Phong trào học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ

Sáng ngày 11/11, tại Trường THPT Ỷ La, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Lễ phát động “Phong trào học Tiếng Anh, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ” cấp tỉnh năm 2019.

Phát động phong trào học Tiếng Anh trong các nhà trường là một trong những giải pháp mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả việc học môn ngoại ngữ năm học 2019 – 2020. Tại lễ phát động các em học sinh đã thể hiện bằng Tiếng Anh ở các màn chào hỏi, tổ chức trò chơi, hát với nội dung xoay quanh giao tiếp hàng ngày, giới thiệu bản thân; Tham quan các mô hình xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ của các trường học trên địa bàn... 


Qua hoạt động, nhằm tạo lập môi trường để cán bộ, giáo viên và học sinh ngày càng chủ động tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ, phục vụ học tập, nhu cầu trao đổi thông tin, công việc và hỗ trợ kết nối việc làm, tạo môi trường học ngoại ngữ đạt hiệu quả thực chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục./.

Hoa Mỹ - Đỗ Dương
 

Căn cứ công văn số 2031/KH-SGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, Trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt đã tổ chức Lễ phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ vào chiều ngày 16/11/2019, tại Trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt.

Tham dự, có ông Trần Đức Lợi – Phó Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng; đại diện Lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở; đại diện lãnh đạo phòng GDĐT các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt; đại diện Lãnh đạo và giáo viên tiếng Anh các trường trực thuộc Sở, các trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Đà Lạt; các thầy giáo, cô giáo và học sinh toàn trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt, phóng viên đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng đến dự và đưa tin.

Lễ phát động với nội dung hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào học tiếng Anh theo 10 chủ đề của Bộ sổ tay hướng dẫn xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.

Qua các hoạt động tại buổi Lễ, học sinh có cơ hội được chia sẻ trải nghiệm, củng cố kiến thức, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động tập thể, giúp học sinh phát triển 4 kỹ năng khi học tiếng Anh. Xuyên suốt buổi sinh hoạt các em tìm hiểu và trình bày những hiểu biết của mình về văn hóa các quốc gia trên thế giới, đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong việc học ngoại ngữ.

Lễ phát động đã tạo lập môi trường học để giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, khuyến khích tinh thần tự học tập, tự nâng cao trình độ sử dụng ngoại ngữ và đã trở thành phong trào học tiếng Anh thường xuyên của trường THPT chuyên Thăng Long – Đà Lạt.

Sau đây là một số hình ảnh trong Chương trình phát động phong trào học tiếng Anh của trường:

Những hình ảnh chuẩn bị cho chương trình:


Nhìn toàn cảnh công tác chuẩn bị của học sinh:

Lối vào Câu lạc bộ Ngoại ngữ:

Quan cảnh buổi Lể phát động:

Phát biểu chỉ đạo của Ông Trần Đức Lợi – Phó Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng

Phát biểu chỉ đạo của Cô Lê Thị Bích Lệ – Phó Hiệu trưởng nhà trường

Hình ảnh chào đón và giao lưu của học sinh với Quý thầy cô đến từ các trường trong tỉnh:

Quý thầy cô & Quan khách đến tham quan không gian Sinh hoạt của Câu lạc bộ Ngoại ngữ Trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt:

Quý thầy cô – quan khách tham gia sinh hoạt vui vẽ cùng Câu lạc bộ Ngoại ngữ

--- Chọn liên kết --- Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

Thông tin văn bản

Trích yếuHướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Số/Ký hiệu
Loại văn bảnCông văn
Lĩnh vực
Cơ quan ban hànhLiên bộ
Người ký
Nơi nhận
Tệp đính kèm

Nội dung tóm tắt

Với mục đích giúp người học có cơ hội thực tế trải nghiệm với tiếng Anh, Cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được biên soạn bởi chuyên gia và những nhà quản lí tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng cộng đồng thực hành sử dụng ngoại ngữ.

Cuốn sổ tay hàm chứa những thông tin sau: 

Về cấu trúc, cuốn sổ tay tập trung giới thiệu 10 hoạt động, mỗi hoạt động được trình bày theo các mục chính sau: Giới thiệu chung về hoạt động, Các bước thực hiện hoạt động, Một số hình ảnh tham khảo, Danh mục kiểm soát tổ chức hoạt động, và Một số biểu mẫu. Các biểu mẫu được thiết kế thuận lợi để giáo viên, học sinh có thể sử dụng khi tổ chức hoạt động tại cơ sở.

Về nội dung, cuốn sổ tay giới thiệu 10 hoạt động giúp giảng viên, giáo viên tiếng Ạnh phối hợp cùng giảng viên, giáo viên các môn học khác và sinh viên, học sinh các khóa trên hướng dẫn sinh viên, học sinh tổ chức các hoạt động tạo cơ hội sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên. phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam trong khi vẫn mang tính hiện đại và hội nhập quốc tế. Từ đó tạo môi trường giúp giáo viên, sinh viên, học sinh cùng học và sử dụng tiếng Anh với 3 hoạt động được tổ chức trong nhà xưởng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành và ngoài lớp học, 4 hoạt động được tổ chức theo phạm vi cấp khoa, liên khoa, 3 hoạt động theo phạm vi cấp trường, liên trường. Các hoạt động đều đảm bảo không những tăng cường năng lực tiếng Anh cho học sinh, sinh viên và giảng viên, giáo  viên mà còn giúp mở rộng vốn hiểu biết văn hóa, hình thành năng lực tự học, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức, làm việc nhóm,  quản lý thời gian, đồng thời rèn luyện sự tự tin trong mỗi học sinh. sinh viên . Cụ thể, học sinh, sinh viên có thể:•    Sử dụng từ vựng chỉ tên thiết bị bằng tiếng Anh đã học trên lớp vào các tình huống thực tến trong nhà xưởng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành;•    Phát triển kỹ năng tiếng Anh thông qua việc ghi hình các bài hội thoại, bài nói ngắn bằng tiếng Anh theo các chủ đề học tập trên lớp; tham gia thực hiện phóng sự bằng tiếng Anh về những tấm gương người tốt, việc tốt hoặc những vấn đề còn tồn tại trong môi trường học tập; biên soạn, thiết kế và trình bày những cuốn tạp chí bằng tiếng Anh để giới thiệu về ngành/khoa của mình đang theo học thông qua mô hình một cuộc thi;•    Tiếp cận với nguồn tài liệu tiếng Anh phong phú, tiết kiệm chi phí và thời gian tìm kiếm tài liệu khi học môn tiếng Anh, tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân thông qua việc chia sẻ bài viết và tài liệu trên một trang trực tuyến;•    Giới thiệu về ngành/nghề của mình bằng tiếng Anh một cách tự tin, thành thạo nhằm phục vụ cho mục đích tìm việc làm trong tương lai thông qua các hoạt động thuyết trình, diễn kịch, quay video, viết bài;•    Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh, mở rộng vốn từ vựng và rèn luyện phản xạ nói tiếng Anh tự nhiên để tự tin hơn trong giao tiếp thông qua các buổi nói chuyện bằng tiếng Anh trong giờ giải lao/sau giờ học về các chủ đề quen thuộc;

•    Củng cố kiến thức, nâng cao năng lực tiếng Anh thông qua các hoạt động tương tác và chia sẻ;

v.v.

Về phương thức triển khai, 10 hoạt động được giới thiệu dưới hình thức hoạt động ngoài giờ học tiếng Anh, tích hợp với các giờ thực hành, thí nghiệm, hoạt động ngoại khoá của nhà trường. Đối với giảng viên, giáo viên, chính sách khuyến khích, khen thưởng của nhà trường là nguồn động lực để giảng viên, giáo viên tham gia các hoạt động. Đối với học sinh, sinh viên, việc xem xét khuyến khích về điểm học môn tiếng Anh, khen thưởng… là nguồn động lực tham gia các hoạt động của học sinh, sinh viên. Để thu hút được sự tham gia của nhiều bên liên quan, sự chủ động, tích cực và năng động của các hiệu trưởng nhà trường và đội ngũ giảng viên, giáo viên của nhà trường là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, vai trò chủ động của học sinh , sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu. Học sinh, sinh viên là người tổ chức thực hiện các hoạt động và cũng chính là đối tượng thụ hưởng từ việc tổ chức các hoạt động này. 

Quý độc giả có thể vào đường link dưới đây để tham khảo:

//drive.google.com/drive/folders/19yHQZozT8iYAarET4o7v3-BAqLmHODh-

Hy vọng cuốn sổ tay này sẽ là một người bạn đồng hành hữu ích, giúp các nhà trường, địa phương áp dụng linh hoạt, sáng tạo các hoạt động vào thực tế, hướng đến việc xây dựng cộng đồng học ngoại ngữ tích cực tại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề