thơ Nam quốc sơn hà vốn gắn với thời đại của Lê Đại Hành sang nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt là việc dễ có thể xảy ra. Cũng có thể trong chiến trận với giặc Tống Trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã được hai thần phù hộ, hiển linh đọc bài thơ Nam quốc sơn hà khiến cho giặc Tống bị thua, song việc hai thần không được triều đình nhà Lý bấy giờ khen thưởng là việc không thể xảy ra ở thời đại mà cõi u linh vẫn chiếm một phần trong cuộc sống con người và thần quyền là một thực thể tồn tại như một tín ngưỡng.

    Sở dĩ dân tộc ta làm nên những chiến công lừng lẫy trước các cuộc xâm lăng của đế chế phương Bắc, là do đã hội tụ đầy đủ cả ba điều kiện “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Người xưa đặt chữ “thiên” lên đầu cũng là để nhấn mạnh sự trợ giúp của thần linh trong việc “điều phối biến hóa việc thế gian, quyết định số phận cho muôn loài”. Con người thời cổ đại, đứng trước bí ẩn của thế giới tự nhiên, thường đặt niềm tin vào những giá trị mà họ cho là thiêng liêng. Chẳng thế, hầu hết các thiên truyện trong sách VĐUL về các thần “khí thể rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau” đều ghi lại việc thần linh hiển ứng trợ giúp vua đi đánh giặc hay trừ tai họa cho dân. “Niềm tin có được là do sự nhận thức của ý thức”, nhưng một khi niềm tin đi vào thế giới tâm linh thì nó có sức lan tỏa, có sức truyền cảm và tập trung sức mạnh ghê gớm. Câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư” [Sông núi nước Nam vua Nam ở, Trời xanh đã định tại sách trời] là nói đến quyền độc lập tự chủ của nước ta được quyết định trước hết từ trong “thiên thư” do trời và thần công nhận. Một khi nền độc lập và chủ quyền đó đã mang sức mạnh của tự nhiên thì nó sẽ tồn tại một cách vững chắc, bất khả xâm phạm. Bất cứ kẻ thù nào làm phương hại đến nền độc lập, tự chủ ấy sẽ bị trời và thần trừng trị. Chưa cần nhờ đến sức của con người, chỉ với sức mạnh của thần linh, của “hồn thiêng sông núi” thì bọn ngoại xâm đã phải thảm bại.

    “Địa lợi” là nguyên nhân thứ hai và cũng là nguyên nhân quan trọng để dân tộc ta làm nên những chiến công chống ngoại xâm trong lịch sử. Địa lợi là lợi thế về sự hiểm yếu của núi sông, là các điều kiện tự nhiên nóng lắm mưa nhiều, rừng thiêng nước độc… Trần Lôi trong bài “Quá Phong Khê” đã nhắc đến chuyện Mã Viện khi ở Đông Quan nhìn ra Lãng Bạc thấy diều bay rơi xuống nước đã than thở “Ngưỡng thị phi diên, điệp điệp trụy thủy trung” [Ngước trong thấy diều bay, Lớp lớp rơi xuống nước] [ Hậu Hán thư, Mã Viện truyện], ý nói đất Nam Việt nhiều lam chướng, đến con diều cũng không bay qua được phải rơi thẳng xuống nước. Thứ sử Doanh Châu là Lư Thượng Tổ bị tội chết khi đưa ra lý do: “Đất Lĩnh Nam lam chướng, dịch lệ, đó là cái lẽ đã ra đi thì không trở về” để từ chối việc vua Đường sai sang làm Đô đốc Giao Châu [ ĐVSKTT,TI, tr.189].

    Không chỉ lam chướng, núi sông hiểm trở cũng là cạm bẫy chôn vùi kẻ thù xâm lược. “Nguyễn Sưởng [?-?] khi đứng trước dòng sông Bạch Đằng lịch sử cũng đã ca ngợi dòng sông – nơi đánh dấu hai lần chiến thắng giặc xâm lược Nguyên Mông: “Thùy tri vạn cổ trùng hưng nghiệp, Bán tại quan hà bán tại nhân” [Mấy ai biết được sự nghiệp trùng hưng muôn thuở, một nửa nhờ địa thế núi sông, một nửa do con người][Trùng Hưng là niên hiệu của vua Trần Nhân Tông]. Khi sang sứ phương Bắc, Nguyễn Trung Ngạn [1289-1370] đứng trước ngôi đền thờ Mã Viện, kẻ đã mang quân tới phá tan khát vọng muốn được độc lập, muốn được làm chủ trên vùng đất của mình của hai nữ anh hùng người Việt: bà Trưng, bà Trắc, cũng đã phải thốt lên: “Thanh giang tằng tẩy tê xa báng, Chướng lĩnh nan mai mã cách hồn [Dòng sông trong đã từng nhấn chìm lời báng bổ về sự kiên cố của những cỗ xe, nhưng lam chướng của vùng núi non hiểm trở lại không thể chôn vùi hồn của những kẻ ngồi trên yên ngựa] . Hai chữ “tê xa” trong câu thơ đầu “Thanh giang tằng tẩy tê xa báng” được ông lấy từ điển tích trong sách của Hàn Phi Tử. Sách đó có câu: “Thác ư tê xa lương mã chi thượng, tắc khả dĩ lục phạn phản trở chi hoạn; thừa chu chi an, trì tiếp chi lợi tắc khả dĩ thủy tuyệt giang hà chi nạn [Tạm dịch: Nếu cậy cưỡi trên xe tuấn mã, thì có thể gặp nỗi lo bị bắt ở nơi hiểm trở trên đường; nếu cậy đi thuyền an toàn với mái chèo tốt thì có thể gặp nạn chết trên sông nước]. Ý của điển này là sự cảnh báo trong chiến đấu, đối với những ai chủ quan, cậy vào sức mạnh của vũ khí,vật dụng mà quên đi các điều kiện tự nhiên khác cũng sẽ bị thất bại. Nguyễn Trung Ngạn nhắc tới hình ảnh “Dòng sông trong” là nói tới những chiến công vang dội của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng, Như Nguyệt …từ thời Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, đến chiến công chống quân nhà Tống lần thứ nhất thời Lê Đại Hành, lần thứ hai thời nhà Lý, chống quân Nguyên thời nhà Trần… trong lịch sử, nó đã chứng minh lời cảnh báo của Hàn Phi Tử cho những kẻ hiếu chiến cậy có các vũ khí và các vật dụng tốt, nhưng rút cục vẫn phải chịu thất bại. Nhưng lùi lại thời gian với sự kiện khởi nghĩa của Hai Bà, dường như ‘lam chướng” phương Nam không đủ vùi dập kẻ thù. Mã Viện khi mang quân sang dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, chắc hẳn cũng được trang bị đầy đủ với những vũ khí và vật dụng tốt nhất, nhưng quân của Mã Viện lại không bị chôn vùi bởi lam chướng của vùng núi non hiểm trở ở vùng Lĩnh Nam. Câu thơ ” Thanh giang tằng tẩy tê xa báng, Chướng Lĩnh nan mai mã cách hồn” là sự tự hào về tài lợi dụng “địa lợi” của những người cầm quân phương Nam trong chiến tranh giữ nước từ thời Ngô Quyền cho đến thời nhà Trần và là sự nuối tiếc của nhà thơ khi Hai Bà Trưng đã không tận dụng được điều kiện đó để làm nên chiến thắng trước kẻ thù xâm lược.

    Sở dĩ chúng tôi dẫn một số sách vở và một vài câu thơ của các tác giả thời Lý-Trần là nhằm khẳng định “địa lợi” là điều kiện thứ hai không thể thiếu trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm ở nước ta. Truyền thuyết bài thơ Nam quốc sơn hà trong LNCQ gắn với Lê Đại Hành trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 sở dĩ đáng tin cậy vì nó cho thấy rõ chiến trận do Lê Đại Hành chỉ huy đã tận dụng điều kiện thiên nhiên bất lợi với kẻ thù để đánh một trận quyết định. Bài thơ Nam quốc sơn hà được thần ngân vang lên trong một đêm mưa to gió lớn “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư, Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm, Hội kiến thịnh trần tận tảo trừ” [Sông núi nước Nam vua Nam ở, Trời xanh đã định tại sách trời, Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm, Sẽ gặp cuồng phong đánh tả tơi”, càng khiến quân thù khiếp sợ, không đánh mà tự thất bại, cho thấy “địa lợi” mà người chỉ huy quân đội đã khôn khéo lợi dụng để chống lại kẻ thù hung hãn phương Bắc. Trong khi đó trong sách VĐUL và ĐVSKTT chỉ ghi vắn tắt “Thời vua Lý Nhân Tông [1072-1127] quân Tống sang xâm lấn. Vua sai Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm, quân sĩ trong nghe trong đền có tiếng Thần ngâm thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư [“Sông núi nước Nam đã có vua Nam ở, Tại sổ trời đã ghi địa phận rõ ràng. Sao bọn giặc kia dám lại xâm phạm, Chúng bay sẽ thấy bị thua to”]. Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước”. Cách ghi chép có phần sơ lược đó đã không cho chúng ta biết chi tiết về khung cảnh của một trận chiến quyết định, trong đó có ta và địch, cũng không cho thấy rõ “địa lợi” mà Lý Thường Kiệt đã tận dụng.

    Nhân hòa là điều kiện quan trọng thứ ba để làm nên chiến thắng trước kẻ thù xâm lược. Khi tổ quốc bị xâm lăng, non sông bị dày xéo, đất nước ở thế ngàn cân treo sợ tóc thì tất cả mọi người đều sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, vua còn ấu thơ, thế giặc lại lớn, lòng người đều hướng về Lê Hoàn, mong ông lên ngôi để dẹp giặc ngoại xâm, lúc đó Dương thị đã không ngần ngại sai người khoác áo long bào lên người Lê Hoàn và mời ông lên ngôi Hoàng đế. Hành động của bà đã thống nhất tinh thần toàn quân, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để đánh tan kẻ thù xâm lược. Nếu bà giữ đạo trung quân, thử hỏi lòng quân và dân có “hòa” được không, khi đề nghị của tướng Cự Lạng đưa Lê Hoàn lên ngôi đã được toàn quân tung hô “vạn tuế”. Tác giả Trọng Miễn cho rằng cuộc đánh Tống năm 981 của Lê Đại Hành “đã gian khổ, ác liệt, nhưng không ác liệt và gian khổ bằng Lý Thường Kiệt đánh Tống trên sông Như Nguyệt 1076”. Có lẽ không nên so sánh thế, bởi dưới thời vua Lý Nhân Tông, thế nước mạnh tới mức “nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo”, ở thời Lê Đại Hành, vua còn nhỏ, thế giặc mạnh, thì nguy cơ mất nước vào tay giặc ngoại xâm chỉ trong gang tấc. Vì thế hành động “khoác áo bào, mời Đại Hành lên ngôi Hoàng đế” thể hiện tinh thần “tổ quốc trên hết” của bà Dương thị. ĐVSKTT có ghi việc “về sau, tục dân lập đền thờ, tô tượng hai vua Tiên Hoàng và Đại Hành và tượng Dương hậu cùng ngồi, hồi quốc sơ được vua sai đến đền cầu đảo” cũng dẫn đến gợi ý, có thể khi làm lễ xin thần phù hộ, ý tưởng mượn uy thần làm bài thơ Nam quốc sơn hà để cổ vũ động viên binh sĩ đã hình thành trong ông. Vua sai ông đi cầu đảo, cũng có nghĩa vua và toàn dân đã đặt niềm tin tưởng vào sự trợ giúp của thần. Trong văn hóa tâm linh thời đại, thần có tác dụng với người hơn là người với người, vì thế ông đã mượn uy thần để làm bài thơ Nam quốc sơn hà. Đại sư Khuông Việt là người giỏi thơ văn, ông còn được biết đến với bài từ nổi tiếng Ngọc lang quy đưa tiễn sứ giả Trung Quốc Lý Giác về nước, bởi vậy giả thiết tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà là đại sư Khuông Việt, theo chúng tôi là đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao.

    Cũng cần nói thêm rằng, bài thơ Nam quốc sơn hà trong LNCQ do người mượn uy thần để làm ra [có thể là đại sư Khuông Việt], mục đích ban đầu chỉ nhằm động viên binh sĩ và làm cho kẻ thù khiếp sợ mà chịu thất bại, nhưng nội dung của bài thơ lại có tính chất như “quốc thi, quốc thiều”, có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập, vì thế từ chỗ gắn liền với một thời đại, một nhân vật lịch sử, nó đã được các nhà Nho sau này thay đổi để trở thành bài thơ cho mọi thời đại. Bài thơ Nam quốc sơn hà trong sách VĐUL và ĐVSKTT sở dĩ có sức phổ cập và lưu truyền rộng rãi trong xã hội là bởi nó đã được các sách chính thống của nhà nước phong kiến ghi chép. Tuy nhiên, lịch sử cũng thật công bằng, truyền thuyết dân gian về hai thần phù hộ Lê Đại Hành chống giặc Tống xâm lược năm 981 được sách LNCQ và một số lượng áp đảo các dị bản sách và thần tích viết bằng chữ Hán, chữ Nôm ghi lại hiện lưu giữ tại các thư viện và các ngôi đền thờ hai thần dọc các dòng sông, nơi chứng kiến những chiến công lẫy lừng của dân tộc ta trước quân xâm lược phương Bắc, đã cho thấy sự bền bỉ chảy suốt cả ngàn năm chưa bao giờ đứt đoạn của dòng mạch ngầm văn hóa dân gian, cho dù nó có được dòng tư tưởng xã hội chính thống coi trọng hay không. Cũng nhờ có những văn bản đáng tin cậy được lưu giữ cho đến nay mà chúng ta đã tìm trở về thời điểm xuất hiện đầu tiên của bài thơ, qua đó có thể hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa lớn lao mà cha ông chúng ta đã để lại.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giới Thiệu Về Lí Thường Kiệt
  • Giới Thiệu Về Bài Thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà Của Tác Giả Lí Thường Kiệt
  • Phân Tích Ý Nghĩa Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Của Tác Giả Lí Thường Kiệt
  • Chuyện Bản Dịch Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà [Tùy Bút Của Hoàng Đằng] & Thơ Của Mxthanh Tiếp Nối
  • Em Hãy Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Của Lý Thường Kiệt
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bàn Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Tìm Hiểu Ai Là Tác Giả Bài Thơ Thần
  • Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Trình Bày Cảm Nhận Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Của Lí Thường Kiệt
  • Những Bản Dịch Bài Thơ “nam Quốc Sơn Hà”
  • I. Lời mở

    1. Lâu nay khi đọc những bản dịch thơ “Nam quốc sơn hà” ta thấy ít có bản dịch nào thật hay, đến độ tín, đạt, nhã. Ngay cả bản dịch được xem là khá đạt như bản của cụ Trần Trọng Kim [hay là Hoàng Xuân Hãn?] cũng còn nhiều chỗ phải bàn thêm. [Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! – Bản dịch này có chỗ ghi Trần Trọng Kim, có chỗ ghi Hoàng Xuân Hãn?]. Rồi trong cả những bản dịch của các bậc thức giả, các vị quảng bác uyên thâm Hán Nôm như Nguyễn Đổng Chi, Ngô Linh Ngọc, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Đăng Thục, Lê Thước, Nam Trân… vẫn còn nhiều chuyện cần trao đổi lại. Như chữ và nghĩa, ý và lời, vần luật và giọng điệu. Sự khác biệt [nếu không muốn nói là sai biệt] ở đây đôi khi lại rất xa.

    Đặc biệt gần đây, bản dịch của hai cụ Lê Thước, Nam Trân được đưa vào SGK Văn 7 đã gây nên một cuộc tranh luận chưa có hồi kết. Bởi thế chúng tôi cho rằng, việc dịch lại “Nam quốc sơn hà”, ngõ hầu tìm ra được bản dịch hay, theo tiêu chuẩn tín, đạt, nhã là một việc làm rất cần thiết.

    2. Theo nhiều người tìm hiểu và nghiên cứu thì “Nam quốc sơn hà” có khoảng 35 dị bản. Việc xác định đâu là bản nguyên tác [hoặc gần với bản nguyên tác] là điều thiết yếu và vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, về thời điểm ra đời của áng thơ bất hủ này cũng còn nhiều điều chưa thật thống nhất. Những tồn nghi, tranh luận về tác phẩm, tác giả rất cần sự tham gia của những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu văn chương trung đại, các nhà sử học, đặng làm sáng tỏ thêm, xác tín thêm giá trị của kiệt tác “Nam quốc sơn hà”.

    Những người dịch thơ xưa nay, dù đạt hay chưa đạt đến độ hay của bản chữ Hán, thường coi bản hiện hành là chuẩn. Trong khi chờ đợi khảo cứu văn bản để đi đến một sự thống nhất chung, chúng tôi xin lấy bản chữ Hán trong Châu bản triều Nguyễn làm bản gốc. Bởi lẽ, xét trên nhiều bình diện, bản này được xem là có nhiều ưu điểm nhất [từ câu chữ đến ý tứ và giọng điệu đều hợp cách và hay].

    Trong bài viết này, chúng tôi không bàn đến tác giả, cũng như không bàn đến những dị bản khác [Phiên âm Hán Việt – Châu bản triều Nguyễn: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên phân định tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”].

    II. Đôi điều về một số bản dịch thơ

    1. Trước hết, chúng ta khẳng định những bản dịch thơ ra tiếng Việt dùng chữ “đế” [Nam đế] như trong bản chữ Hán được coi là chuẩn nhất. Nó nói đúng ý của tác giả bài thơ. Người xưa dùng “Nam đế” là để đối sánh với “Bắc đế”. Dùng chữ đế với nghĩa là hoàng đế, là vua nước lớn thể hiện đúng và hay tinh thần tự chủ, tự cường của dân tộc ta từ thời dựng nước độc lập [sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc]. Chữ “Nam đế” thấm đầy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của cha ông ta. Tinh thần ấy sau này lại được Nguyễn Trãi khẳng định đầy kiêu hãnh trong “Bình Ngô đại cáo”: “Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên làm đế một phương”

    – Trước đây dịch “mỗi bên hùng cứ một phương”. Và gần hơn là trong tinh thần của thời đại Tây Sơn với Hoàng đế Quang Trung vĩ đại .

    2. Đương nhiên, trong một số bản dịch thơ, nhiều dịch giả dùng chữ “vua/ vương” để dịch chữ “đế” [trong Nam đế] cũng được coi là hợp lý. Song, có ý kiến cho rằng, chữ “đế” [trong “hoàng đế”] cao hơn chữ vương/ vua. Bởi vì, “đế” là vua nước lớn [phân biệt với “vương” là vua nước nhỏ hoặc vua chư hầu]. Cho nên dịch “Nam đế” là “vua nước Nam/ vua Nam” cũng chưa thật sát nghĩa, đúng nghĩa của tác giả trong bản Hán văn [tạm gọi là nguyên tác như đã xác định ở phần trước].

    Ví như câu thơ dịch “Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự” [Ngô Linh Ngọc], hay câu “Sông núi nước Nam, Nam đế chủ” [Bùi Văn Nguyên], tuy giữ được chữ “đế” nhưng chữ “ngự” dù có hợp nghĩa khi đi với chữ “đế” lại vẫn mất vần luật. Vần bằng trong nguyên tác đã đổi ra vần trắc. Đó là chưa nói dùng vần trắc ở đây làm nhẹ đi, yếu đi chất hùng văn đĩnh đạc, đàng hoàng đầy hào khí vốn có trong giọng thơ của câu mở đầu. Vần bằng [cư] cao [phù bình] vang ngân xa. Vần trắc [ngự, chủ] thấp, khép, ngắn.

    Ở câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” [hay “Tiệt nhiên phân định tại thiên thư”?], trong nhiều bản dịch thơ ngỡ như không phải bàn thêm vì ngữ nghĩa lời thơ khá rõ. Dẫu thế, theo thiển nghĩ của chúng tôi, có hai điểm cần tham chiếu sâu hơn.

    Thứ nhất là hai chữ “tiệt nhiên”. Các bản dịch phần lớn là theo nghĩa: rõ ràng, hoàn toàn, phân biệt đâu ra đấy, nên thường dịch là “rành rành” [hay “Rõ/ hiển nhiên/ vằng vặc/…]. Dịch như thế cũng coi là hợp lý. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ở câu thơ này ý nghĩa sâu xa của nguyên tác nằm trong 4 chữ “tiệt nhiên” và “thiên thư”. Bốn chữ này có thể coi là “nhãn tự” [chữ mắt/ mắt chữ] mà không sợ nói quá lên. Hiểu thế, ta sẽ thấy ý nghĩa tư tưởng lớn lao của bài thơ hội tụ ở câu thơ này. Bởi lẽ, hai chữ “tiệt nhiên” theo “Hán – Việt từ điển” của cụ Đào Duy Anh có nghĩa là: “Đạo lý chính đáng, không di dịch được”. Như vậy, câu thơ nguyên tác toát lên vẻ đẹp của tư tưởng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” như một nguyên lý, một chân lý. Đạo lý chính đáng ấy đã được “phân định ở sách Trời”, không di dịch được, “không ai chối cãi được” [mượn chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh]. Khi ấy ta có thể khẳng định “Nam quốc sơn hà” là áng “thiên cổ hùng thi”, là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta là hay, là chính xác và đầy sức thuyết phục. Đã là “phân định tại Thiên thư” thì dẫu là “thiên tử” [con trời] thì cũng không “cãi” được Trời và sách Trời.

    3. Câu 3 và câu 4, từ ngôn ngữ, ý nghĩa đến tư tưởng đều được biểu hiện khá rõ ràng, minh bạch. Hai chữ “nghịch lỗ” dịch là: nghịch tặc hay lũ giặc, giặc dữ… đều hợp lý, chấp nhận được. Tất nhiên, chữ “nghịch tặc” [từ Hán – Việt] hàm nghĩa là bọn giặc, lũ giặc làm trái, làm ngược với đạo lý chính đáng [ở câu trên], trái với “Thiên thư” [sách Trời] càng làm rõ thêm mạch ý tưởng của bài thơ. Và như thế ở câu 4, hai chữ “nhữ đẳng” [chúng mày/ bọn mày/ bọn bay…] chỉ có thể là nói, là chỉ bọn giặc xâm lược, cướp nước, hợp logic [ý nghĩa] hình tượng thơ hơn. Khó có thể hiểu hai chữ “nhữ đẳng” là chỉ quân ta được.

    Riêng chữ “hành”, chữ Hán cùng một chữ viết nhưng có 4 cách đọc và hàm nghĩa khác nhau. Theo sách “Hán – Việt tự điển” của Thiều Chửu [NXB Thanh niên – tái bản lần thứ 6], chữ “hành” có thể đọc: hành/ hạnh/ hàng/ hạng. Ở đây chúng tôi tập trung vào cách đọc thứ nhất: hành. Ba cách đọc còn lại không hợp nghĩa bài thơ. Chữ “hành” ngoài những nghĩa cơ bản như: Bước đi/ đi/ thi hành ra/ bài hành [ca hành]/ lối chữ hành… còn có một nghĩa rất đáng lưu ý là: sắp tới, dần đến.

    Và chữ “khan” [khán], ngoài nghĩa: coi, xem/ giữ/ coi, đãi… còn một hàm nghĩa là: hãy thử coi một cái [dùng như trợ từ].

    Xem xét nhiều bình diện nghĩa của chữ “hành” và chữ “khan”, chúng ta thấy khi chúng đi cùng nhau, trong một cách dùng [hành khan], chúng ta có thể hiểu là: Hãy xem đây/ hãy coi đây/ hãy chờ xem/ sắp tới đây/ rồi đây hãy chờ xem.

    Vì thế chúng tôi cho rằng, câu kết của bài thơ “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” nên dịch nghĩa là: Chúng bay hãy chờ xem sẽ chuốc lấy bại vong.

    III. Bản dịch thơ của chúng tôi

    1. Điều đầu tiên chúng tôi muốn nói thêm cùng bạn đọc khi đưa ra bản dịch thơ mới của mình là: trong nhiều bản dịch thơ trước nay, người dịch không giữ được thật đúng hoặc làm sai lệch ít nhiều vần luật trong bản [tạm coi là] nguyên tác. Bản nguyên tác: Luật trắc vần bằng [tác giả gieo vần bằng: cư – thư – hư]. Hơn thế, có những bản lại đổi cả thể tài bài thơ sang song thất lục bát hoặc lục bát, làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp mạnh mẽ, đanh thép, hào hùng, vang ngân của giọng điệu thơ nguyên tác – đặc biệt là ở câu thơ đầu.

    Khi dịch, chúng tôi cố gắng giữ vần luật như trong nguyên tác. Để làm được như thế, ý trong hai câu thơ thứ nhất và thứ hai cần phải thay đổi. Bên cạnh đó, bản nguyên tác gieo vần bằng – vần chính, như đã nói ở trên. Bản dịch của chúng tôi cố gắng chỉ đạt được “vần thông” [tương đối]. Vì thế có điều gì chưa hay, xin bạn đọc chỉ giáo thêm. Kỳ vọng lần dịch lại sau sẽ cố gắng dịch tốt hơn.

    2. Về hai chữ “hùng cư” chúng tôi dịch là xuất phát từ ý tứ và giọng điệu, vần luật trong bài thơ nguyên tác mà chúng tôi cảm nhận. Chữ “hùng” không có trong nguyên tác. Nhưng ý “hùng cư” theo thiển nghĩ của chúng tôi, là nó toát ra từ thời đại anh hùng của dân tộc [thời Tiền Lê hay thời Lý]. Và nó cũng toát ra từ tâm thế của những bậc anh hùng thời đại cũng như trong cảm quan của tác giả bài thơ. Chính từ suy nghĩ ấy mà chúng tôi mạnh dạn dịch câu thơ đầu là: “Nam đế hùng cư sông núi Nam”. Ý và lời câu thơ dịch không chỉ giữ được như nguyên tác mà giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ, vang ngân của câu thơ cũng như cả bài thơ sẽ làm nổi bật thêm tính chất tuyên ngôn độc lập của tác phẩm. Xét trên nhiều bình diện của sáng tạo thi ca, từ ngôn ngữ, hình ảnh đến giọng điệu và nội dung tư tưởng, bài thơ “Nam quốc sơn hà” [hay Thơ Thần?] thật xứng danh là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta. Tác phẩm ấy thật xứng đáng là áng “Thiên cổ hùng thi” của dân tộc anh hùng.

    3. Cuối cùng, ở câu thơ kết khi dịch, sau 4 chữ “Bay cứ chờ xem” chúng tôi đưa vào đây dấu hai chấm [:] ngõ hầu làm cho ý thơ trở nên mạch lạc hơn mà giọng điệu thơ vẫn giữ được như trong nguyên tác.

    Về tên bài thơ nên lấy là “Thơ Thần” như nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất hoặc giữ nguyên là “Nam quốc sơn hà”. Chúng tôi xin chọn: “Thơ Thần”.

    Phiên âm Hán Việt:

    NAM QUỐC SƠN HÀ

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

    Sông núi nước Nam thì Nam đế ngự trị,

    Rành rành phân định ở sách Trời [không thay đổi được].

    Cớ sao lũ giặc bạo ngược sang xâm phạm?

    Chúng bay cứ chờ xem: sẽ chuốc lấy bại vong. Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Dịch nghĩa:

    SÔNG NÚI NƯỚC NAM

    Nam đế hùng cư sông núi Nam,

    Sách Trời phân định thật đàng hoàng.

    Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

    Bay cứ chờ xem: chuốc bại vong.

    [Trần Nguyên Thạch dịch]

    Hải Phòng – Đông xuân 2022-2017

    Trần Nguyên Thạch

    [Q. Lê Chân – TP. Hải Phòng]

    Tuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 522

    --- Bài cũ hơn ---

  • Về Thời Điểm Ra Đời Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
  • Bài Văn Ngắn Phân Tích Bài Thơ ” Nam Quốc Sơn Hà” Của Lý Thường Kiệt.
  • Phân Tích Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Của Lý Thường Kiệt
  • Hoạt Động Học Văn Học: Thơ “mẹ Và Cô”
  • Giáo Án Tập Đọc 1: Mẹ Và Cô
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phân Tích Bài Thơ Nói Với Con Của Y Phương Lớp 9
  • Về Bài Thơ “phong Kiều Dạ Bạc” Của Trương Kế
  • Phân Tích Về Bài Thơ Phong Kiều Dạ Bạc
  • Về Bài Thơ Phong Kiều Dạ Bạc
  • Giai Thoại Về Bài Thơ “phong Kiều Dạ Bạc” Của Trương Kế
  • Cảm nhận về bài thơ Nam quốc sơn hà

    Năm 1077, vua nhà Tống sai tướng Quách Quỳ đem đại binh sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lập chiến tuyến Sông Cầu – Như Nguyệt để chống giặc. Trong cuộc chiến đấu dữ dội và ác liệt ấy, Lý Thường Kiệt đã viết bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ và động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống xâm lược. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Giọng thơ danh thép hùng hồn. Đây là bài thơ dịch:

    “Núi sông Nam Việt vua Nam ở

    Vằng vặc sách trời chia xứ sở

    Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

    Chúng mày nhất định tan vỡ!”

    Bài thơ đã khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt, căm thù lên án hành động xâm lược của giặc Tống, thể hiện tinh thần quyết thắng của quân và dân ta.

    Hai câu thơ đầu tuyên bố vế chủ quyền của Đại Việt:

    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”.

    Tác giả khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, bờ cõi của ta, một nước có chủ quyền do Nam đế trị vì. Phương Bắc có Bắc đế thì phương Nam cũng có Nam đế. Hai chữ Nam đế biểu hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Nam đế tượng trưng cho quyền lực và quyền lợi của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ lâu đời, một quốc gia có nền độc lập bền vững. Đó là sự thật lịch sử hiển nhiên. Không những thế, cương giới của Đại Việt, lãnh thổ, biên cương của Đại Việt đã được ghi rành rành trên sách Trời. Hai chữ “thiên thư”[sách Trời] biểu thị một niềm tin thiêng liêng về lúi sông nước Nam, về chủ quyền bất khả xâm phạm của Đại Việt:

    “Núi sông Nam Việt Vua Nam ở

    Vầng vặc sách trời chia xứ sở”

    Câu thơ thứ ba căm thù lên án giặc Tống xâm lược:

    “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?”

    [Giặc dữ cớ sao phạm đây?]

    Hai chữ “cớ sao” [như hà] là tiếng để hỏi, cũng là kết tội Quách Quỳ đem quân sang xâm lược nước ta, giết người, cướp của, âm mưu biến Đại Việt thành quận huyện của Thiên triều. Hành động ăn cướp của lũ giặc dữ man rợ là phi nghĩa, là làm trái Trời. Giọng thơ vừa căm thù vừa khinh bỉ. Một lối nói hàm súc đanh thép.

    Câu cuối bài thơ sáng ngời một niềm tin. Quân giặc phi nghĩa nhất định thất bại nhục nhã. Quân và dân ta có sức mạnh chính nghĩa, có tinh thần quyết chiến bảo vệ sông núi nước Nam nhất định chiến thắng:

    “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

    [Chúng mày nhất định phải tan vỡ]

    Ba chữ “thủ bại hư” [chuốc lấy thất bại] đặt cuối bài thơ đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đanh thép và hùng hồn. Chiến thắng sông Cầu – Như Nguyệt năm 1076 là sự minh chứng hùng hồn câu kết bài thơ quốc sơn hà “. Quách Quỳ và lũ tướng tá Thiên triều phải tháo chạy, hàng vạn giặc phơi xác trên chiến trường. Sồng Cầu – Như Nguyệt đã đi vào lịch sử dân tộc bằng chiến công chói lọi.

    “Nam quốc sơn hà” là khúc tráng ca anh hùng. Nó cho thấy tài thao lược của Lý Thường Kiệt dã dùng thơ “Thần” để đánh giặc, quốc sơn mang ý nghĩa lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt. Tình cảm yêu nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn bao thế hệ con người Việt Nam chúng ta.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bài Thơ “nam Quốc Sơn Hà” Là Của Ai?
  • Bài Thơ Mẹ Và Cô
  • Soạn Bài Trong Lòng Mẹ Của Nguyên Hồng
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh
  • 1001 Bài Thơ Viết Về Bác Hồ Hay, Xúc Động, Ý Nghĩa &
  • Bạn đang xem chủ đề Giọng Điệu Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Là trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Quảng Cáo

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Đề Xuất

    Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè Bài tập làm văn phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi lớp 10 bao gồm dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh phân tích bài thơ Cảnh ngày hè hay nhất. Dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – Giới thiệu tác giả, tác phẩm: – Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ: – Nghệ thuật ngôn từ được...

    Soạn Bài: Tự Tình [Hồ Xuân Hương] – Ngữ Văn 11 Tập 1 I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: Hồ Xuân Hương [các em tham khảo phần giới thiệu nhà thơ Hồ Xuân Hương trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1]. 2. Tác phẩm: * Xuất xứ: Bài thơ Tự tình [Bài II] nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương. * Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật. * Bài thơ Tự Tình tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương ở nỗi cô đơn, ở niềm khao khát được hạnh phúc, ở tâm trạng uất ức luôn muốn phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp của cuộc sống....

    Làm Quen Văn Học Giáo Án Thơ: Mèo Đi Câu Cá. Làm quen văn học Giáo án thơ: Mèo đi câu cá. GIÁO ÁN THƠ: Mèo đi câu cá Anh em Mèo trắng Vác giỏ đi câu Em ngồi bờ ao Anh ra sông cái Hiu hiu gió thổi Buồn ngủ quá chừng Mèo anh ngã lưng Ngủ luôn một giấc Lòng riêng thầm nhắc Đã có em rồi Mèo em đang ngồi Thấy bầy Thỏ bạn Đùa chơi múa lượn Vui quá là vui Mèo nghĩ: Ồ thôi Anh câu cũng đủ Nghĩ rồi hớn hở Nhập bọn vui chơi Lúc ông mặt trời Xuống núi đi ngủ Đôi mèo hối hả Quay về lều gianh Giỏ em, giỏ anh Không con cá nhỏ Cả hai nhăn nhó Cùng khóc meo meo Thái Hoàng Linh Trẻ hiểu...

    Đọc “thơ Xuân Đất Khách” Của Thanh Nam Đàm Trung Pháp, Chủ Biên Tập San Việt Học THANH NAM tên thật là Trần Đại Việt, sinh năm 1931 tại Nam Định và mất năm 1985 tại Seattle. Ông là một trong những người viết văn và làm thơ được yêu chuộng nhất tại Saigon trước 1975. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết được nhiều người đọc, Thanh Nam còn sáng tác những bài thơ mượt mà thắm thiết tình người. Người ta quý mến ông vì tính trung thực trí thứcvới ngòi bút – Thanh Nam viết về cuộc đời mà ông đã thực...

    Viết Một Bài Văn Ngắn Bàn Về Lòng Yêu Nước Của Thế Hệ Trẻ Hiện Nay Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không. Giải thích về lòng yêu nước – Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. – Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. Biểu hiện của lòng yêu nước...

    Lời Bài Thơ Khóc Bạn [Nguyễn Khuyến] Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,Vẩn sớm hôm tôi bác cùng nhau.Kính yêu từ trước đến sau:Trong khi gặp gỡ, khác đâu duyên trời. Cũng có lúc chơi nơi dặm khách;Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo.Có khi từng gác cheo leo, Khúc vui con hát lựa chiều cầm xoang. Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp:Chén quỳnh tương [1] ăm ắp bầu xuân.Có khi bàn soạn câu văn,Biết bao đông bích điển phần [2] trước sau. Buổi dương cửu [3] cùng nhau hoạn nạn,Miếng đẩu thăng [4] chẳng dám...

    Lắng Đọng Cùng Bài Thơ Mùa Thu Không Trở Lại Phạm Trọng Cầu Mùa Thu Không Trở Lại của nhà thơ Phạm Trọng Cầu đi vào tâm khảm của những người độc giả yêu thơ một cách nhẹ nhàng. Với lời thơ da diết đậm chất trữ tình bày tỏ nỗi buồn sầu của nhà thơ khi người mình thương đi mất. Ông là tác giả của nhiều ca khúc lãng mạn, hiện đại có giá trị nghệ thuật cao. Bài thơ đã được phổ nhạc cùng tên được nhiều bạn trẻ yêu mến. – Phạm Trọng Cầu là nhạc sĩ chuyên về Contrepointiste và Fuguiste. Ông sinh ngày 25 tháng 12 năm...

    Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Những Bài Thơ Ngắn Hay Về Nghề Cảnh Sát Chọn Lọc Mới Nhất Em biết đấy, cuộc đời lính chữa cháy Bao gian nan, nguy hiểm vẫn coi thường Khi có lệnh, đoàn xe anh nổ máy Vùn vụt lao nhanh trên mọi nẻo đường Ngày mới đến anh hẹn em dạo phố Khi màn đêm thành phố đã lên đèn Em rất buồn biết anh nhiều gian khổ Anh bận rồi: “Lính chữa cháy mà em” Anh muốn trái tim biến thành ngọn lửa Sưởi ấm lòng em những lúc xa nhau Vầng trăng kia ai chia làm hai nửa Để câu hẹn hò chẳng đến được đâu Đã bao lần, anh không về sinh nhật Nhìn những hàng cau hoa trắng mới lên Mẹ thường...

    1001 Bài Thơ Giáng Sinh An Lành, Thơ Tình Noel Buồn & Lãng Mạn [iini.net] Sau những bài thơ tháng 12, xin mời các bạn cùng đến với tổng hợp thơ Giáng Sinh an lành và những vần thơ tình lãng mạn, nhiều tâm trạng trong đêm Noel năm nay. Chúc tất cả chúng ta có 1 mùa Giáng sinh ấm áp, hạnh phúc bên người thân! BÀI THƠ: MỪNG GIÁNG SINH Tác giả: Danh Chín Thể thơ: Lục bát Tuyết giăng phủ lối rơi đầy Thu qua đông đến nào hay bất ngờ Thông xanh tuyết trắng nên thơ Hồn ai cứ mãi dại khờ vì yêu Chờ nhau chờ đã bao chiều Xuân hè thu đã mang nhiều nhớ...

    ‘đến Em Thơ Cũng Hóa Những Anh Hùng’ Có dịp gặp những anh hùng, dũng sĩ tiêu biểu người Đà Nẵng, dễ nhận thấy họ có những nét tương đồng kỳ lạ. Đó là tham gia cách mạng từ thuở thiếu niên và cầm súng như một lẽ tự nhiên. Tuổi thơ dữ dội được trui rèn trong lửa đạn đã tạo cho họ bản lĩnh đương đầu với mọi gian khổ, ác liệt trong chiến tranh và cả cuộc sống thời bình. Nữ điệp báo Ngô Thị Huệ [bìa trái] trong lần hoạt động hợp pháp năm 1968. [Ảnh tư liệu] Đánh giặc tuổi lên 10 Quê Hòa Liên,...

    Video liên quan

    Chủ Đề