Phương pháp ra quyết định định lượng là gì

[Last Updated On: 07/11/2021]

Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu hỗ hợp là gì? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành từ các phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người.

Theo Marshall và Rossman [1998]: Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu kinh tế. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và lý do chi phối hành vi như vậy. Nghiên cứu định tính điều tra lý do tại sao và làm như thế nào của việc ra quyết định, không chỉ là những gì, mà còn ở đâu, khi nào. Nghiên cứu định tính đưa ra các kết luận tổng quát hơn là các kết luận cụ thể:

Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật hiện tượng mà không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và không nhằm lượng hóa sự biến thiên này.

Nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, kinh tế chính trị, luật,…

Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả, logic,…

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được áp dụng gồm nghiên cứu lý thuyết nền, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống, quan sát,…

Ở giai đoạn phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính được sử dụng các kỹ thuật phân tích nội dung với các dữ liệu thu thập, quan sát hành vi cũng như các chứng cứ, sự kiện  thu thập được.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Theo Ehrenberg [1994]: Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn.

Theo Daniel Muijs, [2004] : Nghiên cứu định lượng là phương pháp giải thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập được.

Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng.

Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu.

Các phương pháp này liên quan đến sự xác định mẫu, chiến lược điều tra, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả và viết công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi cần kiểm định các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.

So sánh phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng

Thứ tự Nội dung Định tính Định lượng
1 Mục tiêu Nghiên cứu Hiểu sâu sắc, xây dựng lý thuyết Mô tả hoặc dự báo, xây dụng hoặc kiểm định lý thuyết
2 Thiết kế nghiên cứu Có thể điều chỉnh trong quy trình thực hiện. Thường phối hợp nhiều phương pháp. Được quyết định trước khi bắt đầu nghiên cứu. Sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp.
3 Chọn mẫu, cỡ mẫu Phi xác suất, có mục đích. Cỡ mẫu nhỏ Xác suất, cỡ mẫu lớn
4 Phân tích dữ liệu Phân tích bằng con người và thực hiện liên tục trong quá trình nghiên cứu Phân tích bằng máy. Các phương pháp toán và thống kê làm chủ đạo. Phân tích có thể diễn ra suốt quá trình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Nghiên cứu phối hợp giữa định tính và định lượng được sử dụng khá phổ biến trong các ngành kinh tế, quản trị, tài chính,…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta muốn hiểu rõ bản chất sự vật, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình hay khung phân tích thì phải dùng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,…

Đồng thời, trong nghiên cứu chúng ta thường dựa trên một quan sát với cỡ mẫu đủ lớn để có kết quả tin cậy cần thiết. Chúng ta dùng dữ liệu, thông tin của mẫu để ước đoán số liệu, thông tin tổng thể nghiên cứu. Vì vậy phương pháp định lượng là hiển nhiên.

Khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson [1982] lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại. Thực hiện sự kết  hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng. Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội. Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu. Ta có bảng kết quả so sánh về quy trình các phương pháp như sau:

Các phương pháp nghiên cứu định tính Các phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các phương pháp mới Các câu hỏi dựa vào một Cả hai phương pháp mới nổi. công cụ xác định trước. nổi và xác định trước. Các câu hỏi mở.

Dữ liệu phỏng vấn, dữ liệu quan sát, dữ liệu văn bản, và dữ liệu nghe nhìn.

Các câu hỏi dựa vào một công cụ xác định trước. Dữ liệu về kết quả hoạt động, dữ liệu về thái độ, dữ liệu quan sát, và dữ liệu tổng điều tra thống kê.

Phân tích thống kê.

Cả hai phương pháp mới nổi và xác định trước. Cả câu hỏi có mở và đóng. Nhiều hình thức thu thập dữ liệu từ mọi khả năng.

Phân tích thống kê và văn bản.

Bảng: So sánh quy trình phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp.

Phương pháp nghiên cứu định lượng ngày nay dần trở thành một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng và có giá trị cao. Định lượng là gì? Định lượng có những ưu và nhược điểm nào? Phương pháp này có khác gì với định tính hay không?… Hiểu rõ về phương pháp nghiên cứu định lượng giúp bạn có đủ lượng kiến thức hoàn thành bài nghiên cứu tốt nhất. Hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu chi tiết về chủ đề này nhé.

1. Phương pháp nghiên cứu định lượng là gì?

1.1. Phương pháp định lượng là gì?

Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, các phương pháp định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan đến hiện trường thực tế. Trong nghiên cứu định lượng quá trình đo lường khá quan trọng, vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và số liệu cụ thể qua các mối quan hệ định lượng. 

Nếu xét về các ví dụ về nghiên cứu định lượng, thì đó chính là số liệu trong nghiên cứu định lượng là bất kỳ dữ liệu ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm, v.v…

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế cộng đồng, khoa học toán học,…

Nghiên cứu định lượng thường giúp trả lời cho câu hỏi: Bao nhiêu?

1.2. Đặc trưng của nghiên cứu định lượng là gì?

Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số dưới dạng thống kê. Đây là phương pháp dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối mẫu đại diện. Đôi nghi các biến số cơ bản có tính chất định tính, chúng ta cần lượng hóa biến số để thực hiện nghiên cứu định lượng.

Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng có thể là cân, đo, sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để phỏng vấn, ghi chép, tập hợp dữ liệu.

1.3. Các dạng nghiên cứu định lượng

  • Phương pháp sử dụng ví dụ

Phương pháp này giúp kiểm soát thử nghiệm hoặc thao tác các biến độc lập nhằm đo lường ảnh hưởng của nó lên một biến phụ thuộc. 

Phương pháp đặt câu hỏi đặt câu hỏi cho một nhóm người trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. Bạn có thể dùng bảng câu hỏi với thang điểm phù hợp để đánh giá về vấn đề đang nghiên cứu. Ví dụ bạn phân tích trải nghiệm của những sinh viên quốc tế về sốc văn hóa, bạn có thể phát bảng câu hỏi cho họ rồi thực hiện khảo sát.

Đây là phương pháp xác định sự xuất hiện của mối quan tâm về đối tượng và theo dõi nó trong bối cảnh tự nhiên để tìm hiểu và phân tích nó. Ví dụ, để nghiên cứu sự tham gia vào lớp học đại học, bạn ngồi trên lớp để quan sát họ, đếm và ghi lại mức độ phổ biến của các hành vi chủ động và thụ động của sinh viên từ các nhóm lớp khác nhau.

  • Phân tích dữ liệu định lượng

Sau khi dữ liệu được thu thập, bạn có thể cần phải xử lý nó trước khi nó có thể được phân tích. Ví dụ, dữ liệu khảo sát và thử nghiệm có thể cần được chuyển đổi từ từ sang số. Sau đó, để phân tích dữ liệu của mình, bạn có thể sử dụng thống kê mô tả và  hoặc suy luận để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của mình.

Thống kê mô tả sẽ cung cấp cho bạn bản tóm tắt dữ liệu của bạn và bao gồm các thước đo về giá trị trung bình và độ biến thiên. Bạn cũng có thể sử dụng đồ thị, biểu đồ phân tán và bảng tần suất để trực quan hóa dữ liệu của mình và kiểm tra bất kỳ xu hướng hoặc ngoại lệ nào.

Sử dụng thống kê suy luận, bạn có thể đưa ra dự đoán hoặc khái quát dựa trên dữ liệu của mình. Bạn có thể kiểm tra giả thuyết của mình hoặc sử dụng dữ liệu mẫu để ước tính tham số tổng thể.

Hiện tại Luận Văn Việt đang cung cấp viết thuê luận văn thạc sĩ, cao học có hỗ trợ chạy định lượng. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn cần phân tích định lượng, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ một cách tốt nhất.

2. Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng

Ưu điểm

  • Có tính khái quát cao, độ tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao. 
  • Mất ít thời gian hơn để quản lý quá trình khảo sát. Bạn có thể tận dụng công nghệ để thực hiện nghiên cứu này, đôi khi câu trả lời chỉ cần thu thập được bằng một cú nhấp chuột.
  • Mang tính khách quan vì các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi là khá khoa học và hợp lý.
  • Quá trình phân tích nhanh hơn: Có thể tận dụng các phần mềm phân tích để giúp phân tích, xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời giảm khả năng bị lỗi kỹ thuật. 

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Vì nhu cầu tổng quát hóa lượng mẫu nghiên cứu lớn, nên chi phí thực hiện một đề tài nghiên cứu với phương pháp định lượng sẽ rất cao. 
  • Tác động của ngoại cảnh đến câu trả lời của đáp viên: Có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến đối tượng được nghiên cứu, nên đôi khi câu trả lời sẽ không chính xác đúng như ứng viên muốn trả lời.
  • Đôi lúc ứng viên sẽ trả lời nhầm ý mà người hỏi muốn hỏi, vì hầu hết nghiên cứu định lượng người phỏng vấn không thể can thiệp để giải thích hay giải thích cho ứng viên được.

3. Các phần mềm chạy phân tích định lượng

Hiện nay có rất nhiều phần mềm được phát triển để phục vụ cho việc xử lý số liệu và phân tích thống kê, điển hình là: SPSS, STATA, SAS,…

3.1. Phân tích định lượng bằng SPSS

SPSS là bộ chương trình có giao diện giữa người và máy, cho phép người dùng chọn các lệnh muốn thực hiện khi sử dụng các menu thả xuống, chọn những thủ tục cần thiết, chọn biến phân tích và bấm OK, máy sẽ cho ra kết quả trên màn hình ngay lập tức.

Ưu điểm

  • SPSS là phần mềm dễ dàng sử dụng: SPSS có bộ soạn thảo dữ liệu [giống như excel]
  • SPSS cho phép phân tích phương sai và phân tích nhiều chiều [thực hiện nhiều loại kiểm định tác động riêng biệt]
  • SPSS là phần mềm có giao diện đơn giản giúp người dùng dễ dàng tạo ra các đồ thị, tùy ý hiệu chỉnh đồ thị và hoàn thiện chúng.

Nhược điểm

  • Khả năng xử lý của SPSS đối với các vấn đề ước lượng phức tạp còn kém, dẫn đến khó đưa ra sai số đối với các ước lượng này.
  • Phần mềm SPSS không hỗ trợ các công cụ phân tích dữ liệu theo đồ thị mẫu
  • SPSS không có công cụ quản lý dữ liệu mạnh
  • Ngôn ngữ cú pháp của SPSS khá phức tạp

3.2. Phân tích định lượng bằng STATA

Stata là sự kết hợp của “statistics” và “data”, là một phần mềm được phát triển từ năm 1985. Stata cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê với giao diện đồ hoạ thân thiện bao gồm trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản. Stata cho phép:

  • Quản lý dữ liệu
  • Phân tích thống kê
  • Đồ hoạ
  • Mô phỏng
  • Hiệu chỉnh chức năng

Stata là một bộ chương trình được sử dụng trong các phân tích định lượng và thống kê. Nó sử dụng các lệnh trực tiếp, có thể nhập mỗi lệnh ở một thời điểm để thực hiện, hoặc có thể soạn thảo nhiều lệnh thành một bộ chương trình cho một nhiệm vụ và thực hiện đồng thời chúng.

3.3. Chạy định lượng bằng AMOS

Phần mềm AMOS là một công cụ hữu ích trong việc thực hiện phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính[SEM], phân tích CFA, kiểm định SEM, phân tích Bootstrap, phân tích đa nhóm, phân tích tác động của biến điều tiết, biến trung gian. 

Một ưu điểm lớn của AMOS là nó thể hiện các phân tích và chỉ số dưới dạng hình ảnh đồ họa. Phần mềm này rất phù hợp cho các bài nghiên cứu có sử dụng dữ liệu khảo sát thuộc ngành quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế phát triển,…

Nếu muốn đánh giá tổng thể một mô hình gồm nhiều ước lượng hồi quy, tương quan… AMOS là lựa chọn số một. Tuy nhiên nếu mô hình đơn giản, chỉ có một biến phụ thuộc, không có biến trung gian thì dùng SPSS là đủ để đánh giá.

Tham khảo ngay: Cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học hoàn chỉnh chi tiết

4. Khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng là gì?

Dù là bạn chọn nghiên cứu định lượng hay định tính cho bài luận, bài nghiên cứu khoa học của mình đi nữa, thì nó cũng sẽ hữu ích ở một số trường hợp và không có hiệu quả ở một số trường hợp. Cùng xem bảng dưới đây để phân biệt được sự khác biệt giữa định lượng và định tính là gì?

Về đặc điểm
Nhấn mạnh vào thực tế bằng chứng Nhấn mạnh vào sự hiểu biết
Tập trung vào cơ sở lập luận và các nguyên nhân của sự kiện Tập trung vào quan điểm của người cung cấp thông tin
Cách tiếp cận logic Cách tiếp cận qua lý lẽ và giải thích
Cách nhìn khách quan của người ngoài cuộc Cách nhìn chủ quan của người trong cuộc
Tập trung kiểm tra giả thuyết Định hướng thăm dò
Kết quả được định hướng Quá trình được định hướng
Khó khăn
Tốn thời gian nếu gặp vấn đề trong quá trình nghiên cứu Khó tiếp cận đối tượng nghiên cứu
Khó kiểm soát số liệu đầu ra Khó viết bài phân tích báo cáo
Nên sử dụng khi
Có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu thống kê Bạn chưa thật sự am hiểu và chưa đủ khả năng xử lý dữ liệu thống kê
Có thể mô tả được các biến độc lập và các biến phụ thuộc Các nghiên cứu tập trung khám phá một kinh nghiệm, một hành vi mà ít ai biết đến
Nên chú ý đến khả năng thu thập và xử lý dữ liệu nếu chọn nghiên cứu định lượng. Nên chú ý đến khả năng tiếp cận hoặc phỏng vấn chuyên gia hoặc thu thập dữ liệu thứ cấp.

Như vậy, qua bài phân tích chia sẻ trên mà Luận Văn Việt gửi đến bên trên, bạn đã hiểu được định lượng là gì rồi đúng không? Chúng tôi hy vọng rằng với những kiến thức bổ ích ấy, là hành trang vững chắc cho bạn thực hiện các đề tài nghiên cứu tiếp theo và đạt được kết quả cao nhất.

Nếu bạn gặp khó khăn và cần hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc Email: để được đội ngũ chuyên gia của Luận Văn Việt tư vấn hỗ trợ. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình!

Nguồn: Luanvanviet.com

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề